Chữ
kiên trinh vượt trăm sóng Tiền Đường.
Chàng
Kim đã đến tìm, lau giọt khóc?
Và lò trầm đêm ấy tỏa bay hương …
(Đọc Kiều – Chế Lan Viên) Những vần thơ trên đây của Chế Lan Viên đã gợi
thương gợi nhớ trong lòng ta về cuộc đời bạc mệnh của người con gái tài sắc
Thúy Kiều. Nàng Kiều đẹp cả ở ngoại hình và nhân cách nhưng lại phải chịu nhiều
cảnh tang thương, bất hạnh. Đau đớn nhất có lẽ là khi cô đơn ở lầu Ngưng Bích,
bị giam lỏng, cầm tù và mường tượng về tương lai sóng gió sau này của chính
mình. Trong trích đoạn “Kiều ở lầu ngưng bích”, Nguyễn Du đã biến khung cảnh
thiên nhiên thành phương tiện để miêu tả tâm trạng của con người. Bi kịch nội
tâm của nàng Kiều đã được Nguyễn Du diễn tả qua bức tranh thiên nhiên phong phú
khi nàng ở lầu Ngưng Bích. Minh chứng đầy đủ nhất cho điều ấy là tám câu thơ cuối
đoạn trích:
Buồn
trông cửa bể chiều hôm,
Buồn
trông ngọn nước mới sa,
Hoa
trôi man mác biết là về đâu?
Buồn
trông nội cỏ rầu rầu,
Chăn
mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn
trông gió cuốn mặt duềnh,
Ầm
ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
Có
thể thấy tám câu thơ đã đạt đến mẫu mực của bút pháp tả cảnh ngụ tình.
Trích
đoạn “Kiều ở lầu ngưng bích” là một trong những trích đoạn hay tiêu biểu cho
nghệ thuật tả cảnh ngụ tình tuyệt vời khiến người đọc như thấu hiểu tâm can người
con gái phải xa gia đình, lênh đênh giữa dòng đời và không biết phiêu dạt về
đâu. Đây cũng chính là cảnh đầu tiên trong suốt 15 năm lưu lạc, truân chuyên của
Kiều. Vì vậy, tâm trạng Kiều lúc này vô cùng ngổn ngang, sợ hãi và vô định. Đặc
biệt tám câu thơ cuối cũng cho thấy tài năng phân tích, nghệ thuật tả cảnh ngụ
tình bậc thầy của Nguyễn Du. Bức tranh phong cảnh lầu Ngưng Bích không chỉ đơn
thuần là phong cảnh mà đó còn là bức tranh tâm trạng.
Ngòi
bút của Nguyễn Du hết sức tinh tế khi tả cảnh cũng như ngụ tình. Cảnh và tình uốn
lượn song song, mỗi cảnh là một bức tranh tâm trạng. Cảnh được miêu tả từ xa đến
gần, màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến động, nỗi buồn từ man mác đến
âu lo, kinh sợ. Cảnh vật thay đổi, bốn bức tranh tạo thành một bộ tranh tứ bình
về tâm trạng của Kiều. Đọc những câu thơ cuối người đọc cũng cảm thấy thương
xót, đau đáu cho cuộc đời phía trước của Kiều. Đoạn thơ chia ra làm bốn cặp lục
bát, mở đầu mỗi cảnh là điệp từ “buồn trông” xuất hiện với âm hưởng trầm
buồn, báo hiệu biết bao sóng gió, khó khăn phía trước. Đồng thời mỗi cặp lục
bát cũng tương ứng với một nét tâm trạng của Thúy Kiều.
Điệp
từ “Buồn” liên tục được nhắc lại chứng tỏ tâm trạng Thúy Kiều vô cùng rầu rĩ.
