Thứ Ba, 3 tháng 6, 2014

Sự ích kỉ

“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng, để làm gì em biết không, để gió cuốn đi…”
 Trước tôi không biết đây là câu hát trong bài hát nào, chỉ tình cờ nghe được và câu há tnày đã làm tôi nghe một lần và nhớ mãi. Không biết khi Trịnh Công Sơn viết nên câu hát này ông nghĩ gì, còn tôi, câu hát này luôn ám ảnh tôi mỗi khi nghĩ về sự vô tình của lòng người. Con người có lẽ ai cũng có một phần ích kỉ, và điều đó luôn làm tôi sợ hãi.
Ích kỉ là chỉ biết vì lợi ích cho riêng mình. Còn ích kỉ hại nhân là chỉ biết vì lợi ích riêng mình mà làm hại người khác. Ích kỷ là làm những hành động mà có lợi cho bản thân, những người khác không có lợ. Kẻ có tính ích kỉ thường hay so đo, tính toán để trong bất cứ việc gì cũng có lợi cho mình. Phương châm sống của họ là : “Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau”. Tính ích kỉ thể hiện dưới nhiều hình thức và ở nhiều mức độ khác nhau như : lười biếng, tham ăn, dối trá, gian xảo, tham nhũng... Trong học tập, tính ích kỉ bộc lộ qua thái độ thiếu quan tâm tới bạn bè, tới công việc của lớp, của trường.
Cổ nhân có nói:“Nhân bất vị kỷ, thiên tru địa diệt”.Mở rộng ra ý nghĩa của câu này là con người ta sống và làm việc gì cũng đều vì lợi ích cho bản thân. Cuộc sống là cái đáng quý, cuộc sống của bản thân mình là cái quý nhất. Mình không quý, không yêu thương ngay chính bản thân mình thì hỏi còn quý ai, yêu thương ai (người khác, đất nước, con người..) được nữa. Sống vì lợi mình là đúng, nhưng không giúp đỡ (làm lợi cho người khác) thì không được. Việc giúp đỡ những người khác, tức là đem lợi ích đến cho họ thì sẽ tạo ra lợi ích lớn hơn cho tất cả. Vì ta không giúp đỡ người khác thì sẽ không được người khác giúp đỡ, dần dà  ta bị cô lập khỏi tập thể, có  khi magn đến những tác hại to lớn.
Ích kỉ gây ra sự chia rẽ mất đoàn kết, làm suy giảm sức mạnh của tập thể, của cộng đồng.Sự phát triển của loài người gắn liền với sự phát triển của phương thức sản xuất. Thời nguyên thủy, con người đã biết cùng nhau đi săn bắt, hái lượm để có thể thu hoạch được nhiều lợi phẩm hơn. Phương thức này ngày càng phát triển và ngày càng chuyên môn hóa cao hơn. Ví dụ trong may mặc quần áo chia làm nhiều khâu cắt vải, may cánh tay, may túi, kết nút,…cuối cùng mới có có được một chiếc áo hoàn chỉnh để đem đến cho người sử dụng. Giả sử như một khâu trong đó mất đi thì có chiếc áo ra đời không nhỉ?
Sự nguy hiểm của ích kỷ không chỉ dừng lại ở đó. Khi biến thái thành tệ nạn tham nhũng, ảnh hưởng đến cả xã hội. Khi một số kẻ lợi dụng quyền hành để tham nhũng, chúng không chỉ vô trách nhiệm với cộng đóng mà còn gây mất lòng tin của dân với chính quyền, với Nhà nước. Sự ích kỷ nếu hiểu rộng ra như nhũng toan tính riêng vì quyền lợi của một số ít, một nhóm nhỏ mà quên đi lợi ích của xã hội loài người nói chung-còn khủng khiếp hơn. Nó dẫn đến nạn phân biệt chủng tộc, nội chiến, xung đột tôn giáo, chiến tranh, khủng bố... khiến bao dân thường vô tội thiệt mạng.
Sự ích kỉ như một con quái vật đáng sợ có thể hủy hoại nhiều thứ tốt đẹp trong tâm hồn.Tính ích kỷ hoàn toàn trái ngược với lòng vị tha. Người có lòng vị tha là người có trái tim nhân hậu, biết chia sẻ niềm vui nỗi buồn, biết yêu thương con người, đồng bào, đồng loại.
Sống là một hoạt động của con người mà hoạt động ấy phải có ý nghĩa với tất cả những người xung quanh.Ta phải sống như một con người có ích chứ ko phải là lối sống vụ lợi cá nhân.Bạn hãy học cách sống sao để: “khi sinh ra mọi người cười bạn khóc,còn khi bạn ra đi thì mọi người khóc còn bạn cười”.