Thứ Tư, 4 tháng 6, 2014

Hãy Vì Môi Trường Xanh - Sạch - Đẹp !


Con người bao giờ cũng sống trong một môi trường nhất định. Môi trường đó có thể lúc đầu là tốt nhưng sau có thể là xấu do sự tác động của con người. Môi trường đang là sự quan tâm mang tính toàn cầu, không chỉ thế giới mà cả Việt Nam. Ô nhiễm môi trường và tác hại mà nó gây ra ngày càng nặng nề. Cho nên những năm gần đây chính phủ Việt Nam đã có những hành động thiết thực kêu gọi mọi người  : " Hãy vì môi trường sống của chúng ta ngày càng xanh, sạch, đẹp "
  Tại sao chúng ta lại phải bảo vệ môi trường và xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp ?
            Môi trường là nơi con người sống và làm việc . Hoạt động đó tạo nên hai yếu tố : thiên nhiên và con người. Thiên nhiên bao gồm các nguồn tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản .. đặc biệt là cây xanh giúp cân bằng hệ sinh thái động thực vật hài hoà các yếu tố tự nhiên bảo đảm duy trì sự sống cho con người. Môi trường xanh đồng thời cũng phải là môi trường sạch và đẹp. Sạch ở đây có nghĩa là sạch sẽ thể hiện ngay trong ý thức của con người: không xả rác ra đường phố. Còn đẹp là một nhu cầu tất yếu mà con người ai cũng muốn hưởng thụ. Cho nên xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp cần phải có 3 yếu tố cấu thành: xanh, sạch, đẹp. Đảm bảo sức khoẻ cho con người mà còn tạo cảm giác sảng khoái, dễ chịu.
             Con người sẽ phải chịu nhiều hậu quả của việc môi trường sống đang bị đe doạ nghiêm trọng. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường có thể là do: con người và thiên nhiên (động đất, sóng thần … ) nhưng chủ yếu là do con người. Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ 2 đã đem lại nhiều thành tựu khoa học rực rỡ : chế tạo máy, xe tăng, tàu ngầm …Bên cạnh đó con người cũng xả ra môi trường một lượng rác thải vô cùng lớn gây ô nhiễm môi trường. Theo các nhà khoa học chỉ trong 100 năm trở lại đây nhiệt độ Trái Đất sẽ tăng 0,6 C gây ra hiệu ứng nhà kính. Tầng ôzôn bị chọc thủng ở nam cực - tia cực tím làm ảnh hưởng đến sức khoẻ gây ra các bệnh về mắt. Làm băng ở 2 cực tan dần ra khiến cho mực nước biển dâng cao làm ngập lụt nhiều phố xá, nhà cửa. Con người sẽ mất đi những cảnh đẹp, những bãi biển đẹp . Các tàu chở dầu hàng chục tấn do mưa bão bị đắm tàu gây ra sự cố tràn dầu làm nhiều sinh vật biển chết, cảnh đẹp của biển mất đi gây nhiều hậu quả về sau .
            Ở Việt Nam những năm gần đây, các trận bão diễn ra liên tục với quy mô và sức tàn phá ngày càng khủng khiếp. Đặc biệt là trận lụt lịch sử năm 2008 làm ngập lụt nhiều tuyến phố ở Hà Nội. Giữa lòng thủ đô người dân vẫn tung tăng bắt cá. Gây ra nhiều thiệt hại to lớn về người và của. Làm tan nát hạnh phúc của nhiều gia đình: con mất cha, bà mất cháu, vợ mất chồng. Xã hội đang cần nhiều hơn nữa sự quan tâm chia sẻ của cộng đồng đối với các nạn nhân bị thiên tai, lũ lụt như: ủng hộ quần áo, tiền, sách vở …Đó là hậu quả của việc chặt phá rừng đầu nguồn một cách vô