ĐỀ LUYỆN TẬP TỔNG HỢP _2020 – 2021_4
Chủ đề: MÔI TRƯỜNG
“Con người cần trân trọng,
kết nối với thiên nhiên để hiểu được rằng chúng ta là một phần của thiên nhiên,
chính chúng ta là Thiên nhiên”. (Đức Pháp vương Gyalwang
Drukpa)
Câu 1. Đọc văn bản sau
và thực hiện các yêu cầu:
Giặc Covid đang áp đặt luật
chơi cho loài người và đã thấy rõ con người mới yếu ớt, mỏng manh, nhỏ bé biết
bao. Trong cuộc chiến này, nếu muốn lật ngược thế cờ, đẩy giặc virut Covid ra
khỏi cơ thể, dập dịch thành công ở mỗi quốc gia, nhân loại thì con người phải
nghĩ đến con người. Cá nhân nghĩ đến mình nhưng cũng phải nghĩ đến mọi người. Chỉ
cần Covid đục thủng phòng tuyến ở một người và người đó chủ quan, vô tình, tiếp
xúc vô tội vạ, không cách ly toàn xã hội thì đội quân virus sẽ tràn lan cả cộng
đồng, cả quốc gia. Chỉ cần Covid xâm nhập vào một quốc gia nhưng quốc gia ấy và
các quốc gia khác không phong tỏa, lơ là phòng chống thì đại dịch sẽ hoành
hành, tàn phá khắp hành tinh.
Mỗi người hãy hòa mình
vào dân tộc, nhân loại. Loài người hãy hòa nhập với thiên nhiên. Không phá đi rồi
xây. Không hủy diệt rồi nuôi trồng. Không đối đầu. Không đối nghịch. Không đối
kháng. Con người phải đặt trong môi trường sinh thái của thiên nhiên, chung sống
hòa bình với vạn vật. Một con voi, con hổ, hay con sâu cái kiến, một loài côn
trùng, một loại vi khuẩn, một chủng virus nào đó cũng có vị thế trong vũ trụ của
Tạo hóa. Con người chớ ngạo mạn đến mức khùng điên làm chúa tể của muôn loài khống
chế, thống trị chúng sinh, mà không biết sống hòa nhập hòa bình trong sinh thái
cân bằng.
(Trích Loài người có bớt ngạo mạn?, Sương
Nguyệt Minh, vietnamnet.vn)
a. Theo tác giả, “Loài người hãy
hòa nhập với thiên nhiên” bằng những cách nào?
b. Chỉ ra và gọi tên thành phần biệt
lập được sử dụng trong đoạn văn in đậm.
c. Thông điệp tác giả muốn người đọc
là gì?
d. Em có đồng tình với quan điểm: Giặc
Covid đang áp đặt luật chơi cho loài người, và đã thấy rõ con người mới yếu ớt,
mỏng manh, nhỏ bé biết bao? Vì sao?. (Trả lời khoảng 4-6 dòng)
Câu 2. Đại
dịch Covid-19 buộc ta phải lắng nghe thế giới tự nhiên để tìm nguyên nhân dịch
bệnh, chúng ta nhận ra con người đang hủy hoại cuộc sống bình yên của nhiều loại,
điều này buộc mỗi người phải thay đổi cách đối xử với môi trường.
“Làm gì để con người sống hòa
nhập hòa bình trong môi trường sinh thái cân bằng của thiên nhiên?”.
Em hãy viết bài văn ngắn (khoảng 500 chữ) để trả lời câu hỏi trên.
Câu
3.
Thông qua tác phẩm, tác giả cất lên tiếng nói của mình. Thông qua quá trình đọc,
người đọc tiếp nhận những thông điệp mà tác giả gửi gắm:
Thông điệp
về những giá trị sống tốt đẹp cần gìn giữ ở. mỗi người qua đoạn thơ: Dẫu
làm sao thì cha vẫn muốn Sống
trên đá không chê đá gập ghềnh Sống
trong thung không chê thung nghèo đói Sống
như sông như suối Lên
thác xuống ghềnh Không
lo cực nhọc. Người
đồng mình thô sơ da thịt Chẳng
mấy ai nhỏ bé đâu con. Người
đồng mình tự đục đá kê cao quê hương Còn
quê hương thì làm phong tục. (Nói
với con, Y Phương) |
Thông điệp về những
cảm xúc yêu thương kính trọng dành cho lãnh tụ qua đoạn thơ: Ngày
ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy
một mặt trời trong lăng rất đỏ Ngày
ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết
tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...
Bác
nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa
một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn
biết trời xanh là mãi mãi Mà
sao nghe nhói ở trong tim. (Viếng lăng Bác, Viễn Phương) |
Thông điệp về tình
yêu thiên nhiên, văn hóa dân tộc qua đoạn thơ: Mọc
giữa dòng sông xanh Một
bông hoa tím biếc Ơi
con chim chiền chiện Hót
chi mà vang trời Từng
giọt long lanh rơi Tôi
đưa tay tôi hứng.
Mùa
xuân ta xin hát Câu
Nam ai, Nam bình Nước
non ngàn dặm mình Nước
non ngàn dặm tình Nhịp
phách tiền đất Huế... (Mùa
xuân nho nhỏ,Thanh Hải) |
Học sinh được chọn 1 trong 2 đề sau:
Đề 1. Em
hãy viết bài văn trình bày cảm nhận về một trong ba thông điệp trên. Từ đó,
liên hệ với một tác phẩm khác để làm nổi bật thông điệp mà em chọn.
Đề 2. Quê
hương có thể trù phú, tươi mát hoặc khó khăn, khô cằn. Mỗi vùng đất riêng biệt
góp phần bồi đắp tâm hồn con người theo một cách khác nhau. Nhưng dù quê hương
có để lại những dấu ấn thế nào, tôi nghĩ những trang viết về vùng đất khai sinh
ra mình luôn được trân trọng, biết ơn và yêu quý.
Từ những gợi ý trên và từ những trải
nghiệm trong quá trình đọc tác phẩm văn học, hãy viết bài văn với nhan đề: “Cảm
nhận tác phẩm – Yêu hơn quê hương mình”.