Em
hãy viết bài văn trình bày cảm nhận về thông điệp về Tình yêu thiên nhiên,
văn hóa dân tộc qua đoạn thơ:
Mọc
giữa dòng sông xanh
Một
bông hoa tím biếc
Ơi
con chim chiền chiện
Hót
chi mà vang trời
Từng
giọt long lanh rơi
Tôi
đưa tay tôi hứng.
[…]
Mùa
xuân ta xin hát
Câu
Nam ai, Nam bình
Nước
non ngàn dặm mình
Nước
non ngàn dặm tình
Nhịp
phách tiền đất Huế...
(Mùa
xuân nho nhỏ,Thanh Hải)
Từ
đó, liên hệ với một tác phẩm khác hoặc thực tế để làm nổi bật thông điệp được gợi
ra từ đọan thơ.
Bài
làm
Puskin
từng viết: “Linh hồn là ấn tượng của một tác phẩm. Cây cỏ sống được là nhờ
ánh sáng, chim muông sống được là nhờ tiếng ca, một tác phẩm sống được là nhờ
tiếng lòng của người cầm bút”. Thanh Hải đã gửi cả lòng mình, để tiếng lòng
mình cất lên trong “Mùa xuân nho nhỏ”. Bài thơ cũng chính là món quà cuối
cùng nhà thơ dâng trọn cho cuộc đời những yêu thương. Ta cảm nhận được tiếng
lòng tha thiết dành cho thiên nhiên và , văn hóa truyền thống, con người xứ Huế
qua đoạn thơ:
Mọc
giữa dòng sông xanh
Một
bông hoa tím biếc
Ơi
con chim chiền chiện
Hót
chi mà vang trời
Từng
giọt long lanh rơi
Tôi
đưa tay tôi hứng.
[…]
Mùa
xuân ta xin hát
Câu
Nam ai, Nam bình
Nước
non ngàn dặm mình
Nước
non ngàn dặm tình
Nhịp
phách tiền đất Huế...
Những
câu thơ của Thanh Hải đưa ta đến bức tranh thiên nhiên mùa xuân với vẻ đẹp tự
nhiên, nhẹ nhàng mà đặc trưng cho mùa xuân xứ Huế:
Mọc
giữa dòng sông xanh
Một
bông hoa tím biếc
Ơi
con chim chiền chiện
Hót
chi mà vang trời
Từng
giọt long lanh rơi
Tôi
đưa tay tôi hứng.
"Mọc" là vươn lên để đón
lấy những nắng gió cuộc đời, là sự trỗi dậy, sự thức tỉnh sau một giấc ngủ
đông. Với phép đảo trật tự ngữ pháp, động từ “mọc” được đặt trước hình ảnh
“dòng sông xanh” và “hoa tím biếc”, tác giả đã gợi được cái sức sống
trỗi dậy, vươn mình của vạn vật trước mùa xuân, tô đậm sức sống mãnh liệt đến bất
ngờ của thiên nhiên, tạo vật khi khoác lên mình chiếc áo của sự khởi đầu và hứng
lấy những tinh chất quý giá của ngày xuân. Thanh Hải chọn cho mình
những gam màu dịu dàng, nên thơ và rất đặc trưng của Huế cho bức tranh của mình.Bức
tranh hiện lên sắc nét qua những hình ảnh chọn lọc, tiêu biểu, đó là dòng sông
Hương thơ mộng, nước trong xanh êm đềm, điểm thêm sắc tím biếc mộng mơ của bông
lục bình lững lờ trôi. Dòng sông đó đã hoà nhập với bầu trời xanh thẳm bên trên
để biến thân thành một "dòng sông xanh". Chấm phá trên phông nền
xanh xanh ấy là hình ảnh "một bông hoa tím biếc". Xuân
miền Nam là hoa mai nhuộm màu vàng rạo rực của nắng. Xuân miền Bắc là cành đào
e thẹn nép sau chiếc váy màu hồng nhạt. Còn mùa xuân của Huế, mùa xuân của
Thanh Hải say đắm một đóa lục bình tím. Bút pháp chấm phá cùng điểm nhìn đặt
vào một bông hoa nhỏ bé giữa dòng đã phần nào tạo nên điểm nhấn cho bức tranh. Và
bức tranh ấy càng đẹp hơn, có "hồn" hơn khi màu tím kia được nhà thơ
tô đậm lên thành "tím biếc". Gam màu ấy đã được tô vẽ vào bức
tranh thật khéo léo, tài tình, làm cho người đọc có thể hình dung ra ngay trước
mắt cả một bông hoa tím biếc, thật nhỏ, thật xinh, nhưng dường như cũng có đủ
khả năng để nhuộm tím cả bầu trời, làm nồng ấm cả dòng sông, cả không gian mùa
xuân đang căng tràn sức sống. Sắc màu ấy lan ra, chơi vơi, và khẽ lay động theo
những ngọn gió xuân. Cảnh vật mùa xuân trong bài thơ có lẽ cũng bình dị, giản
đơn, và thâm trầm, tĩnh lặng như vùng đất miền Trung quê hương tác giả. Xứ Huế
vốn nổi tiếng mộng mơ với núi Ngự sông Hương, với những điệu hò mái nhì mái đẩy,
giờ lại càng thêm xinh đẹp dưới ngòi bút tô vẽ của nhà thơ… Vùng đất Thần Kinh gây
thương nhớ sắc tím thủy chung ôm trọn cả bầu trời xứ Huế trầm tư, cổ kính.
