Mỗi khoảnh khắc giao thoa giữa hai mùa Hạ và Thu luôn là thời điểm khiến cho lòng người cảm thấy xốn xang nhất. Khi mà cảnh vật hòa cùng với đất trời tạo nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp. Chẳng thế mà với một tâm hồn đậm chất thơ của mình Hữu Thỉnh đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên đất trời khi chuyển mùa sang Thu bằng chất liệu ngôn từ đẹp đẽ nhất và cũng lãng mạn nhất qua bài “Sang thu”. Đoạn thơ sau là những cảm nhận, những rung động man mác, bâng khuâng của tác giả trước vẻ đẹp và sự biến đổi kỳ diệu của thiên nhiên trong buổi giao mùa:
Bỗng
nhận ra hương ổi
Phả
vào trong gió se
Sương
chùng chình qua ngõ
Hình
như thu đã về
Sông
được lúc dềnh dàng
Chim
bắt đầu vội vã
Có
đám mây mùa hạ
Vắt
nửa mình sang thu
Mùa
thu quê hương là đề tài gợi cảm xúc đối với thi nhân song mỗi người cảm xúc về
mùa thu theo cảm nhận riêng của mình. Với nhà thơ Hữu Thỉnh, khoảnh khắc giao
mùa từ hạ sang thu đã rung động hồn thơ để thi sĩ vẽ nên một bức tranh thơ:
“Sang thu” thật hay. Bài thơ được viết theo thể thơ năm chữ: nhịp nhàng, khoan
thai, êm ái, trầm lắng và thoáng chút suy tư… thể hiện một bức tranh thu trong
sáng, đáng yêu ở vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ.
“Sang
thu” ở đây là chớm thu. Mùa hè vẫn chưa hết mà mùa thu đã bắt đầu tới với những
tín hiệu đầu tiên. Trong khoảnh khắc giao mùa tuyệt vời, đất
trời có những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt. Nét đẹp chuyển thu thật tinh tế,
dịu dàng. Trước những sự thay đổi tinh vi ấy, phải nhạy cảm lắm mới có thể cảm
nhận được. Hữu Thỉnh đón nhận mùa thu từ những dấu hiệu đời thường,
gần gũi.Và trong biết bao hương vị thân thuộc của làng quê, Hữu Thỉnh giật mình
thảng thốt, nhận ra cái làn hương ngây ngất, ngọt ngào của trái ổi đầu mùa:
Bỗng
nhận ra hương ổi
Phả
vào trong gió se
Sương
chùng chình qua ngõ
Hình
như thu đã về
“Hương
ổi” thân thương sực thẳng vào miền kí ức, đánh thức hương vị của làng quê Bắc
Bộ yêu thương. Đó là thứ hương vị thật dễ dàng để nhận ra ở chốn làng quê thôn
dã. Nhưng có phải bởi quen thuộc quá nên đôi khi ta lãng quên? Để đến khi nhận
ra hết thảy chúng ta đều không khỏi bất ngờ: “Bỗng nhận ra hương ổi”. Từ
“bỗng” như được gieo lên trong niềm ngỡ ngàng ngạc nhiên. Từ bao giờ nhỉ,
thu về? Tất cả đến với tác giả nhẹ nhàng mà cũng đột ngột quá, thu về với đất
trời quê hương, với lòng người mà không hề báo trước. Để rồi trong phút giây ngỡ
ngàng, nhà thơ chợt nhận ra hương thơm nồng nàn “phả” vào trong “gió
se”. Mùi hương ấy không hòa vào quyện
vào mà “phả” vào trong gió. “Phả” nghĩa là bốc mạnh và tỏa ra từng
luồng. Hữu Thỉnh đã không tả mà chỉ gợi, đem đến cho người đọc một sự liên tưởng
thú vị: tại vườn tược quê nhà,những quả ổi chín vàng trên các cành cây kẽ lá tỏa
ra hương thơm nức, thoang thoảng trong gió. Chỉ một chữ “phả” thôi cũng
đủ gợi hương thơm như sánh lại. Sánh lại bởi hương đậm một phần, sánh bởi tại
gió se. Nhận ra trong gió có hương ổi là cảm nhận tinh tế của một người sống giữa
đồng quê và nhà thơ đã đem đến cho ta một tín hiệu mùa thu dân dã mà thi vị.
