ĐỀ
LUYỆN TẬP TỔNG HỢP 2020 – 2021_14
Chủ
đề: ANH HÙNG
Bạn sẽ trở thành nhân vật
chính trong cuộc đời của bạn hay bạn sẽ để lại vai diễn đó cho người khác?
Câu
1.
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Ta
không thực sự biết mình mạnh đến thế nào cho đến khi ta đối mặt với những thách
thức. Thay vì chờ đợi cuộc sống thử thách ta bằng những khó khăn, ta có thể tiết
kiệm rất nhiều thời gian và đau đớn bằng cách học cách trở thành anh hùng của
chính mình, trong những thời điểm tốt đẹp cũng như xấu.
Bắt
đầu bằng cách làm chủ sự lựa chọn của bạn. Một khi bạn thừa nhận những điểm yếu
và sai lầm của bạn một cách tốt nhất, ít nhất với chính bản thân bạn, bạn có thể
lên kế hoạch thay đổi chúng hơn là bị sa lầy vào sự xấu hổ và thương hại.
Là
anh hùng của chính bạn có nghĩa là tự phê bình và đóng gói những suy nghĩ tiêu
cực. Nó có nghĩa là đứng lên vì chính mình và nói: Đủ, điều này không hữu ích!
Thay vào đó, hãy tập trung vào thế mạnh của ta và những gì ta CÓ THỂ làm.
Câu
chuyện về những đau đớn, mất mát và thất bại của bạn có thể trở thành những lời
nhắc nhở đầy cảm hứng cho bạn về sự kiên cường và sự sống còn của bạn. Tập
trung vào những thế mạnh và sự khôn ngoan đã phát triển trong bạn thông qua những
khó khăn mà bạn đã phải đối mặt.Bản chất của việc thể hiện anh hùng trong bạn
đang tái sắp xếp những khó khăn mà bạn đã phải đối mặt như những trận chiến bạn
đã sống sót.Tự hào về sự kiên cường của bạn.
Điểm
mạnh và sức mạnh cá nhân lớn nhất của ta thường được tìm thấy trong những điều
ta giỏi, và ta thích – nguồn sống của ta. Những nguồn sống của bạn, dù là thể
thao, nghệ thuật, du lịch, thiên nhiên hay cái gì khác, hãy nuôi sống chúng.
Nguồn sống cho bạn là mục đích và ý nghĩa để phấn đấu hoặc chơi một ngày khác.
Là
anh hùng của chính bạn có nghĩa là thể hiện bản thân bạn bằng cách phát triển
các giá trị của chính bạn và giữ đúng những cam kết với chính mình. Làm những
gì bạn nói bạn sẽ làm và cảm thấy tự hào về bản thân, tự tin vào nhân vật của bạn.
Cuối cùng, anh hùng đều có ý định, nhất quán và từ tâm.
(Theo How
To Be Your Own Hero, Debra Campbell, dịch Lê Huyền Trang)
a. Theo tác giả, sức mạnh cá nhân lớn nhất của ta thường tìm
thấy ở đâu? Nó mang lại gì cho ta?
b. Nêu hiệu quả của
01 phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn in đậm.
c. Em hiểu thế nào
về nhận định: anh hùng đều có ý định, nhất quán và từ tâm.
d. Em có đồng tình
với quan điểm: anh hùng của chính bạn là làm những gì bạn nói bạn sẽ làm và
cảm thấy tự hào về bản thân, tự tin vào nhân vật của bạn không? Vì sao? (Trả
lời khoảng 4-6 dòng)
Câu
2.
Cuộc sống không bao giờ là một tấm thảm đầy
hoa và êm ái mà lẫn trong đó là những chiếc gai nhọn. Có những lúc bạn không
tránh khỏi những khó khăn, thất bại cay đắng. Vào những thời điểm như vậy, hãy
luôn biết cách nhìn nhận vào mặt tốt của vấn đề, nhận ra ưu điểm của chính mình
và có niềm tin vào cuộc sống. Chỉ khi bạn có lòng tin ở bản thân mình thì mới
có động lực để phấn đấu và nỗ lực.
Từ gợi ý trên,
em hãy viết bài văn ngắn (khoảng 500 chữ) trình bày suy nghĩ về mối liên hệ giữa thái độ sống tiêu cực và
thất bại của con người trong đời sống.
Câu 3. "... Chí những
toan xẻ núi lấp sông,
Làm
nên đấng anh hùng đâu đấy tỏ..." - Nguyễn Công Trứ
Bạn sẽ là anh
hùng. Nhưng phải làm thế nào để thành một "anh hùng thật sự"?
Anh
hùng là người muốn cống
hiến, sống thật với niềm tin xác quyết của mình như anh Thanh
niên trong đoạn trích: Anh hạ giọng, nửa tâm sư, nửa đọc lại một
điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều: - Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời
đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ
loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta việc,
ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn
liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ
thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả
“thèm” hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy,
cháu tự nói với cháu thế đấy. Bác lái xe đi, về Lai Châu cứ đến đây dừng lại
một lát. Không vào giờ “ốp” là cháu chạy xuống chơi, lâu thành lệ. Cháu bỗng
dưng tự hỏi: Cái nhớ xe, nhớ người ấy thật ra là cái gì vậy? Nếu là nỗi nhớ
phồn hoa đô hội thì xoàng. Cháu ở liền trong trạm hằng tháng. Bác lái xe bao
lần dừng, bóp còi toe toe, mặc, cháu gan lì nhất định không xuống. Ấy thế là
một hôm, bác lái phải thân hành lên trạm cháu. Cháu nói: “Đấy, bác cũng chẳng
“thèm” người là gì?” (Lặng lẽ Sa Pa- Nguyễn Thành Long) |
Anh hùng là người hành động vì
nghĩa, vì công bằng và lẽ phải, cứu giúp những người hoạn nạn, đem lại
điều tốt đẹp cho mọi người như Lục Vân Tiên trong đoạn thơ: Vân Tiên ghé lại bên đàng, Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô. Kêu rằng: “Bớ đảng hung đồ, Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân.” Phong Lai mặt đỏ phừng phừng: “Thằng nào dám tới lẫy lừng vào đây. Trước gây việc dữ tại mầy, Truyền quân bốn phía phủ vây bịt bùng.” Vân Tiên tả đột hữu xông, Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang. […] Vân Tiên nghe nói liền cười: “Làm ơn há dễ trông người trả ơn. Nay đà rõ đặng nguồn cơn, Nào ai tính thiệt so hơn làm gì. Nhớ câu kiến nghĩa bất vi, Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”. (Lục Vân Tiên, Nguyễn Đình Chiểu) |
Anh hùng là người biết thừa nhận những
điểm yếu và sai lầm và thay đổi chúng như người lính trong đoạn
thơ: Ngửa mặt lên nhìn mặt có cái gì rưng rưng như là đồng là bể như là sông là rừng
Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình. (Ánh
trăng, Nguyễn
Duy) |
Học
sinh được chọn 1 trong 2 đề sau:
Đề 1. Em
hãy viết bài văn trình bày cảm nhận về một trong ba quan niệm anh hùng trên. Từ
đó, liên hệ với một tác phẩm khác để làm nổi bật nội dung mà em chọn.
Đề
2.
Đến với văn học, ta được trải nghiệm
những hiện thực mới mẻ, ta được sống với tình cảm mới và trau dồi thêm cho đời
sống tinh thần mình thêm phong phú.
Từ những trải nghiệm trong quá trình đọc tác phẩm văn
chương, em hãy viết bài văn với nhan đề: Văn chương giúp sống đẹp hơn,
sống “người” hơn.