Cổ
nhân từng nói:"Thi trung hữu nhạc" tức trong thơ trữ tình có nhịp điệu
hòa quyện với nhạc, chứa đựng những thanh âm của nhà hát cuộc đời. Có lẽ vì vậy,
Thanh Hải đã thả trọn những vang vọng của thiên nhiên đang độ xuân về vào vần
thơ của mình:
Ơi
con chim chiền chiện
Hót
chi mà vang trời.
Xuân
có họa, có nhạc với tiếng chim vang trời. Âm thanh rộn rã đã làm sống dậy cả
không gian cao rộng, khoáng đạt và có lẽ nó cũng làm sống dậy, vực dậy cả một
tâm hồn. Có thứ âm hưởng thật ngọt ngào, dịu dàng trong "ngôn ngữ Huế".
Thiên nhiên và con người hòa làm một, để vỡ òa mà cất lên thành tiếng “ơi”
ngỡ ngàng, thích thú mà cũng thật da diết khôn nguôi. Hình bóng tình yêu xứ Huế
tha thiết, chân thành của Thanh Hải được cất lên trìu mến, thân thương bằng từ
"ơi" mộc mạc, gần gũi và lời trách yêu "hót chi mà".
Trong bản trường ca mùa xuân, chàng nghệ sĩ chiền chiện đã cất cao tiếng hát
trong veo, thánh thót và ngân nga. Hàng ngày ngồi bên cửa sổ phòng bệnh, màu
tím biếc của hoa, sắc xanh của dòng nước và điệp khúc của tiếng chim cứ gợn
trong mắt, âm vang bên tai nhà thơ. Cần có bao nhiêu say mê, tình yêu thiên
nhiên phải tha thiết đến đâu, để rồi trong thời khắc nghiệt ngã như vậy, bằng sự
tài hoa của ngòi bút, sự thăng hoa trong tâm hồn, Thanh Hải vẫn tạo nên một khoảng
trời xuân xốn xao, rạo rực và rung động hồn người đến thế. Mùa
xuân đẹp đến mức làm cho trái tim của một người gần đất xa trời phải bừng tỉnh
hay chính sức sống mãnh liệt, niềm tin yêu cuộc sống của nhà thơ đã thổi vào
trong từng câu chữ những màu sắc và âm thanh của sự hồi sinh. Thiên nhiên vốn
luôn rộng mở, hồi đáp con người, đặc biệt là người nghệ sỹ yêu cái đẹp. Mùa
xuân ấy, dù là mùa xuân tươi trẻ của những năm về trước khi nhà thơ được tận mắt
chứng kiến hay dẫu chỉ là xuân trong tâm tưởng thì quả thật Thanh Hải, bất kể
trong khoảnh khắc nào vẫn luôn nâng niu, luôn trân trọng, vẫn muốn ôm trọn vào
lòng tất thảy sức sống mơn mởn của mùa xuân.
Mùa
xuân được Thanh Hải cảm nhận bằng cả thị giác, thính giác và xúc giác. Từ cái
có thể nghe được (thính giác) đến cái có thể nhìn thấy được (thị giác) và cuối
cùng là cái có thể nắm bắt được (xúc giác). Mọi cảm xúc được lên men và nhà thơ
như ngây ngất trước vẻ đẹp của thiên nhiêu xứ Huế:
Từng
giọt long lanh rơi
Tôi
đưa tay tôi hứng.