Người ta thường nói “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Nó rất đúng
trong hoàn cảnh này của Kiều. Đối với nàng cảnh vật xung quanh đều là màu u tối
giống như tâm trạng của nàng. Nỗi buồn như xoáy vào tâm can, tạo thành từng lớp
sóng trào. Mở đầu là khung cảnh biển nước mênh mông:
Buồn
trông cửa bể chiều hôm
Thuyền
ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Chiều
hôm chính là cảnh hoàng hôn. Cảnh buổi chiều thường khiến cho người ta liên tưởng
đến cảnh đoàn tụ, được trở về bên quê hương gia đình. Nhưng với Kiều đó chỉ là
nỗi khao khát, nhớ nhung cha mẹ mà thôi. Trong buổi chiều hôm ấy nỗi nhớ cha mẹ
lại càng dâng lên xót xa biết nhường nào. Tâm trạng buồn cùng với cảnh chiều
tàn càng làm cho nỗi lòng người con gái thêm buồn tan nát. Nguyễn Du sử dụng
linh hoạt hai từ láy “thấp thoáng, xa xa” và kết hợp với đại từ phiếm chỉ
“ai” cho thấy nỗi chờ đợi, trông ngóng trong vô vọng của nàng. Không chỉ
vậy, Nguyễn Du cũng rất tinh tế khi lựa chọn khoảng thời gian để bộc lộ tâm trạng,
đó là thời gian buổi chiều, gợi nhắc gợi nhớ về hơi ấm gia đình. Đúng lúc ấy lại
xuất hiện hình ảnh cánh buồm nhỏ bé trước cửa bể rộng lớn, làm cho nỗi hoang vắng
mênh mông càng lớn hơn. Cánh buồn đó cũng chính là ẩn dụ cho thân phận bé nhỏ,
lẻ loi của nàng. Hình ảnh cánh buồm xa xa với cửa bể chiều hôm dường như đối lập
với nhau. Cửa bể rộng lớn bao la giữa đất trời là hình ảnh một chiếc thuyền nhỏ
thấp thoáng giống như chính cuộc đời của nàng. Nàng cũng như chiếc thuyền kia
lênh đênh ngoài biển khơi, không biết cuộc đời sẽ ra sao. Sự lẻ loi, đơn chiếc
của chiếc thuyền phải chăng cũng chính là thân phận bơ vơ, côi cút của Kiều nơi
góc bể chân trời, một mình cô độc.
Thu
hẹp khoảng không gian, để tìm sự đồng điệu, thì trước mắt nàng lại hiện lên cảnh
tan tác, chia lìa:
Buồn
trông ngọn nước mới sa
Hoa
trôi man mác biết là về đâu?
Thuyền
trôi vô định, hoa cũng trôi vô định chẳng biết về đâu. Nhìn cánh hoa rơi nơi
sóng nước, Kiều lại liên tưởng đến thân phận mình. Hình ảnh ẩn dụ “hoa trôi”
là biểu tượng cho thân phận của nàng. Nàng đẹp như một đóa hoa chớm nở đầy sắc
xuân thì. Vậy mà giờ đây lại trôi vô định giữa dòng đời và không biêt sẽ đi về
đâu. “Buồn trong ngọn nước mới sa” – hay chính là những phong ba bão tố
của cuộc đời vùi dập nàng không thương tiếc như cánh hoa tàn theo gió bay. Đời
nàng cũng có khác chi một đóa phù dung sớm nở tối tàn. Hoa lìa cành hoa héo,
hoa tàn, hoa rơi sóng nước sẽ bị gió dập sóng dồi. Câu hỏi tu từ “biết trôi
về đâu” như một lời than thân trách phận, ai oán. Câu hỏi càng nhấn mạnh cho
thấy rõ hơn nữa thân phận bọt bèo, bấp bênh, vô định của nàng. Nàng lênh đênh
giữa dòng đời xuôi ngược, không biết đâu là bến bờ.Hình ảnh thơ gợi nhắc đến hình
ảnh người phụ nữ trong câu ca dao xưa: “Thân em như tấm lụa đào/ Phất phơ giữa
chợ biết vào tay ai”. Dường như, Nguyễn Du quá thấu hiểu và đồng cảm với
thân phận người phụ nữ, câu hỏi ông đặt ra cho Thúy Kiều hay chính là sự thấu
hiểu của ông dành cho nàng. Một người phụ nữ biết được giá trị của mình, khao
khát hạnh phúc nhưng lại không biết làm thế nào để hạnh phúc, không biết cuộc đời
sẽ xô mình đi đâu. Nàng cũng như cánh chim lạc bầy trong giông tố không tự quyết
định được tương lai của mình. Kiều cũng đang nhắm mắt đưa chân mặc dòng đời xô
đẩy.
