Thứ Tư, 26 tháng 5, 2021

Niềm say mê lao động, chinh phục thiên nhiên bằng công việc lao động của mình của người ngư dân qua đoạn thơ

 



Em hãy vi
ết bài văn trình bày cm nhn v thông đip v Nim say mê lao đng, chinh phc thiên nhiên bng công vic lao đng ca mình ca người ngư dân qua đon thơ:

Thuyn ta lái gió vơi bum trăng

Lướt gia mây cao vi bin bng

Ra đu dm xa dò bng bin,

Dàn đan thế trn lưới vây giăng.

[…]

Sao m, kéo lưới kp tri sáng

Ta kéo xoăn tay chùm cá nng.

Vy bc đuôi vàng loé rng đông,

Lưới xếp bum lên đón nng hng.

(Đoàn thuyn đánh cá, Huy Cn)

T đó, liên h vi mt tác phm khác hoc thc tế đ làm ni bt thông đip được gi ra t đan thơ.

Bài làm

Biển cả và con người muôn đời là bạn. Người ngư dân xem biển là ngôi nhà chung, là nguồn sống bất tận, là sức mạnh chở che. Đọc bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận, người đọc thấy rõ tâm thế đầy tin yêu của con người khi đến với biển trong cuộc sống lao động mưu sinh. Như một áng thơ tràn đầy sự hứng khởi, Đoàn thuyền đánh cá chính là những lời ca hào hùng và đầy tráng lệ về biển trời và sự nhiệt tâm lao động của con người. Huy Cân đã khéo léo vẽ lên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, mênh mông bất tận của đất trời hòa cùng với sự can đảm, cần cù đầy say mê lao động chinh phc thiên nhiên bng công vic lao đng ca mình ca người ngư dân:

Thuyền ta lái gió vơi buồm trăng

Lướt giữa mây cao với biển bằng

Ra đậu dặm xa dò bụng biển,

Dàn đan thế trận lưới vây giăng.

[…]

Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng

Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng.

Vảy bạc đuôi vàng loé rạng đông,

Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.

Có lẽ, con người đẹp nhất là khi làm việc, say mê lao động, thực sự hòa mình vào thiên nhiên đất trời, hòa mình vào vũ trụ bao la… Huy Cận đã gửi gắm hồn mình qua bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” với một tình yêu cuộc sống thiết tha và say đắm! Cảm hứng trữ tình cùng với ngòi bút tài hoa của người thi nhân, cùng nghệ thuật miêu tả sắc sảo súc tích nhà thơ đã tạo những vần thơ ấm áp hơi thở của cuộc sống mới. Bài thơ vừa là một bức tranh đẹp đẽ, vừa là khúc ca hào hùng về  những người đánh cá trên biển cả bao la – những con người thực sự làm chủ biển trời, làm chủ cuộc đời mới!

Ngay từ những dòng thơ đầu, nhà thơ Huy Cận đã phản ánh được không khí say mê đầy sôi nổi của người dân miền Bắc trong xây dựng hòa bình. Hoàng hôn, đêm trăng sáng và bình minh chính là ba không gian chính của con người trong đêm đánh cá, cũng chính là miền thơ mà tác giả Huy Cân đã tô nên một bức họa về sự nhiệt huyết lao động của con người. Một khung cảnh vừa thực vừa ảo hiện lên trong tâm trí chúng ta. Sự hào phóng và giàu có của biển cả đã đem tặng những chú cá cho những người dân lao động. Lời hát ngợi ca say mê vẫn cất lên không ngừng. Hình ảnh con người và trời biển, thiên nhiên, vũ trụ luôn hoà hợp, gắn bó với nhau, soi sáng nhau để cùng làm nên bài ca lao động hùng tráng.

Đoàn thuyền và niềm vui, sức mạnh người lao động trên biển, làm chủ cuộc đời đang chinh phục biển khơi lướt đi giữa trờ cao biển rộng có cái lân lân, sảng khoái lạ thường:

Thuyền ta lái gió vơi buồm trăng

Lướt giữa mây cao với biển bằng

Ra đậu dặm xa dò bụng biển,

Dàn đan thế trận lưới vây giăng.