Không
đơn giản là bức tranh xuân mà là cả trái tim, là nỗi niềm của người nghệ sĩ sau
những con chữ, sau mỗi lời thơ. Tâm hồn phải nhạy cảm, tinh tế đến nhường nào để
cảm nhận được “từng giọt long lanh rơi”, để đưa đôi bàn tay, đưa cả cõi
lòng “hứng” trọn. "Giọt long lanh" - hình ảnh giàu sức
gợi và ẩn chứa muôn trùng sắc thái. Đó phải chăng là dư âm của trận mưa đọng lại
trên phiến lá? Hay mùa gió xuân đã thổi những hạt phấn của nắng sớm phủ lên giọt
sương mai nơi kẽ lá, như những viên pha lê xinh đẹp? Có lẽ là tất cả và còn nhiều
hơn nữa. Đó cũng là giọt hạnh phúc của tình đời đượm thắm cả đất trời, hòa quyện
vào tâm hồn thi sĩ. Trong mối liên kết với câu thơ trước, tiếng chim hồn nhiên,
trong trẻo mà da diết dưới vòm trời cao rộng đã kết đọng lại thành từng "giọt
âm thanh" rơi xuống hồn người, chạm vào cõi sâu lặng, khuấy lên bao nỗi
niềm của nhà thơ. Bằng tâm hồn tinh tế và điểm nhìn nghệ thuật độc đáo, ông đã
hình tượng hóa tiếng chim như suối nguồn âm thanh tuôn chảy trong ánh sáng rạng
rỡ. Tiếng chim từ chỗ được lắng nghe bằng thính giác chuyển sang thị giác rồi
xúc giác. Đó chính là nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác được Thanh Hải sử dụng
một cách tài tình. Thi nhân vội vàng đưa đôi bàn tay để "hứng"
lấy thứ quà tặng của thiên nhiên xứ Huế với một sự đón nhận, nâng niu, trân quý
như sợ rằng, nếu không làm như vậy thứ âm thanh ngọt lành kia sẽ chìm vào thinh
vắng. Đại từ "tôi" được điệp hai lần đã gợi nên khát khao được
ôm trọn vào lòng tất cả tinh hoa của cuộc sống, được tận hưởng, chiếm lĩnh và
giao hòa với bản hoà tấu mùa xuân.
Chỉ
với vài nét hoạ, đan xen một chút chất nhạc, Thanh Hải đã phác họa được một kiệt
tác tuyệt sắc mang điệu hồn thơ mộng, trữ tình của mùa xuân đất Huế căng tràn sức
sống. Huế vừa cổ kính vừa nên thơ, vừa trữ tình vừa trầm mặc; bước vào trang
thơ của Thanh Hải một cách tự nhiên. Có lẽ phải đắm mình trong dòng sông Hương hiền
hòa, phải tận mắt ngắm nhìn núi Ngự mộng mơ, phải lớn lên cùng với những khúc
nhạc trữ tình của ca Huế mới có thể lột tả được hết những điều rất Huế. Cảm phục
biết bao trái tim thi nhân yêu thiên nhiên, yêu cảnh vật và quê hương đến vô ngần.
Sau
khi bày tỏ rằng bản thân chẳng mong muốn những điều lớn lao mà đơn giản chỉ là
“Một mùa xuân nho nhỏ – Lặng lẽ dâng cho đời”, nhà thơ đã cất lời ca ngợi quê
hương đất nước qua điệu dân ca xứ Huế. Sau những buồn vui, thành bại, quê hương
vẫn là nơi đón nhận, là "phòng triển lãm" lưu giữ những gì còn lại của
đời người. Khúc ca cuối cùng của Thanh Hải vẫn hướng về vẻ đẹp quê hương, vẫn
là khúc ca giành cho Huế:
Mùa
xuân ta xin hát
Câu
Nam ai Nam bình
Nước
non ngàn dặm mình
Nước
non ngàn dặm tình
Nhịp
phách tiền đất Huế…
Câu
thơ “mùa xuân ta xin hát” vang lên xiết bao bồi hồi, ước muốn, khao khát
của Thanh Hải được tái hiện rõ nét trước mắt độc giả. Trước mùa xuân của đất trời,
mùa xuân thắng lợi của Tổ quốc, tác giả muốn cất tiếng ca, muốn hòa mình vào
không khí rộn ràng ấy. Khúc “Nam ai” và “Nam bình” ở
đây chính là hai điệu dân ca ngọt ngào của Huế mộng mơ. Khúc “Nam ai” là khúc
nhạc buồn thương, da diết gợi nên thước phim quá khứ đầy hy sinh, khổ đau mà đất
nước đã trải qua. Và trong tiết xuân hiền hoà, ấm áp của hiện tại ta thấy ngân
vang khúc “Nam bình” - khúc nhạc êm ái, trìu mến. Những âm điệu đặc trưng của Huế
đã hoà vào dòng máu của nhà thơ, đã trở thành một phần của linh hồn và luôn thường
trực trong "ốc đảo" trái tim. Nhắc đến hai làn điệu này, nhà thơ muốn
ca ngợi và thể hiện lòng yêu mến của mình đối với di sản văn hóa phi vật thể của
quê hương ông nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung. Bằng điệp ngữ "nước
non ngàn dặm" kết hợp gieo vần bằng "bình, mình, tình"
làm cho âm hưởng bài thơ ngọt ngào, dịu nhẹ như làn điệu dân ca trữ tình xứ Huế.
