Em hãy viết bài văn trình bày cảm
nhận
về
thông điệp
về Lí
tưởng
muốn dâng hiến
cho đời, đi theo khát vọng,
đi theo tiếng gọi
yêu thương của
trái tim yêu nước qua đoạn thơ:
Tự phương
trời chẳng
hẹn
quen nhau.
Súng bên súng, đầu
sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ
Đồng chí!
Ruộng nương
anh gửi bạn
thân cày
Gian nhà không mặc
kệ
gió lung lay
Giếng nước
gốc
đa nhớ người
ra lính.
(Đồng chí, Chính Hữu)
Từ đó, liên hệ
với
một
tác phẩm
khác hoặc
thực
tế
để
làm nổi
bật
thông điệp
được
gợi
ra từ
đọan
thơ.
Bài làm
Đất nước
Của những câu chuyện đều làm ta rưng rưng nước mắt
Đã trở thành những bài ca không bao giờ tắt
Trên mỗi con đường, mỗi thôn xóm ta qua
Từ non ngàn cho tới biển xa. (Nam Hà)
Con người Việt Nam, văn học Việt Nam luôn lấy tiêu chí yêu nước làm đầu. Thơ hiện
đại Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật này. Các nhà thơ luôn trĩu nặng nỗi
niềm quê hương đất nước.Những bài thơ viết ra trong thời chiến tranh khốc liệt
hay khi đất nước hòa bình dù gắn với tiếng nói cá nhân vẫn sang lên tình cảm
yêu nước, tình yêu với con người, cảnh vật, quê hương. Nhà thơ Chính Hữu đã viết
về tình cảm cao đẹp ấy, đồng thời tái hiện lại một cách chân thực hình ảnh người
lính chống Pháp, qua bài thơ “Đồng chí” của ông. Người lính với lý tưởng muốn
dâng hiến cho đời, đi theo khát vọng, đi theo tiếng gọi yêu thương của trái tim
yêu nước làm rung cảm bao thế hệ độc giả:
Anh với tôi đôi người xa
lạ
Tự phương trời chẳng hẹn
quen nhau.
Súng bên súng, đầu sát
bên đầu
Đêm rét chung chăn thành
đôi tri kỷ
Đồng chí!
Ruộng nương anh gửi bạn
thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió
lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người
ra lính.
Đồng
chí là một bài thơ cô đúc, “tiết kiệm” trong từng hình ảnh, từng câu chữ. Bằng
những chi tiết, những hình ảnh hết sức chân thật, cụ thể mà đầy tính chắt lọc,
khái quát, bài thơ đã thể hiện một cách cảm động tình đồng chí gắn bó giữa những
người nông dân mặc áo lính, cùng chiến đấu giữ gìn độc lập tự do của Tổ quốc. Họ
đều là những người nông dân mặc áo lính ra đi từ các làng quê nghèo, làm ăn vất
vả, gian nan. Những con người khổ nghèo ấy vừa được Cách mạng giải phóng và giờ
đây gắn bó thắm thiết vì mục đích của cuộc chiến đấu. Những con người cùng
chung cảnh ngộ, cùng chung nhiệm vụ, lí tưởng chiến đấu, cùng chia sẻ mọi gian
lao, thiếu thốn dã hình thành nên tình đồng chí thiêng liêng, cao đẹp.
Sự
gặp gỡ, gắn bó trong quân đội cách mạng giữa những người nông dân “tứ xứ” tình
cờ nhưng thực lại rất tự nhiên và tất nhiên bởi những con người này cùng chiến
đấu, hi sinh vì một lí tưởng cao cả:
Anh với tôi đôi người xa
lạ
Tự phương trời chẳng hẹn
quen nhau.
Súng bên súng, đầu sát
bên đầu
Đêm rét chung chăn thành
đôi tri kỷ
Đồng chí!
Năm
câu thơ nói lên một quá trình thương mến: từ “đôi người xa lạ” rồi “thành
đôi tri kỉ”, về sau kết thành “đồng chí”. Các câu thơ biến hóa, 7, 8
từ rồi rút lại, nén xuống 2 từ, cảm xúc vần thơ như dồn tụ lại, nén chặt lại.