Ông đã phát hiện một nét đẹp đáng yêu của mùa thu vàng nông thôn vùng đồng bằng
Bắc Bộ. Cũng nhờ hương ổi, bức tranh giao mùa có một sức sống mạnh mẽ đến kì lạ,
mà cũng bất ngờ cho lòng người. Hương ổi từ đó mà lan tỏa mãi trong không gian
và rồi vấn vương trong gió se - cơn gió heo may đầu mùa.
Hữu
Thỉnh có những cảm nhận rất tinh tế về sự thay đổi của đất trời, điều đó được
thể hiện lần lượt qua khứu giác (hương ổi), rồi đến xúc giác (gió se) và bây giờ
thì đến thị giác. Trước mắt nhà thơ, sương mở đường mở lối
đi khắp đầu thôn, ngõ xóm. Không gian có sự hoà hợp giữa hương ổi dịu dàng, gió
thu nhẹ nhẹ và sương thu mơ màng tạo nên một ấn tượng đặc biệt mà ta khó lòng
quên được. Không phải là màn sương dày đặc, mịt mù mà là “Sương chùng chình
qua ngõ” gợi ra những làn sương mỏng, mềm mại, giăng màn khắp đường thôn
ngõ xóm làng quê. Nó làm cho khí thu mát mẻ và cảnh thu thơ mộng, huyền ảo,
thong thả, bình yên. "Chùng chình" là sự cố ý muốn làm chậm lại,
rung rinh, lay động. Nó mang dáng vẻ thong thả, nhẹ nhàng như thiễu nữ đôi
mươi. Sương lén lút chậm rãi qua các ngõ hẻm. Ngõ không chỉ là không gian nối
liền thôn xóm mà còn cửa ngõ thời gian nối liền hai mùa hạ – thu. Tinh tế và
sâu sắc biết mấy cảm nhận của nhà thơ về thiên nhiên nhưng lại hiện lên rõ nét
hình ảnh con người. Vạn vật trong thời khắc chuyển mùa vì thế càng trở nên
duyên dáng, nhịp nhàng. Cảm
quan tinh tế cùa nhà thơ đã phát hiện ra vẻ đẹp rất riêng, rất duyên đó để rồi
xao xuyến: "Hình như thu đã về". Nhờ “bỗng” mà “hình như” đã
được sinh ra. “Hình như” là một tình thái từ thể hiện một quan điểm chưa chắc
chắn, vẫn còn bâng khuâng không biết liệu rằng mùa thu đã về chưa. Lời reo vui
cũng thì thầm nhỏ nhẹ, bâng khuâng vang lên trong lòng Hữu Thỉnh như bước đi của
mùa thu. Bằng tất cả các giác quan: khứu giác, xúc giác và thị giác, nhà thơ cảm
nhận những nét đặc trưng của mùa thu đều hiện diện. Có “hương ổi”, “gió se” và
“sương”. Mùa thu đã về trên quê hương. Vậy mà nhà thơ vẫn còn dè dặt: “Hình như
thu đã về”. Thu đến nhẹ nhàng quá, mơ hồ quá.
Sau
giây phút ngỡ ngàng và khe khẽ vui mừng, cảm xúc của thi sĩ tiếp tục lan tỏa, mở
ra trong cái nhìn xa hơn, rộng hơn:
Sông
được lúc dềnh dàng
Chim
bắt đầu vội vã
Có
đám mây mùa hạ
Vắt
nửa mình sang thu
Hơi
thở của thu đã rõ rệt hơn. Sự hiện diện của thu không còn mơ hồ mà đã cụ thể, hữu
hình trong thiên nhiên và tạo vật. Trong không gian rộng lớn hơn, từ bầu trời tới
mặt đất, đâu đâu cũng thấy cảnh sắc nhuốm thu. Dòng sông chảy khoan thai, lững
lờ, mà mềm mại và duyên dág chứ không ào ạt, cuộn dâng như trong hạ. Thế nhưng
trái lại với vẻ chậm chạp của dòng sông, đàn chim trời lại đang vội vã, chuẩn bị
cho một hành trình mới, khi thu sang, ngày ngắn, đêm dài và gió se đã thổi. Như
vậy, mùa thu của Hữu Thỉnh không chỉ có bình yên, thư thả mà còn có cả sự vội
vã, gấp gáp. Sông dưới mặt đất, chim ở trên trời; sông “dềnh dàng” chậm
rãi, chim “vội vã” lo lắng,... Hai hình ảnh xinh xắn đối lập đó được đặt
cạnh nhau để khái quát không gian mặt đất và bầu trời. Bức tranh mùa thu được cảm
nhận bởi sự thay đổi của đất trời theo tốc độ di chuyển từ hạ sang thu, nhẹ
nhàng mà rõ rệt. Thiên nhiên sang thu đã được cụ thể bằng những hình ảnh: “sông
dềnh dàng”, “chim vội vã”, “đám mây vắt nửa mình”. Thiên nhiên đã được quan
sát ở một không gian rộng hơn, nhiều tầng bậc hơn. Và bức tranh sang thu từ những
gì vô hình như “hương ổi”,”gió se”, từ nhỏ hẹp như con ngõ chuyển sang những
nét hữu hình, cụ thể với một không gian vừa dài rộng, vừa xa vời.