Như bao người con khác của dân tộc, nhà thơ yêu từng con sông, dãy núi, yêu
cánh đồng có con cò “bay lả bay la”, yêu tiếng mẹ ầu ơ mỗi chiều say ngủ.
Ông
muốn khắc ghi thật sâu, thật rõ vẻ đẹp của quê hương đất nước mình, nơi mà ông
đã dành cả đời cống hiến, hy sinh, dành cả tuổi xuân để yêu thương, gìn giữ.
Có
lẽ trong những ngày tháng nằm trên giường bệnh, khi bị tử thần rình rập, nhà
thơ lại thấy quê hương của mình đẹp hơn, bản sắc quê hương mình cũng đáng tự
hào hơn. Đây cũng là cách để nhà thơ thể hiện tình yêu quê hương, nguồn cội.
Nhà
thơ rất yêu mến quê hương thơ mộng của mình, có lẽ cũng từ đó mà nhà thơ có thể
mở rộng tình cảm để yêu mến đất nước, mới có thể cống hiến cả cuộc đời cho nước
nhà. Bởi lẽ, chỉ có những người biết yêu thương quê hương xóm làng thì mới có
thể mở rộng lòng mình để yêu mến đất nước dân tộc. Bài thơ khép lại với "nhịp
phách tiền" rộn ràng, xao động. Đó là điệu nhạc của cuộc sống mới, sức
sống mới của dân tộc. Con đò xứ Huế trên dòng sông Hương chở theo những câu hò
xao xuyến, bay bổng, điệu hò chậm rãi, miên man, tiếng hò bâng khuâng, da diết
rót vào hồn người. Để mỗi khi nghe hò là người ta nhớ đến Huế:
Tiếng
hát đâu mà nghe nhớ
Mái
nhì man mác nước sông Hương. (Tố Hữu)
Đọc
những dòng thơ tràn đầy nhiệt huyết và khao khát mãnh liệt như thế này, ít ai
ngờ rằng nó xuất phát từ một tâm trí, một trái tim, một sự sống yếu ớt sắp về với
đất mẹ. Chính tình cảm phải gọi là phi thường và đặc biệt này đã khiến cho tác
phẩm của Thanh Hải giờ đây vẫn còn vang vọng mãi, trường tồn mãi với thời gian,
với tuổi xuân của đất nước, đi ngược lại mọi quy luật khắc nghiệt của nhân
sinh, tạo hóa.
“Bài
thơ không chỉ hay về ý tứ mà còn hay về nhạc điệu. Câu thơ 5 tiếng ngắt nhịp
3/2 xen với 2/3 linh hoạt...Không chỉ ngắt nhịp linh hoạt, nhà thơ còn chú ý
dùng vần trắc cuối năm khổ thơ, tạo một âm vang giòn giã như thể nhịp phách tiền...”
(Trần Đình Sử, Đọc văn học văn). Thả hồn vào Mùa xuân nho nhỏ, ta có thể
cảm nhận được chất thi vị trong hồn thơ Thanh Hải. Bài thơ mang âm
hưởng trong sáng, nhẹ nhàng, tha thiết. Giọng điệu bài thơ phù hợp với cảm xúc
của tác giả: vui, say sưa với vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, rồi phấn chấn, hối
hả trước khí thế lao động của đất nước, sâu đó là sự trầm lắng, suy tư. Hình ảnh
tự nhiên, giản dị mà ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng. Tất cả hòa quyện với nhau, tạo
nên niềm lạc quan, tin tưởng cất lên thành khúc ca rộn rã, ca ngợi quê hương, Tổ
quốc trên con đường tiến lên phía trước. Đoạn thơ nói riêng và bài thơ
nói chung không chỉ đem lại cho ta những rung động thẩm mĩ mà còn hướng ta
tới những gì tốt đẹp nhất của cuộc đời và làm ta yêu mến cuộc sống hơn.