Sóng
nước mênh mông, trôi nổi, Kiều nhìn xuống mặt đất cũng chỉ một màu vàng úa:
Buồn
trông nội cỏ rầu rầu
Chân
mây mặt đất một màu xanh xanh.
Hình
ảnh cỏ, đã nhiều lần xuất hiện trong thơ Nguyễn Du, là sắc xanh non mơn mởn
trong ngày hội xuân, đầy sức sống: “Cỏ non xanh tận chân trời”. Nhưng đến
đây sắc xanh ấy đâu còn nữa, mà thay vào đó là màu sắc của sự tàn tạ, héo úa. Đáng
lẽ ra, màu xanh của cỏ hòa với màu xanh trời đất tạo nên sự sống, mãnh liệt thì
giờ đây dưới ngòi bút của Nguyễn Du, cỏ trong đôi mắt thấm đẫm tâm trạng của
nàng Kiều “rầu rầu” tàn lụi, héo úa. Tác giả tả màu xanh của cỏ nối tiếp
nhau đến tận chân trời, nhưng màu xanh ấy không sắc nét mà nhòe mờ, pha lẫn vào
nhau, có phần đơn điệu. Màu của cỏ là màu của sự héo úa lụi tàn hòa với màu
xanh nhợt nhạt của đất trời tạo nên bức tranh u ám đúng với tâm trạng mà Kiều
đang mang. Phải chăng trong dòng nước mắt cô đơn và tủi cực mà cái nhìn của
nàng đã khiến những màu xanh kia càng trở nên sầu bi, héo tàn hơn. Tuổi thanh
xuân tươi đẹp của Kiều, tài năng sắc sảo đủ mùi của nàng đã, đang và sẽ nhạt buồn
vô vị như nội cỏ rầu rầu kia. Đây cũng là hình ảnh cho thấy sự thảm thương của
cuộc đời Kiều, đường đời sóng gió khiến nàng tàn úa đến thảm thương. Đời Kiều rồi
cũng giống như đời Đạm Tiên tài sắc vẹn toàn để rồi “Sống làm vợ khắp người
ta / Hại thay thác xuống làm ma không chồng”.
Một lần nữa nàng Kiều lắng lòng mình, để nghe
những vang vọng của cuộc sống. Nhưng những thứ nàng nghe được chỉ là chuỗi âm
thanh khủng khiếp. Nỗi buồn của nàng như được nhân lên gấp bội. Giờ đây nó
không chỉ là buồn mà còn là sợ hãi:
Buồn
trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm
ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
Nếu
những câu thơ trước đều là tĩnh thì hai câu cuối lại là động. Đó không phải là
tiếng gió nhẹ nhàng thổi qua hay tiếng hát thiên thai mà đó là tiếng sóng. Tiếng
sóng vồ vập nghe đầy sợ hãi. Tiếng sóng ồn ào náo nhiệt ầm ầm khiến con người
ta chao đảo và bế tắc giữa cuộc đời. Đây không phải là tiếng sóng ngoài biển
khơi, đây là tiếng sóng lòng. Tiếng sóng lòng của Kiều đang dồn dập vỗ về đầy sợ
hãi. Đó cũng chính là dự cảm của nàng về số phận đầy bất hạnh, những giông tố
đang đợi nàng phía trước. Kiều rơi vào trạng thái sợ hãi, âu lo đến tột cùng. Nàng
đâu biết rằng, nỗi sợ hãi này sẽ đeo bám nàng suốt 15 năm sau và nó còn đeo bám
nàng mãi về sau. Nó chính là dự báo cho những tai ương, những đau đớn mà Kiều sắp
đi qua. Có lẽ Kiều đã phần nào dự đoán được tương lai của mình chỉ là sóng gió,
truân chuyên, lênh đênh giữa biển đời. Nhưng bao giờ kết thúc thì nàng không thể
biết. Khung cảnh được nhìn qua mắt Kiều đẫm màu sắc tâm trạng. Cảnh được Nguyễn
Du miêu tả từ xa đến gần, màu sắc từ nhạt đến đậm, nỗi buồn diễn tả theo chiều
tăng tiến từ man mác buồn, cô đơn cho đến âu lo, kinh sợ. Lúc này, Kiều rơi vào
trạng thái tuyệt vọng và yếu đuối nhất, cũng bởi vậy trước những lời ngon ngọt
của Sở Khanh nàng dễ dàng bị mắc lừa, để rồi nàng bị đẩy xuống bùn nhơ của cuộc
đời: “Thanh y hai lượt thanh lâu hai lần”.