Những ngày đầu đứng dưới lá quân kì: “Anh với tôi đôi người xa lạ / Tự
phương trời chẳng hẹn quen nhau”. Đôi bạn gắn bó với nhau bằng bao kỉ niệm
đẹp: Súng bên súng, đầu sát bên đầu/Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ. Từ
những người xa lạ ở những miền quê khác nhau, nhưng khi đã cùng đứng chung hàng
ngũ, cùng lý tưởng và mục đích chiến đấu, “họ” trở thành những người
thân của nhau. Chính Hữu đã sử dụng từ “đôi”
thay vì “hai” để gợi lên sự thân thiết ngay từ khi mới gặp mặt. Mặc dù
là bất ngờ, “chẳng hẹn” mà gặp nhưng cuộc gặp gỡ này của những người
lính như là lời hẹn từ trước. Đó là lời hẹn với quê hương đất nước, bởi anh và
tôi đều chung ý chí chiến đấu, một lòng yêu nước, cùng tự nguyện nhập ngũ để
quen nhau. Lời hẹn của những người lính nảy sinh từ điều kiện của đất nước. Cái
hẹn không lời mà tác giả nhắc đến mang bao ý nghĩa sâu trong tâm hồn người
lính. Tình đồng chí được vun đắp thêm qua những nhiệm vụ, qua lý tưởng chiến đấu.
Chính Hữu dùng hình ảnh sóng đôi để miêu tả “súng bên súng, đầu sát bên đầu”. “Súng
bên súng” là cách nói hàm súc,giàu hình tượng, đó là những con người cùng
chung lí tưởng chiến đấu. Với người lính, “súng” là một vật vô cùng quan trọng,
đó là biểu tượng cho sự lý trí, cho sức chiến đấu, nó không thể tách rời được với
người lính. Họ ra trận đánh giặc để bảo vệ đất nước, quê hương, giữ gìn nền độc
lập, tự do, sự sống còn của dân tộc – “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Còn
hình ảnh “đầu sát bên đầu” lại diễn tả sự đồng ý, đồng tâm, đồng lòng của
hai con người đó. Chính Hữu đã dung các từ “sát, bên, chung” gợi sự chia sẻ của
người lính, ý hợp tâm giao. Những người lính đến với nhau nhẹ nhàng bình dị, vừa
có cái chung của lí tưởng lớn, vừa có cái riêng của một đôi bạn ỷ hợp tâm đầu. Câu
thơ “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ” ắp đầy kỉ niệm về một thời
gian khổ, cùng nhau chia ngọt sẻ bùi “Bát cơm sẻ nửa – Chăn sui đắp cùng”.
“Cái hay của nhà thơ là đã biết đem cái ấm áp của “đêm rét chung chăn”
vào bài thơ, sưởi nóng mối tình đồng chí lên thành mức độ tri kỉ”. Và như thế mới
thành “đôi tri kỉ” để rồi đọng kết lại là “Đồng chí!”. “Đồng
chí” – hai tiếng ấy mới thiêng liêng làm sao! Hai tiếng “đồng chí” vang
lên, như một tiếng gọi thiết tha. Nhịp thơ đang dàn trải, như những lời thủ thỉ,
tâm tình, đến đây chợt lắng lại, ngắt ra thành một câu thơ riêng, chỉ với hai từ
và dấu chấm than, tựa như một nốt nhấn ngân vang.Nó diễn tả niềm tự hào, xúc động,
cứ ngân vang lên mãi. Xúc động bởi đó là biểu hiện cao nhất của một tình bạn thắm
thiết, đẹp đẽ. Còn tự hào bởi đó là tình cảm thiêng liêng, cao cả của những con
người cùng chung chí hướng, cùng một ý nguyện, cùng một lí tưởng, ước mơ.
Tự
hào biết bao về mối tình đồng chí cao cả thiêng liêng, cùng chung lí tưởng chiến
đấu của những người lính vốn là những trai cày giàu lòng yêu nước ra trận đánh
giặc. Vì nghĩa lớn, các anh sẵn sàng từ giã những gì gắn bó thân thương nhất: “ruộng
nương”,”gian nhà”,”giếng nước”,”gốc đa”… lên đường:
Ruộng nương anh gửi bạn
thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió
lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người
ra lính.