Thiên
nhiên luôn là người bạn thân thiết gắn bó với con người và là nguồn cảm hứng
sáng tạo của người nghệ sĩ. Nhà thơ không chỉ yêu thích ngắm nhìn vẻ đẹp phong
phú, bí ẩn của thiên nhiên mà còn gởi gắm trong đó những tâm tư thầm kín, những
chiêm nghiệm sâu sắc về lẽ sống, về cuộc đời. Chúng ta có thể bắt gặp điều này
qua bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh. Đến với Sang
thu, chúng ta ngỡ ngàng nhận ra bức tranh mùa thu êm đềm nên thơ, dịu mát,
không ồn ào, náo động mà trầm lắng, suy tư. Thiên nhiên cảnh vật trong khoảnh
khắc giao mùa hết sức nhẹ nhàng và tinh tế. Bước đi của thời gian khiến lòng
tác giả bồi hồi, xao xuyến. Xao xuyến không chỉ vì cái đẹp nên thơ, thanh sạch,
tươi mát của thiên nhiên cảnh vật khi xuân đến thu sang mà còn là sự xao xuyến
bởi khát vọng hòa nhập, gắn kết mình với thiên nhiên ấy.Chứa đựng trong đó là
biết bao nỗi luyến lưu bịn rịn, ngập ngừng do dự của một con người. Thi nhân
như muốn cưỡng lại thời gian, muốn níu giữ chút gì đó những năm tháng tuổi trẻ
của đời mình. Bài thơ không chỉ đơn thuần là tả cảnh mà còn nói lên những suy
nghĩ chiêm nghiệm sâu sắc của con người về lẽ sống, cuộc đời. Sang
thu là bài thơ tiêu biểu cho phong cách của Hữu Thỉnh: tinh tế và triết lí.
Với
cách biểu đạt nhẹ nhàng, tinh tế hai bài thơ Sang thu của Hữu
Thỉnh và Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải đã thể hiện cái đẹp nồng thắn,
mê say của cảnh sắc thiện nhiên đất trời. Hai thi phẩm là tiếng hát của thiên
nhiên đất trời, là tiếng nói ngân vang của cõi lòng những người với tình yêu dạt
dào dành cho quê hương, đất nước. Thanh Hải và Hữu Thỉnh đã tặng cho người đọc
cái rộn ràng của sắc xuân cùng với một chút lắng đọng thật êm khi thu đến.
Nếu
Thanh Hải cho ta cảm nhận cái rộn ràng, say mê cống hiến cùng niềm tin yêu Tổ
quốc, thì Hữu Thỉnh lại mang đến cái dân dã, mộc mạc, đẩy rung cảm và thân
quen. Dẫu hai ngòi bút nghệ thuật khắc họa hai đường nét đặc sắc khác nhau
nhưng đâu đó ta vẫn thấy ngân vang lên yêu thiên nhiên nồng nàn say đắm, tầm hồn
thi sĩ luôn lạc quan và say sưa trong niềm cảm hứng bất tận với cảnh sắc quê
hương. Ở đó, thiên nhiên vừa tươi đẹp, tràn trào sức sống vừa chứa đựng tâm tư,
suy nghiệm của con người về cuộc đời, về lẽ sống. Hồn thơ cứ nhẹ nhàng mà thấm
thía, lặng lẽ mà chạm đến ngưỡng rung động vĩnh hằng của trái tim người đọc.
Trong
bất cứ hoàn cảnh nào, con người cũng luôn tìm kiếm một tiếng nói chung với
thiên nhiên để tìm kiếm một sự hợp nhất viên mãn nhất. Đó là niềm vui, là hạnh
phúc, là lối sống đẹp mà con người luôn hướng tới.
