Câu
1.
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Đối
với những người hiếu học và yêu ngành sư phạm, Hàn Quốc có thể gọi là đất nước
lý tưởng. Ở Hàn Quốc, người có học được tôn trọng hơn người giàu có. Khi nói
chuyện với một giáo sư, nhà triệu phú phải ngả mũ. Một người kiếm tiền bằng
chính tài năng của mình được đánh giá cao hơn hàng trăm lần so với người trúng
số độc đắc. Thành công bằng mọi giá không được coi trọng ở Hàn Quốc. Một công
việc được trả lương cao và một công việc có uy tín không giống nhau ở đây. Uy
tín xã hội được coi trọng hơn.
Giáo
dục trung học được bảo đảm cho mọi người Hàn Quốc tốt nghiệp trường phổ thông.
Nhưng nếu định thi vào một trường Đại học, bạn phải vượt qua một kỳ thi chuyển
cấp. Kỳ thi này quyết định vị thế của bạn trên bậc thang xã hội.
Đối
với người Hàn Quốc việc thỉ cử rất thiêng liêng. Trong thời gian diễn ra các cuộc
thi cả nước im lặng, người ta cấm làm ồn bên cạnh các trường phổ thông và đại học.
Chính quyền địa phương chặn các con đường xung quanh trường để tiêng ồn của xe
cộ không ảnh hưởng tới sự tập trung của thí sinh. Máy bay cũng bị cấm bay trên
phạm vi trường học lúc học sinh đang thi.
Người
Hàn Quốc thậm chí không nghĩ đến việc gian lận thi cử (trong ngôn ngữ Hàn Quốc,
Nhật Bản hay Trung Quốc không có từ biểu thị hiện tượng này). Trong các kỳ thi,
giáo viên từ trường khác đến coi thi. Phong bì đựng các câu hỏi và bài tập được
mở theo hiệu lệnh cùng một lúc ở tất cả các trường phổ thông trên cả nước. Thí
sinh được phép mang theo bút bi, bút chì, tay và chứng minh thư. Đồng hồ và thiết
bị điện tử bị cấm.
(Kim
Thanh Hằng, Chuyên mục Giáo dục bốn phương – Báo Giáo dục và Thời đại)
a.
Xác định và gọi tên 01 phép liên kết được sử dụng trong văn bản?
b.
Theo tác giả, Sự tôn trọng việc học, người có học vấn ở Hàn Quốc được biểu hiện
như thế nào?
c.
Vì sao ở Hàn Quốc, việc thi cử trở thành điều rất thiêng liêng?
d.
Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm qua việc viết, bàn luận về việc thi cử ở Hàn
Quốc là gì?
Câu
2.
Viết bài văn 500 chữ với nhan đề:
Gợi
ý:
Câu
1.
a.
- Phép nối: Nhưng
-
Phép thế: kỳ thi chuyển cấp - Kỳ thi này
-
Phép lặp: bạn
-
Phép liên tưởng: Giáo dục, tốt
nghiệp trường phổ thông, trường Đại học, kỳ thi
b.
Sự tôn trọng việc học, người có học vấn ở Hàn Quốc được biểu hiện như sau:
-
Người có học được tôn trọng hơn người giàu có, người kiếm tiền bằng năng lực được
đánh giá cao hơn người trúng số.
-
Công việc có uy tín xã hội được đánh giá cao hơn công việc có thu nhập cao.
-
Kỳ thi chuyển cấp lên Đại học quyết định vị thế của một con người trên bậc
thang xã hội.
-
Họ coi trọng việc thi cử và sự thành thật trong thi cử, tạo mọi điều kiện cho
việc thi cử.
c.
Việc thi cử ở Hàn Quốc rất thiêng liêng do:
-
Văn hóa Hàn Quốc đánh giá cao học vấn và người có học. Vì vậy, gia đình nào
cũng quan trọng việc con cái và người thân đi thi cử, họ chuẩn bị chu đáo và hệ
trọng.
-
Người có học vị có vị thế cao trong xã hội, trong khi thi cử lại quyết định bậc
thang của mỗi người nên họ cảm thấy thi cử rất thiêng liêng.
-
Chính quyền coi trọng việc thi cử nên người dân cũng sẽ cảm nhận được vai trò của
các cuộc thi đối với sự phát triển xã hội.
d.
Bài học/Thông điệp: Việc học và thi cử là hai yếu tố có mối quan hệ rất mật
thiết với nhau. Phải cố gắng học tốt để kết quả thi cử được thành công tốt đẹp.