Lời thơ vẽ ra một bức tranh lông lộng trời mây, mênh mông biển cả. Con thuyền vốn nhỏ bé trước biển cả bao la giờ đây qua cái nhìn của nhà thơ chợt trở nên lớn lao, kì vĩ. Hình ảnh con thuyền được đặt trong mối quan hệ hài hòa với những hình tượng thiên nhiên “gió”,”trăng”,”trời”,”biển”. Hình ảnh đoàn thuyền được làm đẹp bởi một sức tưởng tượng kỳ lạ, giàu chất lãng mạn: thuyền lái gió, trăng là cánh buồm. Con thuyền ấy đang lướt đi, như bay lên giữa hai tầng không gian, trên thì có “mây cao”, dưới thì có “biển bằng” mênh mông sóng nước. Gió làm lái, trăng làm buồm và câu hát dựng xây sự say mê, đoàn thuyền cứ thế mà bẻ sóng ra khơi và người lao động cứ nặng tay với những giá trị mà thiên nhiên ban tặng.Con thuyền đang thả sức tung hoành giữa khoảng không bao la của vũ trụ vô cùng vô tận, đang lướt tới với tất cả sức mạnh chinh phục biển cả, chinh phục thiên nhiên. Cách nói như vậy giúp ta cảm nhận được thuyền và con người như hòa nhập vào thiên nhiên bát ngát, lâng lâng trong cái thơ mộng của trời, biển, gió, trăng.  Từ “lướt” đặc tả cảnh đoàn thuyền ra khơi với vận tốc phi thường; thiên nhiên cùng góp sức với con người trên con đường lao động và khám phá. Người ngư dân vốn gần gũi nhỏ bé, nhưng khi đứng trước thiên nhiên biển trời bao la sóng nước lại trở nên kì vĩ và lớn lao đến thế. Hình ảnh con thuyền chính là sự ẩn dụ cho những người dân làng chài – những con người miền biển cần cù mà đầy chân chất. Tư thế ra khơi nhẹ nhàng, thoải mái, đầy khí thế đó chỉ có ở những con người vừa thoát khỏi kiếp sống nô lệ, được làm chủ sản xuất, làm chủ đất trời, sông biển cùa mình. Quả thật, trí tưởng tượng của nhà thơ đã đem đến cho người đọc một hình ảnh về con thuyền đẹp đẽ – vẻ đẹp khỏe khoắn, thơ mộng cũng là hiện thân cho con người trong lao động.

Nhưng lao động không phải là một cuộc du ngoạn. Người ngư dân lao động khẩn trương và không mệt mỏi để “dàn đan thế trận”:

Ra đậu dặm xa dò bụng biển,

Dàn đan thế trận lưới vây giăng.

Hai câu thơ khắc họa hình ảnh một trận đánh, một cuộc chiến đấu với thiên nhiên bằng tất cả trí tuệ và năng lực nghề nghiệp. Nhịp thơ trở nên hối hả lôi cuốn. Bên cạnh cái ung dung, sảng khoái của người dân chài, ta vẫn cảm nhận được nỗi vất vả của người lao động. Giữa biển khơi bao la, con người với tư thế hiên ngang, vượt bao dặm biển trong trời đêm chủ động “dò bụng biển”, tìm ra bãi cá, “dàn đan thế trận” để bủa lưới bắt cá. Lúc này, mỗi thủy thủ là một chiến sĩ, một chiến sĩ trên biển và con thuyền, mái chèo, lưới, các ngư cụ khác chính là vũ khí của họ. Công việc đánh cá được dàn đan như một thế trận hào hùng. Ý thơ gợi sự khéo léo như nghệ sĩ của người dân chài và tâm hồn phóng khoáng, dũng cảm chinh phục biển cả. Huy Cận phải có sự am hiểu sâu sắc về nghề chài lưới này và lòng thông cảm với người lao động mới vẽ được bức tranh vừa hiện thực, sinh động mà lãng mạn ấy. Những con người lao động vốn nhỏ bé trước biển cả bao la giờ đây qua cái nhìn của nhà thơ trở nên lớn lao, kỳ vĩ và ngang tầm vũ trụ. Họ làm việc với tất cả lòng dũng cảm, niềm say mê, trí tuệ nghề nhiệp và tâm hồn phơi phới.

Suốt dọc cả bài thơ là tiếng hát, sau những tiếng hát ca ngợi, những tiếng hát lao động hăng say là tiếng hát niềm vui thu hoạch:

Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng,

Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng.