Đối
với thi nhân, thiên nhiên là tri kỉ, là tình nhân. Vũ trụ là gia đình, là nơi
nương náu tâm hồn. Bởi thế, họ luôn biết nâng niu vẻ đẹp giao hòa giản dị của
thiên nhiên bình dị, đều xúc động trước những sự việc rất tầm thường của vạn vật
cỏ cây. Thi nhân âm thầm quan sát thiên nhiên và bằng tâm hồn rỗng ràng sẵn
sàng hòa điệu cùng vũ trụ, cảm nhận vẻ đẹp của tự nhiên. Và đôi khi, sự tương
thông của lòng người với nhau không phải qua lời nói bề ngoài ồn ào mà sự tương
giao ấy biểu hiện qua cái tĩnh lặng say mê với cảnh vật. Chính cái không lời
vĩnh viễn ấy mới thấu biết được mọi lẽ trong cõi hiện sinh đầy mệt nhọc này. Hai
tác phẩm Sang thu của Hữu Thỉnh và Mùa xuân nho nhỏ của
Thanh Hải là minh chứng cho điều đó. Bởi lẽ họ đã tác động và khơi gợi được
"những ngọn lửa" tư tưởng tích cực, tiến bộ neo đậu trong trái tim độc
giả trẻ rằng ta phải sống ý nghĩa. Tràn lấp trong các dòng thơ là vẻ đẹp của
hoa cỏ, núi sông, là thanh âm của sự sống. Ta cũng thấy được cái cảm giác an
nhiên, viên mãn giữa tự nhiên khoáng đạt và rộng lớn. Và ẩn sâu trong đó là
khát vọng trường tồn cùng thiên nhiên, vũ trụ ấy.
Liên hệ việc bảo vệ môi trường thiên nhiên
Ngày nay, ô
nhiễm môi trường ở nước ta đang là vấn đề đáng báo động, nó trở thành thách thức
lớn của toàn nhân loại trên thế giới. Môi trường sống của chúng ta đang bị, đe
dọa, tàn phá và bị ô nhiễm nghiêm trọng, nguyên nhân phần lớn là bởi con người
đã khai thác tài nguyên thiê nhiên quá mức mà ra. Hành động bỏ rác bừa bãi ra
sông, hồ, hay thậm chí ngoài biển lớn, trong lòng đại dương có vô số rác thải
nhựa cũng như các lưới đánh cá khiến cho đời sống của các sinh vật biển bị tổn
hại nghiêm trọng. Thêm vào đó, hành động chặt phá cây rừng để phục vụ mục đích
riêng, cũng gây nên thiệt hại về người và của, ví dụ điển hành là các cơn bão
lũ vừa qua tại các tỉnh miền Trung.
Cho dù tuổi đời
còn nhỏ nhưng chúng ta, các bạn cũng hoàn toàn có thể có các hành động thiết thực
để bảo vệ môi trường sống, bảo vệ môi trường tự nhiên,… Như Bác Hồ từng có câu
“Tuổi nhỏ làm việc nhỏ”, và với câu hỏi học sinh cần làm gì để bảo vệ môi trường
xanh sạch đẹp thì cũng mang ý nghĩa tương tự như vậy. Chúng ta có thể tham gia
trồng cây xanh ngay trong chính khuôn viên trường học và nhà ở của các em theo
hướng dẫn của thầy cô, hoặc ba mẹ. Hãy thường xuyên quét dọn lớp học, làm sạch
khuôn viên nhà ở, đường phố tại địa phương mình đang sống đã là một hành động
mang ý nghĩa tốt đẹp trong việc bảo vệ môi trường. Tùy theo độ tuổi chúng ta có
thể chọn cho mình các hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp. Đối với các bạn nhỏ
có thể tham gia các cuộc thi liên quan đến bảo vệ môi trường và động vật hoang
dã bởi nhà trường tổ chức để trang bị thêm kiến thức. Đối với những em học sinh
lớn cuối cấp thì có thể tham gia vào các câu lạc bộ, hoặc các tổ chức bảo vệ
môi trường và phòng chống biến đổi khí hậu, bảo vệ hệ sinh thái mang quy mô lớn
hơn. Hãy nâng cao ý thức và hành động bảo vệ thiên nhiên cho bản thân và những
người xung quanh như các thành viên trong gia đình, hàng xóm xung quanh cùng
hành động để bảo vệ thiên nhiên. Là một bộ phận chiếm số lượng lớn trong toàn
thể dân số cả nước Việt Nam, Các bạn học sinh nên có thể thấy vai trò và trách
nhiệm của sinh viên, học sinh trong việc bảo vệ môi trường là rất lớn. Khi tất
cả chúng ta nâng cao được ý thức bảo vệ môi trường xung quanh thì không chỉ có
một lực lượng lớn tham gia vào công việc hữu ích này mà còn các tác động tích cực
tới hành động và ý thức của một bộ phận những người xung quanh mình. Nhờ đó mà
có thể lan tỏa các hành động ý nghĩa tích cực trong cuộc sống về vấn đề bảo vệ
môi trường.