Ba
câu thơ bao trùm một nỗi nhớ: nhớ ruộng nương, nhớ bạn thân cày, nhớ gian
nhà, nhớ giếng nước, gốc đa. Hình ảnh nào cũng thắm thiết một tình quê vơi
đầy. Họ ra đi để lại sau lưng những băn khoăn, trăn trở, những bộn bề, lo toan
của cuộc sống đời thường. Đối với những người nông dân, thiết thân nhất là ruộng
vườn cả đời cày sâu cuốc bẫm, là ngôi nhà nhỏ có gia đình thân yêu. Vậy nhưng họ
vẫn quyết tâm gạt bỏ lại sau lung, lên đường theo tiếng gọi của quê hương, đất
nước. Hai chữ “mặc kệ” đã diễn tả sâu sắc vẻ đẹp và chiều sâu đời sống
tâm hồn người lính. Vì nghĩa lớn, họ sẵn sàng ra đi khi lí tưởng đã rõ ràng, mục
đích đã chọn lựa. Song dù có dứt khoát thì vẫn nặng lòng với quê hương. Gác
tình tiêng ra đi vì nghĩa lớn, vẻ đẹp ấy thật đáng trân trọng và tự hào. Trong
bài thơ “Đất nước”, ta bắt gặp điểm tương đồng trong tâm hồn những người lính:
Người
ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau
lưng thềm nắng lá rơi đầy.
Mặc
dù đầu không ngoảnh lại nhưng các anh vẫn cảm nhận được “Sau lưng thềm năng
lá rơi đầy”, cũng như người lính trong thơ của Chính Hữu, nói “mặc kệ”
nhưng tấm lòng luôn hướng về quê hương. Họ vẫn gắn bó lắm, vẫn yêu nhớ lắm cái
mảnh đất quê hương nghèo khó, nên mới có thể cảm nhận được nỗi lòng của người
thân nơi hậu phương:
Giếng
nước gốc đa nhớ người ra lính.
“Giếng
nước gốc đa” là hình ảnh hoán dụ mang tính chất nhân hóa diễn tả một cách
tinh tế tâm hồn người chiến sĩ, tô đậm sự gắn bó của người lính với quê nhà. Đã
bao lần ta bắt gặp hình ảnh cây đa, bến nước, sân đình trong ca dao xưa, nhưng
vẫn thật mới mẻ trong thơ Chính Hữu. Biện pháp nghệ thuật hoán dụ “giếng nước”,
“gốc đa” gợi ta nhớ tới nơi hò hẹn của những người dân quê, nhắc đến những
kỉ niệm một thời gắn bó trên mảnh đất quê hương. Chúng cũng biết “nhớ”
khi cách xa những người con thân yêu của làng quê. “Giếng nước gốc đa nhớ
người ra lính” hay chính là tấm lòng của người ra đi không nguôi nhớ về quê
hương. Nghệ thuật nhân hoá được sử dụng thật đắc địa. Bao tình cảm nặng sâu như
đều dồn tụ trong tiếng “nhớ“ giản dị ấy. Giữa người chiến sĩ và quê
hương có mỗi giao cảm vô cùng sâu sắc,đậm đà. Có cả 2 nỗi nhớ ở cả hai phía
chân trời. Giữa người đi xa và người
ở lại luôn có một sợi dây vô hình gắn kết. Người đọc cảm nhận
từ hình ảnh thơ một tình quê ăm ắp. Tình yêu quê hương đã góp phần hình thành
tình đồng chí, làm nên sức mạnh tinh thần để người lính vượt qua mọi thử thách
gian lao, ác liệt thời máu lửa.