Trên
nền trời xanh còn có hình ảnh một “đám mây mùa hạ / vắt nửa mình sang thu"
diệu kì như chiếc cầu vồng rực rỡ sắc màu. “Đám mây” ở đây thực chất là đám mây
mùa thu vẫn còn vương vấn một chút nắng hạ nên từ “vắt” được nhà thơ nói đến
sinh động, có một chút gì đó bình dị, bởi lẽ dùng từ này là muốn nói rằng “đám
mây” như một dải lụa mềm mại tạo nên chiếc cầu nổi giữa nhịp thời gian. Nhà thơ
có liên tưởng thật thơ mộng, từ đó làm cho bầu trời trở nên kì diệu, trong lành
hơn. Hãy
tưởng tưởng xem, chút nắng vàng mùa hạ vẫn còn rụt rè sót lại ở một ngóc ngách
nào đó trong bức tranh giao mùa, mùa thu êm đềm vừa chợt đến, khiến màu sắc có
hơi trầm xuống, lại thêm đám mây ngỡ ngàng xuất hiện như vừa bước qua một không
gian tĩnh lặng hơn. Hữu Thỉnh làm cho chúng ta cảm thấy vừa ảo lại có nét thực,
vừa rõ ràng nhưng lại mơ hồ một cách kỳ lạ. Hình ảnh đám mây là một phát hiện rất
mới lạ và độc đáo của Hữu Thĩnh. Nhưng trong thực tế không hề có đám mây nào
như thế vì mắt thường đâu dễ nhìn thấy được sự phân chia rạch ròi của đám mây
mùa hạ và thu. Đó chỉ là một sự liên tưởng thú vị - một hình ảnh đầy chất thơ.
Thời khắc giao mùa được sáng tạo từ một hồn thơ tinh tế, nhạy cảm, độc đáo
không những mang đến cho người đọc…mà còn đọng lại những nỗi bâng khuâng trước
vẻ dịu dàng êm mát của mùa thu. Bức tranh chuyển mùa vì thế càng trở nên sinh động,
giàu sắc gợi cảm, khiến cho người đọc cảm nhận sâu sắc cả về không gian và thời
gian chuyển mùa thật là đẹp, thật là khêu gợi hồn thơ.
Có
thể nói, Sang thu là một cuộc rượt đuổi cảm xúc của nhà thơ và thiên nhiên đất
trời. Tác giả đã cảm nhận được và đã phác họa ra những hình ảnh giao mùa đơn giản
mà xinh đẹp đó vào bài thơ và đã gợi lên được những hình ảnh thiên nhiên làng
quê Bắc Bộ xinh đẹp khi thu sang. Bằng sự sáng tạo, những hình ảnh được miêu tả
lại một cách mới mẻ mà lại gợi tả được những nét đặc trưng của khoảnh khắc mùa
thu khi giao mùa.Với thể thơ 5 chữ, cách ngắt nhịp linh hoạt, giọng điệu tự
nhiên nhẹ nhàng, ngôn ngữ hình ảnh trong sáng, giàu sức biểu cảm, sử dụng sáng
tạo các biện pháp tu từnhư ẩn dụ, nhân hóa và sử dụng từ láy đã thể hiện được
những cảm nhận, cảm xúc tinh tế của nhà thơ và sự biến đổi của đất trời từ cuối
mùa hạ sang đầu mùa thu. “Sang thu” của Hữu Thỉnh là một thi phẩm hay viết
về mùa thu trong văn học Việt Nam.