Vẩy bạc đuôi vàng loé rạng đông,

Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.

Bóng đêm đang dần tàn, một đêm trôi qua thật nhanh trong nhịp điệu lao động hào hứng, hăng say. Trên bầu trời, sao đã thưa và mờ. Ngày đang đến, nhịp độ lao động ngày càng khẩn trương, Nhịp thơ 2-2-3 phù hợp với nhịp lao động khẩn trương. Hình ảnh con người hiện ra trong sớm mai trên biển. Hình ảnh những người dân chài như có hình, có khối đó là hình ảnh khoẻ mạnh, đẹp đẽ của con người trong sự làm chủ. Kéo xoăn tay – kéo mạnh, kéo bằng tất cả sức lực, khiến cho các cơ bắp nổi lên cuồn cuộn. Hình ảnh thơ “kéo xoăn tay” như tạc bức tượng đồng về người ngư dân: người dân chài mạnh mẽ, nghiêng mình trụ vững, dồn tất cả sức mạnh vào đôi cánh tay cuồn cuộn trông mới đẹp làm sao! Trong cái “chùm cá nặng”như có sức ẩn chứa bao niềm vui tươi, sung sướng của người ngư dân trước thành quả mà họ đã tốn bao công sức mới thu hoạch được. Lưới kéo lên, những tia nắng sớm chiếu trên khoang cá đầy làm lấp lánh màu sắc. Khoang thuyền đầy ắp cá. Màu của vẩy cá, màu vàng của đuôi cá “lóe rạng đông”. Nghệ thuật dùng từ của tác giả thật điêu luyện, sắc cá dưới ánh trăng và sắc cá dưới ánh bình minh đều được miêu tả tuyệt đẹp. Câu thơ vừa thực mà vừa có nghĩa ẩn dụ. Không chỉ tả màu của vẩy, sắc của đuôi cá trong sớm mai mà còn gợi nghĩ đến bạc, vàng – những tài sản quý giá lấy lên từ biển cả. Bởi không chỉ nhận ánh sáng phản chiếu từ tràng sao. Vẩy bạc đuôi vàng tự phát sáng lóe rạng đông tạo nên ngày mới, làm cuộc sống đổi thay. Đó cũng chính là mục đích của người lao động, là hướng đi của nhân dân ta trong những năm đó. Những câu thơ có màu sắc rực rỡ, nó mang lại thi vị, vẻ hấp dẫn riêng cho việc kéo lưới bình thường. Câu thơ cuối nhẹ thơ gọn, dứt khoát kết thúc một cuộc hành trình gian nan. Lời thơ giản dị biểu hiện niềm thư thái của con người: lưới xếp nghỉ, kéo buồm lên, trở về trong buổi bình minh.Nắng hồng” không những khắc họa được vẻ đẹp tươi sáng của bầu trời mà còn thể hiện được lòng yêu đời, yêu thiên nhiên. Màu hồng của một ngày mới, một cuộc đời mới đang chào đón mọi người. Các từ “bạc”, “vàng”, “hồng” vừa gợi màu sắc sáng đẹp, vừa gợi sự quý giá, giàu có của biển ban tặng con người cần cù, dũng cảm. Khổ thơ như tạo nên hình ảnh đẹp như tạc vào biển cả mênh mông tư thế khoẻ khoắn, mạnh mẽ của người dân chài ăn sóng nói gió, gợi lên khí thế lao động hăng say, khẩn trương của người lao động trên nền trời đang sáng dần, ửng hồng.

Băng bút pháp lãng mạn, nhịp thơ khỏe với trí tưởng tượng mới mẻ, độc đáo, Huy Cận đã ca ngợi sự giàu đẹp của biển quê hương, và đặc biệt là hình ảnh người lao động được miêu tả với nhiêu vẻ đẹp: sự sảng khoái của người làm chủ đất nước, nhiệt tình lao động với tất cả tình yêu biển, yêu nghề. Bài thơ thực sự là tiếng hát cất lên từ hồn thơ Huy Cận để dâng tặng cuộc đời. Mang trong mình cả phong vị cổ điển nhưng lại rất hiện đại ở những liên tưởng bất ngờ, cả cảm hứng vũ trụ hoà cùng luồng cảm hứng lãng mạn. Bài thơ mở ra một viễn cảnh thật huy hoàng và tràn đầy niềm tin vào một tương lai nhất định nở hoa. Vì vậy, đọc bài thơ ta càng thêm yêu đất nước và con người lao động Việt Nam