Với
điệp từ “Buồn trông” liên tục sử dụng trong 8 câu cuối, tác giả đã khắc họa lên
được tâm trạng đau đớn, buồn xé lòng và đầy sợ hãi của Kiều trước hiện tại và
tương lai. Đặc biệt với nghệ thuật tả cảnh ngụ tình cho thấy tài năng bút pháp
của Nguyễn Du đã đạt đến đỉnh cao. Với những hình ảnh thiên nhiên hết đỗi thân
thuộc, nhưng lai khiến người đọc hiểu, thấu cảm với cuộc đời nàng Kiều. Không cần
những hình ảnh hoa mỹ, đẫm lệ, chỉ là ngọn cỏ rầu rầu, cánh thuyền xa xa hay sóng
gập ghềnh quanh chân ghế cũng khiến độc giả hiểu được phần nào sự sợ hãi và dự
báo về một tương lai đầy sóng gió của Kiều. Những câu hỏi tu từ cùng với một loạt
các từ láy gợi hình gợi cảm đã góp phần làm xô dậy những cơn sóng lòng của Kiều.
Tám câu thơ cuối chính là kiệt tác nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. Nguyễn Du đã khắc
họa lên một bức tranh với nhiều trạng thái cảm xúc cô đơn, sợ hãi về tương lai
mù mịt của nàng Kiều. Qua bức tranh đấy, ông cũng gửi gắm tâm trạng cảm thông
sâu sắc đến cuộc đời nàng và lên án xã hội phong kiến hà khắc đã đẩy cuộc đời
người phụ nữ đến bước đường cùng. Cảm thương thay, thân phận người phụ nữ xã hội
xưa chỉ như cánh hoa mỏng trôi lênh đênh giữa dòng đời.
Nguyễn
Du đã từng viết:
Đau
đớn thay phận đàn bà
Lời
rằng bạc mệnh cũng là lời chung.
Đó
là tiếng nấc nghẹn ngào cho thân phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội
đương thời mà Nguyễn Du khóc thương thay cho họ. Người phụ nữ đương thời, ai
cũng đều thùy mị, đảm đang nhưng chẳng bao giờ giữ được hạnh phúc cho riêng
mình. Đến cả việc mưu cầu hạnh phúc cũng chỉ như một giấc mơ xa vời với họ. Họ
mang thân phận người phụ nữ hèn mọn, dù mỗi người một cuộc sống riêng, nhưng chẳng
ai thoát khỏi sức nặng của hai từ “bạc mệnh. Ta có thể thấy rõ được điều đó qua
nhân vật Thúy Kiều và Vũ Nương trong hai tác phẩm của hai tác giả đại tài. Ở Vũ
Nương, nàng mang nét đẹp “thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp”, luôn biết
cách dung hòa mặc cho tính khí của chồng khi “giữ gìn khuôn phép, chưa từng
lúc nào để vợ chồng xảy ra bất hòa”. Nàng luôn một lòng một dạ vì gia đình,
không hề than thở hay mong cầu vinh hoa phú quý. Với Thúy Kiều, nàng là một người
con gái tài sắc vẹn toàn. Khi gia đình gặp biến cố, nàng đã không ngại đối diện
với thị phi, với tương lai mù mịt phía trước để bán mình chuộc cha. Và rồi,
nàng bỏ lỡ lời hẹn thề với Kim Trọng - người mà nàng yêu thương nhất. Cuộc đời
nàng dẫu có bao nhiêu biến cố, bao nhiêu thăng trầm, nhưng nàng vẫn cam chịu, vẫn
lo nghĩ cho Kim Trọng, cho gia đình mà chẳng màng đến bản thân. Nàng có một tâm
hồn thủy chung và cao thượng. Đó cũng chính là nét đẹp chung của những người phụ
nữ trong xã hội phong kiến. Họ đẹp người đẹp nết, dẫu đời đưa họ vào cảnh khốn
cùng, họ vẫn luôn một lòng thủy chung, hiếu thảo với gia đình, mặc kệ bản thân
chịu dày vò trong hố đen tuyệt vọng.