tội vạ. Hàng nghìn, hàng vạn hécta rừng bị chặt phá vì nguồn lợi trước mắt mà một số người đã khai thác gỗ bừa bãi, săn bắn các động vật quí hiếm như hổ báo, sư tử , người dân đốt rừng làm nương rẫy. Nhiều quả đồi có diện tích rừng bao phủ nay bị trọc lóc như đầu ông sư. Đất đai cằn cỗi, bạc màu do mưa xuống rửa trôi các chất dinh dưỡng. Nhiều cây rừng bị chặt phá nằm ngổn ngang, cây to ngã xuống đè chết cây bé. Ông cha ta có câu " rừng vàng, biển bạc " như vậy quả là rất đúng. Rừng cung cấp gỗ để sản xuất giấy, chế biến đồ mĩ nghệ … Biển cho ta nguồn lợi về thuỷ sản, du lịch, ngắm cảnh đẹp. Nhưng rừng và biển không phải là vô tận. Cây chặt mãi cũng hết. Tôm cá nào kịp sinh sản với kiểu đánh bắt có tính chất huỷ diệt: dùng điện, kích, thuốc nổ … Làm cho nhiều sinh vật đưới nước chết! Thử hỏi khai thác mà không đi đôi với bảo vệ và phát triển thì các nguồn tài nguyên đó cũng cạn kiệt. Các nhà máy, xí nghiệp thải các chất thải công nghiệp như: túi ni lông cho dù đem chôn hoặc đốt cũng gây ô nhiễm môi trường. Nước thải trong công nghiệp và trong sinh hoạt không qua sử lí đổ thẳng ra sông suối. Con sông Tô Lịch ở Hà Nội một thời mộng mơ, nước trong xanh đi vào thơ văn nay chỉ thấy một màu nước đen ngòm. Ô nhiễm môi trường cũng là nguồn bùng phát, lây lan các bệnh dịp nguy hiểm như: thổ tả, H5N1, sốt xuất huyết ….
      Ở nông thôn người dân còn quá lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật. Cứ phun nhiều, bón nhiều làm cho sản phẩm ngày càng to ra trông đẹp mắt dẫn đến ô nhiễm các môi trường: đất, nước, không khí…
      Quả là tình trạng ô nhiễm môi trường đã đến mức báo động đỏ: SOS! Chúng ta phải làm gì đây để cứu lấy màu xanh của chúng ta, cứu lấy môi trường, cứu lấy Trái Đất - ngôi nhà chung của chúng ta?
      Chúng ta phải có ý thức bảo vệ môi trường bằng những việc làm hết sức nhỏ bé như: bỏ rác đúng nơi qui định. Giáo dục mọi người hãy bảo vệ môi trường sống. Đấu tranh với các hành vi phá hoại môi trường, tố giác những kẻ phá hoại. Cung cấp tiền của, trồng thêm nhiều cây xanh để phủ xanh đất trống, đồi núi trọc theo lời Bác Hồ dạy:
             " Mùa xuân là tết trồng cây
           Làm cho đất nước càng ngày càng xuân "
        Các chất thải công nghiệp phải qua xử lí mới được thải vào môi trường, nếu vi phạm sẽ bị sử phạt thật nặng. Việt Nam cũng là nước tham gia nghị định thư Tôkyôtô của Liên Hợp Quốc về cắt giảm lượng khí thải. Tích cực chủ động, sáng tạo tìm ra nhiều nguồn năng lượng mới thay thế các nguồn năng lượng hoá thạch như : năng lượng gió, năng lượng Mặt Trời …
        Hiện nay vấn đề bảo vệ môi trường không chỉ là vấn đề của riêng một quốc gia nào hết mà là của toàn nhân loại. Môi trường sống bị đe doạ đưa ra những cảnh báo dữ dội đối với loài người . Hãy bảo vệ môi trưòng như bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta! Mỗi chúng ta hãy chung tay góp sức làm cho Trái Đất thực sự trở thành ngôi nhà chung bình yên, tươi đẹp của toàn nhân loại !


Lê Văn Hoàng- Phí Ngọc Thành