Với
nhiều hình ảnh chọn lọc, từ ngữ gợi cảm mà lại gần gũi thân thuộc, với biện
pháp sóng đôi, đối ngữ được sử dụng rất thành công, Chính Hữu đã viết nên một
bài ca với những ngôn từ chọn lọc, bình dị mà có sức ngân vang. Bài thơ vừa
mang vẻ đẹp giản dị, bình dị khi nói về đời sống vật chất của người chiến sĩ, lại
vừa mang vẻ đẹp cao cả, thiêng liêng, thơ mộng khi nói về đời sống tâm hồn, về
tình đồng chí của các anh – người lính buổi đầu kháng chiến chống Pháp. Ngôn ngữ
thơ hàm súc, mộc mạc như tiếng nói của người lính trong tâm sự, tâm tinh. Tục
ngữ thành ngữ, ca dao được Chính Hữu vận dụng rất linh hoạt, tạo nên chất thơ
dung dị, hồn nhiên, đậm đà. Sự kết hợp giữa bút pháp hiện thực và màu sắc lãng
mạn chung đúc nên hồn thơ chiến sĩ.
Hình
ảnh anh lính nông dân chưa biết chữ thời kì đầu kháng Pháp trong bài thơ Đồng
chí mang trong mình lý tưởng muốn dâng
hiến cho đời, đi theo khát vọng, đi theo tiếng gọi yêu thương của trái tim yêu
nước. Lẽ sống đẹp là truyền thống tốt đẹp của người dân Việt Nam qua nhiều thế
hệ.
Trong
những cuộc chiến tranh, khi đất nước lâm nguy, Rất nhiều người đã cống hiến cho
quê hương, góp sức mình để giành lại độc lập và chủ quyền dân tộc. Thời đại đó
là thời đại của những người “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, sẵn sàng
xả thân vì màu xanh hoà bình trên mảnh đất quê hương. Trong thời đại ngày nay,
khi đất nước đã hoà bình, thống nhất và đang trên đà phát triển, tiếp nối truyền
thống, là một người con của đất nước, nhiệm vụ của thế hệ hôm nay là ra sức phấn
đấu học tập, lao động để phục vụ, xây dựng đất nước vững mạnh đi lên, “sánh vai
với các cường quốc năm châu”, để mỗi ngày được ngắm nhìn quê hương thay da đổi
thịt, lớn mạnh, hùng cường. Cống hiến cho đất nước là nghĩa vụ và bổn phận của
tất cả người dân Việt Nam. Mỗi người, với khả năng của mình, đã cố gắng đóng
góp cho đất nước mình để đưa quê hương ngày càng giàu đẹp hơn. Sống có trách
nhiệm với đất nước, chúng ta phải sống có mục đích, ước mơ, lí tưởng. Chính những
mơ ước, lí tưởng ấy là cơ sở để chúng ta xây dựng đất nước ngày càng đàng hoàng
hơn, to đẹp hơn. Đặc biệt, tuổi trẻ cần tránh xa những tệ nạn xã hội, biết sống
một cách lành mạnh và có trách nhiêm. Có như thế, ta mới là người sống có trách
nhiệm với đất nước mình bởi mỗi người chỉ có thể có trách nhiệm với người khác
khi có trách nhiệm với chính bản thân mình. Chiến đấu chống lại đại dịch
COVID-19, người dân Việt Nam đã đồng lòng cùng Chính phủ bằng rất nhiều hành động
cụ thể, những tấm lòng thiện nguyện đang được nhân lên mỗi ngày. Ở những công
việc, vị trí khác nhau, mọi người đều có cách của riêng mình để chung tay cùng
cộng đồng phòng, chống dịch bệnh.
Bài
thơ Đồng chí là một xúc cảm thiêng liêng, là một tình yêu rộng lớn, trong cái lớn
lao nhất của đời người. Gặp nhau trên cùng một con đường Cách mạng, tình đồng
chí như được thắt chặt hơn bằng một sợi dây yêu thương vô hình. Đọc bài thơ, ta
càng trân trọng và tự hào về lịch sử, chúng ta càng ý thức sâu sắc được rằng, nền
độc lập, tự do, hòa bình và thống nhất hôm nay đã phải đánh đổi bằng xương máu,
tuổi xuân, cuộc đời và hạnh phúc của biết bao thế hệ đi trước. Chúng nhắc nhớ
thế hệ trẻ hôm nay, phải sống sao cho xứng đáng với lịch sử hào hùng của dân tộc,
với sự hy sinh cao cả của thế hệ cha anh, với sự tin yêu và kỳ vọng của Đảng,
Bác Hồ và của cả dân tộc Việt Nam.