Y
Phương là một nhà thơ dân tộc Tày, là một trong số ít những nhà thơ dân tộc
miền núi được đông đảo bạn đọc biết đến. Vốn sinh ra và lớn lên trên mảnh đất
Trùng Khánh - Cao Bằng vùng đất có núi non hùng vĩ và trùng điệp đã hun đúc cho
hồn thơ Y Phương bay cao và bay xa. Ông đã thấm nhuần những tinh hoa, cái đẹp
của dân tộc Tày, "Thơ Y Phương như
một bức tranh thổ cẩm đan dệt nhiều màu sắc khác nhau ,phong phú và đa
dạng ,nhưng trong đó có một màu sắc chủ đạo ,âm điệu chính là bản sắc dân
tộc rất đậm nét và độc đáo .Nét độc đáo đó nằm ở cả nội dung và hình
thức. Với Y Phương, thơ của dân tộc Tày nói riêng và thơ Việt Nam nói chung
có thêm một giọng điệu mới ,một phong cách mới " - (Từ
điển tác giả ,tác phẩm văn học Việt Nam).
Bài
thơ Nói với con ra
mắt bạn đọc năm 1980. Trong thơ, tác giả mượn lời người cha để bày tỏ niềm tự
hào về truyền thống của quê hương và mong muốn con sống xứng đáng với truyền
thống ấy. Trong đó, đoạn mở đầu đã thể
hiện được tình cảm gia đình yêu thương gắn bó, cuộc sống lao động đầy niềm vui
của bản làng giữa núi rừng hùng vĩ và thơ mộng.
Chân
phải bước tới cha
…
Ngày
đầu tiên đẹp nhất trên đời.
Bài
thơ được mở đầu bằng một bức tranh gia đình hạnh phúc, ấm cúng đầy ắp
tiếng nói tiếng cười:
“
Chân phải bước tới cha
Chân
trái bước tới mẹ
Một
bước chạm tiếng nói
Hai
bước tới tiếng cười”
Một
mái nhà có cha và mẹ, con lớn lên trong tình thương yêu, sự ấp ủ chở che, nâng
đón và mong chờ của cha mẹ. Bốn câu thơ ngắn gọn chia thành hai cặp sóng đôi
đối xứng nhau thật chuẩn. Bằng cách diễn đạt đầy hình ảnh vốn là phong cách đặc
trưng của ngôn ngữ miền núi, Y Phương đã vẽ nên một bầu không khí gia đình ấm
áp, quấn quýt. Từ mỗi dòng thơ, người đọc có thể hình dung cảnh đứa con đang
chập chững từng bước đi về phía hai tay dang rộng của cha, của mẹ. Rồi cánh tay
rắn chắc của cha nâng con lên cao trong tiếng cười rộn rã hạnh phúc của
mẹ. Mỗi bước đi, tiếng nói,
tiếng cười của con đều được mừng vui đón nhận. Hạnh phúc gia đình là cái nôi
hình thành nên nhân cách của một con người trong cuộc sống.
Hơn
thế nữa, đứa con còn được sinh ra và trưởng thành trong cuộc sống lao động đầy
ắp niềm vui, tiếng hát của quê hương làng bản :
“
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan
lờ cài nan hoa
Vách
nhà ken câu hát ”
Người
đồng mình là người vùng mình, những
người cùng sống trên một miền đất, cùng một quê hương, một dân tộc. Trong bài
thơ, cụm từNgười đồng mình được
nhắc đến nhiều lần như một giai điệu của lời ru, một điệp khúc trong bài hát.
Đây cũng là cách diễn đạt quen thuộc trong ngôn ngữ thơ ca miền núi. Thử đối
chiếu với bài Khúc hát ru những em bé
lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm,
nhạc điệu trong mỗi khúc ru cũng có sự lặp lai tương tự :
Ngủ
ngoan Akay ơi, ngủ ngoan Akay hỡi !
Mẹ
thương Akay….
Người
cha nhấn mạnh cụm từ Người đồng mình khi
nói với con không ngoài mục đích khẳng định niềm tự hào chính đáng và tình cảm
yêu mến chân thành đối với những con người cùng quê hương, dân tộc. Nhà thơ đã
vận dụng tự nhiên lối diễn đạt của người niền núi để xây
dựng thành công những hình ảnh thơ, làm cho những hình ảnh ấy vừa cụ thể vừa
mang tính khái quát cao mà vẫn giàu chất thơ, bay bổng vẻ đẹp trong cuộc sống
người dân miền núi. Cuộc sống lao động tuy vất vả nhưng vẫn tươi vui, mà rất
ngọt ngào đầy ắp tiếng cười tiếng hát.
“
Đan lờ cài nan hoa
Vách
nhà ken câu hát ”
Đan
lờ bằng những nan hoa cài vào nhau, vách nhà được ken vào câu hát. Hai câu thơ
được xây dựng sóng đôi và đối xứng với nhau thật hoàn chỉnh. Cuộc sống lao động
tay chân đối xứng với niềm vui tinh thần. Những đêm hội hè lời ca tiếng hát
vang vọng núi rừng. Những câu hát đối nhau đầy ắp ân
tình giữa những chàng trai cô gái, vách nhà ken đầy tiếng hát yêu thương… Cuộc
sống của bản làng mộc mạc mà chan chứa niềm vui, niềm hạnh phúc. Hai động từ cài và ken miêu
tả sự gắn bó, quấn quýt với nhau. Từ những vần thơ giàu hình ảnh, ta thấy toát
lên cảm giác yếu mến tự hào của người cha khi nhấn mạnh con mình được lớn lên
giữa bản làng thơ mộng.
Rừng
cho hoa
Con
đường cho những tấm lòng
Cha
mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày
đầu tiên đẹp nhất trên đời”
Trong
đoạn thơ, tất cả những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc đều được diễn đạt trực tiếp
bằng hình ảnh. Không chỉ lớn lên trong tình cảm yêu thương của cha mẹ, của bản
làng, đứa con còn được nuôi dưỡng bởi núi rừng hùng vĩ và thơ mộng. Thiên nhiên
bao đời nay gắn bó nghĩa tình, không chỉ che chở, bảo bọc con người mà còn nuôi
dưỡng con người cả về tâm hồn lối sống. Qua những vần thơ vừa tả thực vừa đậm chất
trữ tình, người cha muốn cho con mình thấy được những vẻ đẹp , vẻ nên thơ của
cuộc sống làng quê để mà yêu, mà nhớ. Con đã trưởng thành trong nghĩa tình của
quê hương như vậy đó . Khi nói với con, cha mong cho con hiểu những tình cảm
cội nguồn đã sinh dưỡng con, để con biết yêu quý hơn cuộc sống này.
Như
vậy, qua một đoạn thơ mở đầu cùng với thể tự do bay bổng phù hợp với mạch cảm
xúc tự nhiên. Tác giả đã tạo ra sự cộng hưởng hài hoà giữa những cung bậc tình
cảm khác nhau trong lời người cha tâm tình với con. Nhà thơ Y Phương đã thấu
hiểu và lột tả được tâm hồn tính cách, tình cảm của người dân miền núi. Đó là
niềm tự hào về truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương, dân tộc và
tình cảm gia đình ấm cúng, yêu thương.
Nguồn : Thầy đồ Nguyễn Long Giang