Chủ đề: NIỀM TIN
“Niềm
tin là sức mạnh có thể khiến thế giới tan vỡ xuất hiện trong ánh sáng.” (Faith
is the strength by which a shattered world shall emerge into the light.) Helen
Keller
Câu 1.
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Cựu
tổng thống Pakistan Ayub Khan từng nói: “Niềm tin cũng giống như sợi dây mảnh,
đã đứt là khó nối”. Khi cha mẹ bắt đầu đối xử với đứa con bằng thái độ thiếu
tin tưởng, dưới định kiến này của cha mẹ, trẻ nảy sinh tâm lí dễ nổi loạn, thậm
chí làm những việc khiến cha mẹ thêm bất tín.
Khi
thiên tài Edison 8 tuổi, ông từng đặt ra câu hỏi với giáo viên: vì sao 2 + 2 =
4? Vì câu hỏi này, ông bị giáo viên cho là chậm chạp, năng lực thấp. Tuy nhiên,
mẹ Edison, người luôn tin tưởng con trai mình, đã luôn kiên nhẫn dạy dỗ cậu bé.
Dưới sự dìu dắt của mẹ, Edison say mê đọc sách - thói quen này trở thành nền tảng
cho những phát minh lớn trong tương lai của cậu. Nếu người mẹ tin vào lời giáo
viên, tin rằng con trai mình là một đứa trẻ kém cỏi, thế giới sẽ không có vua của
những phát minh sau này.
Thế
nên, sự tin tưởng con, để con được cảm nhận thực sự thấy tình yêu, sự tự do sẽ
quan trọng hơn rất nhiều so với sự hài lòng về vật chất. Trong quá trình đó, cần
chú ý ba điểm quan trọng: cho trẻ cơ hội tự giác, hiểu nguyên nhân, cho trẻ cơ
hội được tin tưởng, luôn tin con là tốt nhất.
(Trích Tác hại nhãn tiền khi thiếu tin
tưởng con, Thùy Linh, vnexpress.net)
a. Theo bài viết,
thành công của thiên tài Edison đến từ những nguyên nhân nào?
b. Chỉ ra và gọi
tên 2 phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn in đậm.
c. Vì sao tác giả
bài viết lại cho rằng: “Sự tin tưởng con, để con được cảm nhận thực sự thấy
tình yêu, sự tự do sẽ quan trọng hơn rất nhiều so với sự hài lòng về vật chất”?
d. Em có đồng ý với
quan điểm “Niềm tin cũng giống như sợi dây mảnh, đã đứt là khó nối” được
nhắc đến trong văn bản hay không? Vì sao? (Trả lời khoảng 4-6 dòng)
Câu 2. Thứ
đắt giá nhất trên đời này là lòng tin. Để có được có khi cần rất nhiều thời
gian, nhưng để đánh mất thì chỉ cần vài giây ngắn ngủi.
“Giới trẻ có
thực sự cần tạo lòng tin cho người lớn?”. Em hãy viết bài văn ngắn (khoảng
500 chữ) để trả lời câu hỏi trên.
Câu 3. Thông qua tác phẩm, tác
giả cất lên tiếng nói của mình. Thông qua quá trình đọc, người đọc tiếp nhận những
thông điệp mà tác giả gửi gắm:
Thông điệp về Niềm tin và khát vọng của người cha dành cho
con qua đoạn thơ: Người đồng mình thô sơ da thịt Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương Còn quê hương thì làm phong tục Con ơi tuy thô sơ da thịt Lên đường Không bao giờ nhỏ bé được Nghe con. (Nói với con, Y Phương) |
Thông
điệp về khát vọng giải phóng miền Nam thống nhất tổ quốc qua đoạn thơ: Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy Võng mắc chông chênh đường xe chạy Lại đi, lại đi trời xanh thêm.
Không có kính, rồi xe không có đèn, Không có mui xe, thùng xe có xước, Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước: Chỉ cần trong xe có một trái tim. (Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Phạm
Tiến Duật) |
Thông
điệp về sự phát triển và trường tồn của dân tộc qua đoạn thơ: Mùa xuân người cầm súng Lộc giắt đầy quanh lưng Mùa xuân người ra đồng Lộc trải dài nương mạ Tất cả như hối hả Tất cả như xôn xao
Ðất nước bốn nghìn năm Vất vả và gian lao Ðất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước. (Mùa xuân nho nhỏ,Thanh Hải) |
Học sinh được chọn
1 trong 2 đề sau:
Đề
1. Em hãy viết bài văn trình bày cảm nhận về một trong ba
thông điệp trên. Từ đó, liên hệ với một tác phẩm khác để làm nổi bật thông điệp
mà em chọn.
Đề
2.
Văn học sẽ là một trong những nơi
con người tìm đến như một điểm tựa tinh thần, niềm an ủi, nâng đỡ con người,
làm cho con người thực sự trở thành CON NGƯỜI, luôn có khả năng vượt qua chính
mình.
Từ những gợi ý trên và từ những trải nghiệm trong quá trình
đọc tác phẩm văn học, hãy viết bài văn với nhan đề: “Văn học mang
lại những vẻ đẹp nhân văn cao cả và niềm tin cho con người”.