Một trong những bí mật của cuộc sống: Tất cả những gì thật sự đáng làm đều là những gì ta
cống hiến vô tư
“Con người sẽ trở nên hạnh
phúc và thành công nhất khi được cống hiến” - một triết gia đã khẳng định như vậy!
Đó không phải là triết lý mà là sự chân tình giữa con người với con người trong
cuộc sống! Một trong những bí mật của cuộc sống: Tất cả những gì thật sự đáng
làm đều là những gì ta cống hiến vô tư
Cống hiến là sự tự nguyện,
tự giác đem sức lực, tài năng, trí tuệ của mình đóng góp cho lợi ích chung. Cống
hiến là một đức tính cao đẹp có trong tâm trí con người. Sự cống hiến luôn ẩn
chứa đức hy sinh vì một tình yêu mà con người muốn dâng hiến theo sự mách bảo của
trái tim… Điều đáng trân trọng ở đây là người cống hiến không coi đó là sự hy
sinh, mà xem đó như là việc phải làm, là “nghĩa vụ” và “nhu cầu” để được hành động,
san sẻ…Ý kiến “Một trong những bí mật của cuộc sống: Tất cả những gì thật sự
đáng làm đều là những gì ta cống hiến vô tư” muốn khẳng định cống hiến là mục
đích quan trọng nhất trong đời và chỉ có sự cống hiến mới tạo nên ý nghĩa thật
sự cho cuộc đời mỗi con người. Nhưng đây vẫn một bí mật vì rất nhiều người vẫn
chưa biết đến.
Có thể thấy, trong đời sống,
ở đâu, lĩnh vực nào, bao giờ cũng có sự cống hiến với vô vàn hình thức, cách thức…
hiến dâng. Có người dành cả đời mình cho nghệ thuật. Người cống hiến cho thể
thao; người trọn đời cống hiến cho khoa học. Người hết lòng vì Tổ quốc thiêng
liêng… Có những cống hiến dễ nhận thấy, được ngợi ca, nhưng cũng có những cống
hiến thầm lặng, lắng sâu tự đáy lòng… Điểm chung nhất, đó là sự hy sinh - sự hy
sinh cao cả… Có lẽ không có sự hy sinh, mất mát và nỗi đau nào lớn bằng những đứa
con - khúc ruột do mẹ mang nặng, đẻ đau… đã hiến dâng cho Tổ quốc và mãi mãi
không về: “Ba lần tiễn con đi - hai lần khóc thầm lặng lẽ”… Và “nước mắt Mẹ
không còn vì khóc những đứa con, lần lựa ra đi, đi mãi mãi…”.
Peter Marshall – thượng
nghị viện Mỹ từng nói: “Thước đo của đời người không phải thời gian mà là sự cống
hiến”. Cống hiến là người bạn đồng hành thân thiết cùng chúng ta trên mỗi chặng
đường. Cống hiến giúp chúng ta nhận giá trị bản thân và tạo ra giá trị mới cho
toàn xã hội. Mỗi người chúng ta đều có những lựa chọn riêng về mục đích, lý tưởng
tồn tại trên đời. Thế nhưng chỉ những người có mục đích, lý tưởng cao đẹp mới
trở thành những người thành công và vĩ đại.
Cống hiến là động lực
mang lại sự viên mãn, ý nghĩa cho cuộc sống, và là một phần làm nên sự thành
công.Tuy nhiên, cống hiến không phải chỉ dừng lại ở những cái lớn lao, vĩ đại
ngoài tầm với mà còn được tạo nên từ những điều hết sức bình thường. Có những sự
đóng góp được người đời nhắc đến tên, nhưng cũng có những cống hiến âm thầm, lặng
lẽ như những thanh âm trên một phím đàn. Bạn còn nhớ hình ảnh những con người
vô danh trong những trang văn đẫm chất thơ của Nguyễn Thành Long? Họ là những họa
sỹ, là anh thanh niên làm việc trong lều khí tượng, là bác nông dân trồng rau,
là bác lái xe...nhưng cũng chính những con người đang hết lòng về công việc đó
chính là một phần làm nên sức sống của mảnh đất Sapa. Chọn cống hiến là lý tưởng
sống cao nhất của cuộc đời, vô tư cho đi, bạn sẽ nhận lại những điều tuyệt vời
bất ngờ. Nếu ta làm được những điều ấy ta cũng sẽ nhận được từ người khác những
điều tốt đẹp và tự trau dồi, phát triển bản thân mình.
Mọi sự cống hiến đều sẽ
được ghi nhận, chỉ là vấn đề thời gian. Quan trọng hơn là sự hi sinh về thời
gian công sức đó có thể làm cho bạn cảm thấy thoải mái về tinh thần, vật chất. Nó
còn giúp bản thân người cống hiến tìm thấy niềm vui trong đời, tìm thấy động lực
để không ngừng hoàn thiện bản thân và truyền cảm hứng cho mọi người.
Cống hiến là mục đích, lý
tưởng cao đẹp, xứng đáng để theo đuổi, nhưng không nên hiểu lầm “tất cả những
gì thật sự đáng làm đều là những gì ta làm vì người khác” là mâu thuẫn với việc
quan tâm phát triển bản thân. Bởi một con người có ý thức hoàn thiện mình mới
có thể cống hiến những điều tốt đẹp cho người, cho đời.
Song, bên cạnh việc thế hệ
trẻ biết cống hiến cho đất nước thì một số bạn trẻ khác lại chỉ biết mưu cầu lợi
ích riêng, không biết cống hiến, hay lười nhác, ỷ lại. Ta phải lên án những kẻ
chỉ biết nhận lấy mà chẳng biết cho đi, chỉ biết yêu cầu người khác phục vụ
mình mà không có bất kì ý định, hành động cụ thể nào phục vụ cho xã hội, giúp đỡ
cho người khác.
Sống là một điều thiêng
liêng và cống hiến là một điều trường tồn. Chỉ khi góp mình vào những điều to lớn
và vĩ đại, con người mới có thể sống mãi, đặc biệt là tuổi trẻ. Đừng sống ích kỉ,
hãy biết cho đi để được nhận về, hãy sống cống hiến trong mỗi vị trí, công việc
để mang lại hạnh phúc cho nhiều người.
Đừng bao giờ như ngọn nến
“bị bỏ quên trong ngăn kéo, rồi cũng không còn ai nhớ đến nó nữa”. Hãy dũng cảm
hành động, có thể bản thân phải chịu thiệt thòi nhưng để tỏa sáng cho cuộc đời.
Là học sinh ta cần học tập, tu dưỡng thật tốt, tích cực chuẩn bị cho việc cống
hiến sau này. Bạn chỉ cố gắng học hành hành, hay biết sốngc tự lập không phải
phụ thuộc vào bất kỳ ai khác cũng có thể được xem là cống hiến.
Lối sống cống hiến là một
lối sống cao đẹp và cần có ở mỗi người nhất là thế hệ trẻ bởi lẽ nó không những
giúp mỗi người phát huy được giá trị của bản thân mà còn góp phần làm giàu đẹp
thêm cho quê hương, đất nước. Đay chính là lời khẳng định giá trị bản thân của
họ, đồng thời, nó giúp họ phát huy hết khả năng của bản thân, chứng tỏ vai trò,
bản lĩnh của những người chủ nhân tương lai của đất nước.