Viết về cuộc sống của người lao động với  niềm say mê lao động, chinh phục thiên nhiên bằng công việc lao động của mình, nhiều nhà văn, nhà thơ đã dành hết tâm huyết để ghi nhận, cổ vũ. Đọc Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long ta cũng thấy những con người miệt mài làm việc, miệt mài nghiên cứu khoa học, trong lăng lẽ mà rất khẩn trương vì lợi ích của đất nước, vì cuộc sống của con người.

Nhân vật chính trong Lặng lẽ Sa Pa,Anh thanh niên là hình ảnh tiêu biểu cho những con người ở Sa Pa, là chân dung con người lao động mới trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Anh yêu công việc đang làm tới mức hòa nhập bản thân mình với nó. Trong khi mọi người còn ái ngại cho cuộc sống ở độ cao 2600m của anh thì anh lại ước ao được làm việc ở độ cao trên 3000m. Vì anh cho như vậy mới gọi là lý tưởng. Anh có những suy nghĩ thât đúng đắn và sâu sắc về công viêc đối với cuộc sống con người: “khi ta làm việc,ta với công việc là một, sao gọi là một mình được”. Và anh hiểu rằng công việc của anh còn gắn với công việc của bao anh em đồng chí dưới kia: “Công việc của cháu gian khổ thật đấy chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”. Mặc dù chỉ có một mình, không người giám sát, anh đã vượt qua những gian an của hoàn cảnh, làm việc một cách nghiêm túc, tự giác với tinh thần trách nhiệm cao. Nửa đêm, đúng giờ “ốp”, dù mưa tuyết giá lạnh thế nào anh cũng trở dậy ra ngoài: làm việc. Anh miệt mài lao động khoa học lặng lẽ mà khẩn trương vì lợi ích của đất nước, vì cuộc sống của mọi người. Cuộc sống lao động giản dị nhưng cao đẹp làm nên vẻ đẹp đích thực của mỗi con người, có sức thuyết phục lan toả với những người xung quanh.Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng.

Hai tác phẩm Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận và Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long khắc họa thành công hình ảnh những con người lao động bình thường. Tuy cách nhau 14 năm nhưng hai tác phẩm đều là sản phẩm viết về công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và vẻ đẹp của con người lao động trong thời đại mới. Ngưòi lao động vô danh trong hai tác phẩm đủ mọi thành phần, lứa tuổi, nghề nghiệp, dù ở núi cao hay biển xa đều là những con người tràn đầy sức sống, lòng tin tưởng và niềm hăng say lao động, yêu nghề. Họ có sức mạnh làm chủ thiên nhiên, làm chủ cuộc đời và là những con người sống với lí tưởng cao đẹp, lạc quan, với niêm tin vững chắc vào tương lai tươi sáng. Nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa và hình ảnh ngư dân lao động trong Đoàn thuyền đánh cá cùa Huy Cận là hiện thân của vẻ đẹp người lao động một thời. Đó là những người ưu tú của quê hưọng trong sự nghiệp xâv dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hình ảnh người lao động trong hai tác phẩm được xây dựng bằng những nét vẽ đẹp, khi lãng mạn, bay bổng; khi gân guốc hào sảng; vừa khẳng định được vị trí quan trọng của họ đối với xã hội, với cuộc đời; vừa cho thấy niềm tin yêu của các tác giả đối với những con người đáng quý ấy.

Hai tác giả Huy Cận và Nguyễn Thành Long đã thành công trong việc khắc họa hình ảnh người lao động thật lạc quan, yêu đời và sống có trách nhiệm. Họ thực sự tìm thấy niềm hạnh phúc trong lao động. Chính họ đã đóng góp một phần công sức lớn lao cùa mình vào việc đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, là hậu phương vững chắc bảo vệ Tổ quốc thân yêu. Càng khâm phục họ, thanh niên chúng ta phải ra sức học tập để sau này trở thành người sống có ích để xây dựng đất nước ngày càng phát triển, văn minh.