“Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển
Có
một phần máu thịt ở Hoàng Sa
Ngàn năm trước con theo cha xuống
biển
Mẹ
lên rừng thương
nhớ mãi Trường Sa
Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc
Các
con nằm thao
thức phía Trường Sơn
Biển Tổ quốc
chưa
một ngày yên ả
Biển cần
lao như
áo mẹ bạc sờn”
Mỗi lần đọc bài
thơ này của nhà thơ
Nguyễn
Việt
Chiến,
tôi lại
thao thức về biển về Hoàng
Sa – Trường
Sa. Trong tôi lại hiện lên thật kiêu hãnh dáng đứng
của
những người
lính đảo
xa giữa
mênh mông đại dương đang
canh giữ
cho quê hương
yên bình giấc ngủ.
Khi
sinh ra tôi đã sống
trong thời
bình, bom đạn chiến tranh, những ngày đói khổ dường
như tôi chưa từng biết đến và trải
qua. Tôi chỉ biết lịch sử, quá khứ đáng tự hào của
dân tộc
qua những
trang sách sử, qua báo đài. Từ những trang sách ấy tôi đã lớn
lên chan chứa một tinh thần biết ơn
với
tiền
nhân, với
quá khứ. Bởi nếu
không có thế hệ cha anh đã ngã xuống
trong biết
bao nhiêu cuộc chiến vệ quốc vĩ đại thì chắc
chắn
tôi không có mặt trên đời. Ngày
nay, dù chiến tranh đã đi qua, đất nước đã
hòa bình và phát triển, nhưng
biển
xa vẫn
canh cánh mối lo hiểm họa xâm lăng
của
các thế lực
thù địch.
Nên nhiệm vụ của
tuổi
trẻ,
nhiệm vụ của mỗi
công dân lại được đặt
lên trên
hết.
Và ở đó,
nơi cách chúng ta hàng
trăm hải lý, những chàng trai lính đảo, những
con người đầy
nhiệt
huyết
có trái tim yêu nước nhiệt thành luôn biết hi sinh và cống hiến đang
ngày đêm
đương đầu với
sóng dữ. Họ
chính là biểu tượng
cao đẹp của Tổ Quốc
hôm nay:
Yêu
biết mấy những con người đi
tới
Hai
cánh tay như
hai cánh bay lên
Ngực
dám đón
những phong ba dữ dội
Chân
đạp bùn không sợ những loài sên!
Đường
bờ biển nước
ta dài
trên 3260 km kéo dài từ Móng Cái đến Hà
Tiên. Vươn trải ra hướng đông,
ta có trên 3000 hòn đảo lớn nhỏ. Từ thuở đội hùng binh Lý Sơn mang gươm vẽ biển ta có Hoàng Sa, Trường Sa với
bao đảo nổi đảo
chìm. Biển
như lòng mẹ
bao la mang đến cho ta bao nguồn lợi thủy hải sản, nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp. Biển
chứa
chan tình yêu thương
vẫn
ngày đêm
vỗ
sóng vào bờ. Khi nhắc đến đây
tôi lại
thoáng nhớ về kí ức cùng với ông, ông tôi cũng đã run run giọng
khàn mà kể với
tôi những
kí
ức
còn sót lại mà ông biết về trận chiến ở Đảo Gạc
Ma năm 1988. Đó
là trận
hải
chiến mà
ông cha ta đã dốc hết sức lực,
dùng tất cả sức mạnh để đấu
tranh chống
kẻ
thù Trung Quốc hiểm độc. Ở nơi đó các anh đã
dâng hiến
tuổi
xuân xanh của mình vì độc lập
chủ
quyền của
dân tộc.
Các anh hi sinh nhưng
trên tay vẫn ôm trọn lá cờ tổ quốc,
quyết
chiến một
lòng một dạ. Hằng
năm, những chuyến tàu vẫn đều đặn
chở đoàn công tác từ đất liền
ra Trường
Sa. Mỗi lần đi qua Gạc
Ma, những
người
con đất
Việt
không quên thả vòng hoa tưởng niệm.
Các anh đã
dâng hiến
tuổi
20 cho Tổ quốc,
nhân dân cả nước sẽ đời đời
ghi nhớ
công ơn của các anh. Ông tôi nhắm đôi
mắt lại
khẽ
lâu rồi mở ra
lặng
buồn
nhìn về
phía xa xăm,
và
hình như tôi thấy
trong ánh nhìn xa xăm
ấy của
ông tôi là cả một tình yêu không nói nổi
nên lời:
tình yêu Biển Đảo quê hương.
Nay
trong thời
bình, hàng
trăm ngàn những người lính đã
gác lại đời tư, tạm biệt những vùng quê, tạm biệt những thành phố phồn hoa đô hội để đến với
biển đảo
canh giấc
ngủ
bình yên cho nhân dân. Giữa bao nhiêu thiếu thốn và cô đơn, những người lính ấy vẫn
quyết
bám đảo,
bám biển để bảo vệ
vùng trời
biển
thiêng liêng mà bao liệt sĩ đã ngã xuống
khi cuộc đời
còn rất
trẻ. Mặc
dù chiến
tranh tàn
khốc đã
thôi không trở lại, nhưng
những
âm mưu độc chiếm,
âm mưu muốn tranh giành lãnh thổ của các nước ‘’láng giềng’’
vẫn
còn sôi
sục đó
đây.
Biển vẫn
ngày đêm
sóng dữ chưa nguôi.
Các anh, những người lính trẻ không màng khó khăn,
ngày đêm
và ngày đêm
chiến đấu.
Các anh mang trong mình tư thế sẵn sàng, tay cầm súng, đầu mang chí lớn đối mặt với
hiểm
nguy nhưng can trường
và vững chãi, hiên ngang giữa
mênh mông biển cả. Tôi cũng chợt nhớ đến nhà văn Nguyễn
Thành
Long, người đã đưa bạn đọc đến với hình tượng anh thanh niên làm
công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu
trên đỉnh
núi Yên Sơn.
Mặc
dù chịu
nhiều
gian khổ nhưng anh vẫn
tích cực làm
việc
góp phần vào
công việc
lao động
sản
xuất và
chiến đấu. Điều đó cho thấy
dù có bao nhiêu chông gai, bao nhiêu khó khăn
thử
thách trước mắt,
anh thanh niên nói chung cũng như
toàn bộ thế hệ trẻ ngày
nay - những
người
lính biển đảo
cao cả đó
vẫn
ngày đêm
rèn luyện,
vẫn
nung nấu ý
chí, dũng
khí để bảo vệ
quê nhà. Đó
là vẻ đẹp
muôn đời của
dân tộc
Việt
Nam, một dân
tộc:
Đứng vững chãi bốn ngàn năm
sừng sững
Lưng đeo
gươm
tay mềm mại bút hoa.
Trong
và thực sáng hai bờ suy tưởng
Sống
hiên ngang mà nhân ái chan hoà.
(Huy
Cận)
Tôi,
dù mang trong mình lòng ngưỡng mộ biết ơn nhưng
như thế vẫn là chưa
đủ,
tôi vẫn
khao khát được một lần mang trên vai bộ
quân phục của
những
người
lính hải đảo,
sẽ hành
quân trên vùng biển đảo xa xôi đó.
Vâng! Khi tổ quốc cần, ta phải biết hi sinh.
Thầy
Phan Danh Hiếu