ĐỀ LUYỆN TẬP TỔNG HỢP 2020 – 2021_10
Chủ đề: HỌC
“Động lực và cách bạn học
như thế nào đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao kết quả học tập hơn là
bạn thông minh như thế nào” (Kou Murayama)
Câu 1.
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Học sinh thường quan niệm,
đi học thêm sẽ nâng cao, bổ sung được thêm nhiều kiến thức, đồng nghĩa với việc,
cơ hội đỗ đạt thi cử càng cao. Nhưng trên thực tế, không phải cứ học thêm là kiến
thức của bạn tăng vọt, và cũng không ít người chỉ học trên lớp và tự học mà vẫn
đạt kết quả cao trong học tập. Muốn nâng cao kiến thức, ngoài việc chăm chú lắng
nghe các bài giảng của thầy cô giáo thì phần quyết định vẫn ở bản thân bạn. Mỗi
học sinh cần tự trang bị cho mình tinh thần tự học, ôn luyện đều đặn thì dù
không học thêm, kiến thức của bạn cũng chẳng kém ai. Ngược lại, nhiều học sinh
mải mê “chạy show” (học chưa xong lớp này đã mài mông đến lớp khác) học thêm, mất
quá nhiều thời gian, các buổi học nối tiếp nhau, dồn dập cuối cùng cũng chẳng
hiểu, chẳng nhớ được gì!
Với tâm lý “học trước sẽ
quên sau” nhiều học sinh chọn cách đến khi nào gần thi thì ôn luyện luôn một thể
cho nhớ. Vậy nên gần trước ngày thi, các bạn học sinh mới nhanh chóng nhồi nhét
tất cả những kiến thức cần học. Điều này chẳng những không giúp bạn nhớ lâu mà
còn khiến bạn dễ bị “loạn” và phá vỡ mạch liên kết của khối kiến thức cũ. Nhiều
kiến thức học dồn dập một lúc sẽ khiến bạn bị quá tải. Điều này không hề giúp bạn
nâng cao điểm số, ngược lại làm tinh thần bạn mệt mỏi.
Chính vì thế, hãy lên kế hoạch học tập cụ thể, để việc ôn tập diễn ra từng bước
một, học đến đâu nắm chắc kiến thức đến đó. Hãy học có chiến lược, ôn tập có kế
hoạch, chuẩn bị tới từng thứ một… kì thi phía trước sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
(Học sinh cuối cấp thường
mắc phải những sai lầm này – Kenh14.vn, ngày 11/4/2017)
a. Người viết đã chỉ ra
những sai lầm gì mà học sinh thường mắc phải trong học tập?
b. Tìm và ghi lại thành
phần khởi ngữ được sử dụng trong đoạn văn in đậm.
c. Học sinh cần làm gì để
có kết quả tốt trong học tập và thi cử?
d. Em có đồng ý với ý nhận
định: “không phải cứ học thêm là kiến thức của bạn tăng vọt”? Vì sao?
(Trả lời khoảng 4-6 dòng)
Câu 2. Ngày
nay, theo đòi hỏi của giáo dục hiện đại, người học buộc phải tăng tính chủ động,
khả năng tự định hướng các kiến thức mình cần và xây dựng lộ trình học tập
riêng theo đòi hỏi của từng cá nhân.
Từ gợi ý trên,
em hãy viết bài văn ngắn (khoảng 500 chữ) trình bày suy nghĩ về nhận định: Tự
học - kỹ năng học tập cần thiết đối với mỗi học sinh.
Câu 3.
Thông qua tác phẩm, tác giả cất lên tiếng nói của mình. Thông qua quá trình đọc,
người đọc tiếp nhận những thông điệp mà tác giả gửi gắm:
Thông điệp về Tình yêu thương, hơi ấm
tình cảm, niềm tin của bà truyền lại cho thế hệ mai sau sẽ không thể dập tắt qua
đoạn thơ: Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm, Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi, Nhóm niềm xôi gạo mới, sẻ chung vui, Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ... Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa! (Bếp lửa, Bằng Việt) |
Thông điệp về ân tình cảm động, đẹp
đẽ của nhà thơ Viễn Phương và đồng bào miền Nam đối với Bác Hồ vô vàn kính
yêu qua đoạn thơ: Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng. […] Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này... (Viếng lăng Bác, Viễn Phương) |
Thông điệp về sức sống mãnh liệt của con người Việt Nam trong
hoàn cảnh éo le, khốc liệt của chiến tranh, với những tình cảm tốt đẹp, bình
dị, thiêng liêng, bất tử trong đoạn trích: Sau đó anh lấy vỏ đạn hai mươi ly của Mỹ,
đập mỏng làm thành một cây cưa nhỏ, cưa khúc ngà thành từng miếng nhỏ. Những
lúc rỗi, anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỷ mỉ và cố công như người
thợ bạc. Chẳng hiểu sao tôi thích ngồi nhìn anh làm và cảm thấy vui vui khi
thấy bụi ngà rơi mỗi lúc một nhiều. Một ngày, anh cưa được một vài răng.
Không bao lâu sau, cây lược được hoàn thành. Cây lược dài độ hơn một tấc, bề
ngang độ ba phân rưỡi, cây lược cho con gái, cây lược dùng để chải mái tóc
dài, cây lược chỉ có một hàng răng thưa. Trên sóng lưng lược có khắc một hàng
chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét: "Yêu nhớ tặng Thu, con
của ba". Cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc của con, nhưng nó như gỡ
rối được phần nào tâm trạng của anh. Những đêm nhớ con, anh ít nhớ đến nỗi hối
hận đánh con, nhớ con, anh lấy cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên tóc cho cây
lược thêm bóng, thêm mượt. Có cây lược, anh càng mong gặp lại con. Nhưng rồi
một chuyện không may xảy ra. Một ngày cuối năm năm mươi tám, năm đó ta chưa
võ trang - trong một trận càn lớn của quân Mỹ - ngụy, anh Sáu bị hy sinh. Anh
bị viên đạn của máy bay Mỹ bắn vào ngực. Trong giờ phút cuối cùng, không còn
đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết
được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu.
Tôi không đủ lời lẽ để tả lại cái nhìn ấy, chỉ biết rằng, cho đến bây giờ, thỉnh
thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh. - Tôi sẽ mang về trao tận tay cho cháu. Tôi cúi xuống nhìn anh và khẽ nói. Đến
lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi... (Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng) |
Học sinh được chọn 1
trong 2 đề sau:
Đề 1. Em
hãy viết bài văn trình bày cảm nhận về một trong ba thông điệp trên. Từ đó,
liên hệ với một tác phẩm khác để làm nổi bật thông điệp mà em chọn.
Đề 2. Văn học là tấm gương phản ánh cuộc
sống, là cuốn bách khoa toàn thư về cuộc sống. Qua văn học con người có được
những hiểu biết sâu sắc hơn về tự nhiên, về xã hội, về chính bản thân mình. Văn học là để giáo dục và hoàn thiện mỗi con người, mỗi
trang sách làm nên bước ngoặt trong cuộc đời con người.
Từ những trải nghiệm trong quá trình đọc tác phẩm văn
chương, em hãy viết bài văn với nhan đề: Trang sách làm nên bước ngoặt
trong cuộc đời em.