ĐỀ
LUYỆN TẬP TỔNG HỢP 2020 – 2021_13
Chủ
đề: KỶ NIỆM
Giá trị cuộc sống được định
giá từ những kỷ niệm...
Câu
1.
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Kỷ
niệm là món quà của trí nhớ, để ta đừng quên mình. Còn kỷ niệm là còn tâm hồn,
còn nhớ, và còn biết thương chính mình, để sống còn niềm tin vào cái đẹp. Điều
quan trọng nhất là bạn biết giữ những kỷ niệm đó như thế nào để cho nó trở
thành những giá trị sống quanh mỗi người.
Hãy
trân trọng những kỷ niệm vui các bạn ơi, giữ gìn một cách cẩn thận. Như là các
bạn học sinh có kỷ niệm thời thời thơ ấu còn ngồi trên ghế nhà trường cùng với
bạn bè thầy cô. Bởi vì trong cuộc đời mỗi người chúng ta có những kỷ niệm vui
khó lắm. Trân trọng kỷ niệm đẹp, nghĩa là chúng ta đang trân trọng bản thân
mình.
Hãy
ghi nhớ những kỷ niệm buồn biết cách chuyển hóa nó để mình có thể vững chãi
trong cuộc sống. Để từ đó chúng ta biết sống hoàn thiện hơn về bản thân mình để
xứng đáng với những gì mà người thân, người gần gũi mình trao tặng cho mình.
Hãy
cảm ơn những ai đã trao tặng cho bạn những kỷ niệm đẹp, bởi như thế bạn sẽ
không bao giờ thấy lẻ loi trong cuộc sống, luôn cảm thấy ấm áp và hạnh phúc và
đã được sẻ chia. Và cũng nên cảm ơn những ai cho bạn những kỷ niệm chưa đẹp vì
đó chính mình cần phải rèn luyện thêm và sửa đổi bản thân hơn cho hoàn thiện.
Vì
thế trong mỗi chúng ta hãy tạo cho bản thân mình có những kỷ niệm đẹp và đáng
nhớ nhất để có thể lưu giữ lại trong cuộc sống cho riêng bản thân của mình.
(Theo
Tường Vy)
a. Theo tác giả,
vì sao phải cảm ơn người trao ta kỷ niệm đẹp và người cho ta kỷ niệm chưa đẹp?
b. Nêu hiệu quả của
01 phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn in đậm.
c. Em hiểu thế nào
về lời khuyên: hãy tạo cho bản thân mình có những kỷ niệm đẹp và đáng nhớ nhất.
d. Em có đồng tình
với quan điểm: Còn kỷ niệm là còn tâm hồn, còn nhớ, và còn biết thương chính
mình, để sống còn niềm tin vào cái đẹp không? Vì sao? (Trả lời khoảng 4-6
dòng)
Câu
2.
Tuổi thơ mỗi người chỉ một, cũng giống
như bố, như mẹ. Nếu không tận dụng, không sống cho tốt trong khoảng thời gian
còn quý hơn vàng ngọc ấy, thì khi nó qua đi, tất cả những gì chúng ta có thể
làm là nuối tiếc. Vậy hãy làm nó trở thành một thước phim tuyệt vời của mười mấy
năm ấu thơ, của hạnh phúc, của sự trong sáng và hồn nhiên. Có lẽ đó là những gì
chúng ta có thể làm được.
Từ gợi ý trên,
em hãy viết bài văn ngắn (khoảng 500 chữ) trả lời câu hỏi: Tuổi trẻ cần tạo cho bản thân mình có những kỷ niệm đẹp và đáng nhớ?
Câu 3. Sống đâu chỉ là miệt mài
bước đi để rồi bỏ quên những điều xưa cũ nhưng ẩn chứa vô vàn ý nghĩa. Văn chương lắng đọng và
khơi gợi tâm hồn ta kí ức một thời.
Đó
là kỉ niệm lần đầu nhà
thơ Viễn Phương ra thăm Bác đầy cảm xúc kính yêu biết ơn nghẹn ngào qua đoạn thơ: Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa
xuân... (Viếng lăng Bác- Viễn Phương) |
Đó là kỉ niệm tình yêu đẹp thành nỗi
tê tái của Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích làm người đọc thương cảm
xót xa: Tưởng người dưới nguyệt chén đồng Tin sương luống những rày trong mai chờ Bên trời góc bể bơ vơ Tấm son gột rửa bao giờ cho phai Xót người tựa cửa hôm mai Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ Sân Lai cách mấy nắng mưa Có khi gốc tử đã vừa người ôm. (Truyện Kiều- Nguyễn Du)
|
Đó là những kỉ niệm sâu sắc về tuổi
thơ,tình bà cháu thiêng liêng, cảm động qua đoạn thơ: Tám năm ròng, cháu cùng bà nhóm lửa Tu hú kêu trên những cánh đồng xa Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà? Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế. Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế! Mẹ cùng cha công tác bận không về, Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe, Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học, Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc, Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà, Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?! (Bếp lửa- Bằng Việt) |
Học
sinh được chọn 1 trong 2 đề sau:
Đề 1. Em
hãy viết bài văn trình bày cảm nhận về một trong ba kỷ niệm trên. Từ đó, liên hệ
với một tác phẩm khác để làm nổi bật bài học nhận được từ kỷ niệm mà em chọn.
Đề
2.
Lưu Quý Kì đã viết: Nhà thơ gói
tâm tình của mình trong thơ. Người đọc mở ra bỗng thấy tâm tình của chính mình.
Từ những trải nghiệm trong quá trình đọc tác phẩm văn
chương, em hãy viết bài văn với nhan đề: Văn chương giúp ta tìm thấy tâm
tình của chính mình.