Và trong quá trình thi, phải thật nghiêm túc và trung thực thì thành công sảy đến
mới ý nghĩa.
Câu
2. Viết
bài văn khoảng 500 chữ nêu suy nghĩ của mình về lời khuyên: Hãy biết
chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi.
1.
Mở bài
Học
để có kiến thức là điều mà ai cũng mơ ước. Sống cho nên người là lời dạy của
các bậc cha mẹ khi con thơ còn nằm nôi. Học cho thật học; sống cho đáng sống,
quả không dễ với mỗi chúng ta.
2.
Thân bài
*
Giải thích
-
Gian lận trong thi cử tức là làm mọi cách để thi đỗ bằng được mà không cần thực
chất. Gian lận để có được kết quả cao nhưng mất đi nhân cách.
-
Lời khuyên nhắc chúng ta phải trung thực trong thi cử cũng như trong cuộc sống.
Coi trọng thực chất, không chấp nhận gian dối. Phải biết xấu hổ trước mọi hành
vi gian lận. Dù có thi rớt nhưng vẫn phải bảo toàn thanh danh, không để ai chê
cười, coi khinh.
*
Biểu hiện
-
Trong học tập, thỉ cử, những biểu hiện cửa tính trung thực của mỗi học sinh huy
cần được phát huy như không quay cóp, chép bài của bạn, không mang theo tài liệu
và dùng tài liệu trong lúc thi hoặc kiểm tra, không chạy điểm, không dùng bằng
giả,…
*
Phân tích
-
Vì sao cần biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi?
+
Trung thực trong khi thi tức là phải làm
bài bằng thực lực và chỉ chấp nhận đỗ đạt bằng thực chất của mình. Trung thực
trong khi thi dù đạt được những kết quả không như ý muốn thì đó vẫn là vinh dự
vì chúng ta đã tự nhận thức được năng lực bản thân, dám thừa nhận sự thiếu xót
trong năng lực và cũng thể hiện thái độ tôn trọng đối với thầy cô.
+
Trong tư cách của một thí sinh, trung thực khi thi là điều quan trọng hơn cả. Trung
thực khi làm bài thi là thể hiện một nhân cách đàng hoàng, ngay thẳng. Trung thực
để nhận ra mình chưa giỏi để phấn đấu. Đối với học sinh, lòng trung thực là bệ phóng
cho những thành công mai sau. Khi đối diện những khó khăn, thách thức, thậm chí
cả khi thất bại cũng cần ngay thẳng đối diện, dù thua thiệt cũng phải sống cho
trung thực.
+
Thói gian lận là biểu hiện của nhân cách thấp kém. Một học sinh thi rớt, rõ ràng là buồn vì mục đích mình chưa thành, nhưng bằng mọi cách gian lận để đạt
điều mình mong muốn thì vô tình đã tự biến mình thành kẻ thấp kém và tất nhiên
cũng chẳng vinh dự gì.
*
Phê phán
-
Một thực trạng đáng buồn hiện nay là việc gian lận trong thi cử đã trở thành
chuyện “thường ngày ở huyện” đối với học sinh. Việc nhìn bài bạn hay thậm chí
là cho bạn nhìn bài mình qua con mắt học sinh trở thành biểu tượng của tinh thần
đoàn kết, tương thân tương ái! Gian lận trong thi cử dường như không có gì sai
trái, mà lại còn là cách học sinh thể hiện sự thông minh của mình trong việc mặt
giám thị. Gian lận khi còn trong giai đoạn trưởng thành có thể khiến học sinh mất
đi tính trung thực, tự giác, khả năng phấn đấu, học hỏi, từ đó những tính xấu
như dối trá, biếng lười có thể thừa cơ phát triển.
*
Bài học/Liên hệ
-
Học sinh có trung thực thì thầy cô giáo mới đánh giá đúng năng lực của mỗi học
sinh để có kế hoạch bồi dưỡng, và nâng cao kiến thức.
-
Hãy không ngừng học tập, tu dưỡng đạo đức trau dồi nhân cách và khai chỉến với
những bỉểu hiện xấu xa từ sự thiếu trung thực, lên án sự thiếu trụng thực và từng
bước đẩy lùi những tỉêu cực do thiếu trung thực gây nên tuỳ theo khả năng của mỗi
người.
3.
Kết bài
Học
tập không phải vì điểm số mà là vì chính tương lai của bạn. Đừng để gian lận
trong thi cử làm hại đến cuộc sống mai sau. Trung thực và thẳng thắn từ bây giờ,
sẽ giúp cuộc sống mai sau của bạn tươi đẹp và mãi mãi vững bền!