Hiện nay đang tồn tại một nghịch lý: trong khi xã hội ngày càng phát triển, điều kiện vật chất đầy đủ hơn thì dường như học sinh lười suy nghĩ hơn… Điều này thực sự đáng lo ngại, ẩn chứa nhiều nguy cơ trong quá trình phát triển của con người.
Suy nghĩ (hay
còn gọi là tư duy) chính là động lực của sáng tạo. Thông qua hoạt động suy
nghĩ, các kiến thức rời rạc mới được kết nối với nhau, từ đó làm nảy sinh mối
liên hệ mới, kiến thức mới. Lười suy nghĩ là thụ động, rập khuôn, không sáng tạo
và thiếu sự khác biệt, ỷ lại vào người khác, ỷ lại vào công nghệ, không vận dụng
trí não một cách thường xuyên. Khi trí óc càng ít vận động thì càng mất đi sự
nhạy bén vốn có.
Câu cửa miệng
của những người mắc bệnh này đó chính là câu “em không biết!”. Rất nhiều học
sinh lười suy nghĩ, đã sử dụng tài liệu tham khảo như một nguồn dữ liệu để sao
chép, đối phó trong việc học. Không chịu suy nghĩ, chỉ sao chép máy móc, không
hiểu được cách thức và bản chất của kiến thức, lâu dần, ngày càng lười biếng
suy nghĩ. Khi bạn chỉ quan tâm đến những bức ảnh tự sướng, khu nào ăn ngon chơi
vui. Fb của bạn không liên quan đến bất kì thứ gì về học thuật mà thay vào đó
là 90% ảnh gái xinh, trai đẹp thì yên tâm bạn là người lười suy nghĩ bậc nhất
thế giới.
Lười suy nghĩ
là hậu quả của một thế hệ "để đó mẹ làm cho, đi học bài đi con", được
nuông chiều và chăm sóc rất cẩn thận. Do
đời sống vật chất phát triển, các bạn ngày càng lười biếng học tập, say mê các
trang mạng điện tử, sống ảo, nghiện game, facebook, mất hết ý chí học tập. Việc
sớm tiếp xúc nhiều với công nghệ hiện đại, những thiết bị điện tử và lạm dụng
quá mức, họ lười suy nghĩ ra những điều mới mà chỉ chăm chăm dựa vào những thứ
đã tìm được trên internet. Chương trình học tập quá nặng nề, dồn ép, lượng bài
tập nhà trường giao về nhà khá lớn cùng đó là tâm lý chạy đua thành tích học tập
các bạn tìm đến và dùng Internet và Google để tư duy. Phụ huynh không đồng hành
cùng con trong quá trình học tập, thiếu nỗ lực hướng dẫn con học tập mỗi ngày tại
nhà.
Lười suy nghĩ lâu
dần tạo ra tính ỷ lạ,i trở nên thụ động hơn rất nhiều, thiếu tinh thần cầu tiến,
ham muốn học hỏi thấu đáo, sâu sắc, có ý thức phản biện, truy tìm đến ngọn nguồn.
Điều này sẽ khiến bạn khó chạm vào thành công khó hơn. Chính bản thân ta suy
nghĩ, lao động sáng tạo thì mới có thể giúp ta phát huy hết được những thế mạnh
của bản thân. Lười suy nghĩ làm xói mòn, vơi cạn về tư duy, suy nghĩ độc lập, tự
chủ. Hình thành tư duy nghèo nàn, phiến diện về những hiểu biết xã hội, về kĩ
năng, thái độ sống tích cực, đúng đắn. Lười suy nghĩ bạn sẽ trở thành một người
phụ thuộc tư duy và bị cuốn theo suy nghĩ của người khác. Bạn thường chọn nghe
và ủng hộ ý kiến của thần tượng, người nổi tiếng... mà ít khi chịu tự tư duy,
phân tích và có chính kiến cá nhân. Điều này rất nguy hiểm vì các bạn trẻ sẽ dễ
bị người khác dẫn dắt. Nếu bạn luôn để cho người khác nghĩ giùm mình, bạn phải
trả rất nhiều tiền để một người suy nghĩ thay bạn.
Học sinh cần
phải ý thức được việc tham khảo Internet và Google rất có ích trong học tập, chứ không lạm dụng
nó. Càng lạm dụng nó bạn càng yếu kém, cho đến một ngày nào đó, bạn hoàn toàn bất
lực trước tri thức hãy sử dụng một cách có mức độ để đạt được hiệu quả. Chương
trình học cần tạo điều kiện cho học sinh phát huy sở trường, thế mạnh của các
em ở những môn có khả năng học tốt, học giỏi. Cha mẹ học sinh cũng cần giáo dục
cho con em mình có động cơ học tập đúng đắn, khắc phục lối học vẹt, học lệch
theo mục tiêu thực dụng.
Học cách suy
nghĩ nghiêm túc là một phần của tư duy khoa học, toán học, văn học, kinh tế,… tất
cả những điều này là cần thiết cho sự phát triển trong tương lai của xã hội
chúng ta. Hãy tự học vì nó vô cùng cần thiết và quan trọng, nó luôn được coi là
chìa khóa của thành công. Ta cần phải biết làm thế nào để phân tích và đánh giá
thông tin được cung cấp thông qua quan sát, kinh nghiệm hoặc từ phương tiện
truyền thông. Vì vậy nên tự tìm cho mình các cách để chữa trị dứt điểm căn bệnh
lười biếng này, cuộc sống của bạn sẽ tươi đẹp hơn rất nhiều đấy
Học tập mà không
suy nghĩ, không thực hành và sáng tạo thì cũng chẳng khác nào không học. Lười
suy nghĩ, hậu quả của mọi nghèo khó trên đời. Hãy nghĩ cách, nghĩ cách... để
thay đổi và làm cuộc sống tốt đẹp hơn.