Họ
đẹp đẽ là thế, đáng trân trọng là thế, nhưng họ lại sống trong một xã hội quá
thối nát với bộ máy quan lại mục rỗng, với tư tưởng lạc hậu trọng nam khinh nữ.
Họ càng xinh đẹp thì càng phải chịu cảnh bất công “hồng nhan bạc phận”. Vũ
Nương cứ ngỡ sẽ được sum vầy hạnh phúc nếu luôn chăm lo chu toàn mọi thứ, nhưng
số phận bạc bẽo lại trêu ngươi nàng. Đến cả khi nàng chết trong oan ức, nàng
cũng không được nhớ nhung, không được thương tâm. Đáp lại nàng chỉ là sự hời hợt,
vô tâm của người chồng. Và chính cái chết của nàng đã tố cáo xã hội phong kiến
lúc bấy giờ. Cái xã hội ấy đã đẩy người phụ nữ vào đường cùng, ban cho họ thân
phận thấp hèn và một cuộc đời bi thương. Còn Thúy Kiều, nàng dường như có cuộc
sống lênh đênh hơn Vũ Nương rất nhiều bởi những biến cố đi qua và hằn sâu vết sẹo
vào đời nàng. Gia đình nàng vì đồng tiền hôi tanh mà phải chia ly, tan tác.
Nàng cũng vì thế mà phải bán mình chuộc cha, để rồi trở thành món hàng không
hơn không kém trong tay bọn buôn người. Đau đớn thay cho nàng, một người con
gái trong trắng, tài sắc vẹn toàn nay chỉ là một món đồ chơi của bọn khách làng
chơi. Không chỉ thế, nàng còn phải chịu cảnh đời lênh đênh bèo dạt, lưu lạc mười
lăm năm và bị giáng xuống đầu muôn vàng tai ương. Vũ Nương và Thúy Kiều chính
là những nhân vật đại diện cho số phận người phụ nữ trong xã hội xưa. Họ không
có quyền lợi, không có tự do, cũng chẳng có quyền được hạnh phúc - một cái quyền
cơ bản nhất của con người. Họ bị hủ tục thối nát của xã hội phong kiến đẩy xuống
vực sâu, chịu muôn vàn tủi hờn và đau thương. Dù họ cam chịu hay vùng vẫy, họ
cũng chẳng bao giờ thoát được nanh vuốt của xã hội thối nát đó.
Bằng
tấm lòng nhân đạo sâu sắc, cao cả, Nguyễn Dữ và Nguyễn Du đã miêu tả chân thực
và đầy xót xa số phận của người phụ nữ trong xã hội cũ. Viết về những người đàn
bà bất hạnh, đẹp người đẹp nết này, các nhà văn, nhà thơ đã dành một sự ca ngợi,
một sự nâng niu vô bờ bến. Chúng ta cảm nhận được điều đó và càng thương xót
cho thân phận của họ hơn bao giờ hết.
Khép
lại trang sách nhưng tôi vẫn thấy lòng ngổn ngang và thương thay cho thân phận
người phụ nữ xưa như nàng Kiều, Vũ Nương. Những người con gái đẹp người đẹp nết
như họ đáng lẽ ra phải có một cuộc đời bình an, yên ấm bên gia đình mới đúng. Vậy
mà, “hồng nhan bạc mệnh”, bao nhiêu truân chuyên của đời dường như họ
gánh hết. Dường như, đây chính là thực tại của xã hội phong kiến thối nát, đã
dày vò một người con gái đẹp đầy sức sống trở nên tàn lụi, héo úa giữa cuộc đời.
Nguyễn Dữ và Nguyễn Du đã đi trước thời đại, ông đã nhìn thấy được sự bất công
của xã hội. Các ông thấy được nỗi lòng của Kiều, của Vũ Nương chính là nỗi lòng
của hàng trăm ngàn phụ nữ thời bấy giờ. Vậy nên, đọc thơ văn của hai ông chúng
ta như cảm nhận được cả máu ở đầu bút, nước mắt trong từng câu thơ, rất nhân
văn và sâu sắc.