Câu
1.
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Thế mà hãy thử xem chúng ta đã đối xử với
sự sống như thế nào? Trong vòng chưa đầy hai thế kỷ qua, con người đã làm thay
đổi sinh thái trái đất gấp cả trăm lần nhiều tỉ năm trước đó cộng lại. Hàng triệu
loài động vật, những loài góp phần bảo vệ, chuyển tải và nâng cấp sự sống đến mức
hoàn hảo nhất là Con người, đã vĩnh viễn biến mất bởi chính kẻ đến sau phải
mang ơn; già nửa số rừng bị chặt phá, khiến tầng O-zon, lá chắn bảo vệ sự sống,
bị đục thủng để mặc sự chết chóc tung hoành; lòng đất mỗi ngày lại bị khoét rỗng
thêm, trong khi biển, cái nôi của sinh tồn, thì đang thoi thóp, chết ngạt và ngộ
độc từng ngày bởi đồ phế thải. Tuổi thọ của hành tinh này, dự đoán khoảng 10 tỉ
năm, đủ để con người, nếu muốn, có thể chuyển sự sống sang hành tinh khác, hóa
ra chả có ý nghĩa gì. Cứ đà này, con người sẽ bị diệt vong sớm hơn rất nhiều
so với lập trình của Tự nhiên. Con người sẽ tử vong trước khi đóng góp được phần
công đức báo ân của mình cho Vũ trụ.
(Theo
Cài đặt lại Hy vọng, Tạ Duy Anh, in trong Viết&Đọc, NXB HNV, 2020, tr.18)
a.
Chỉ ra và gọi tên 01 phép liên kết có trong đoạn in đậm.
b.
Tác giả đưa ra những dẫn chứng nào để chứng minh cho luận điểm trong vòng
chưa đầy hai thế kỷ qua, con người đã làm thay đổi sinh thái trái đất gấp cả
trăm lần nhiều tỉ năm trước đó cộng lại?
c.
Nội dung chính của đoạn trích là gì?
d.
Theo em mỗi cá nhân có thể cứu sự sống của trái đất thoát khỏi diệt vong không?
Vì sao?
Câu 2. Viết bài văn khoảng 500 chữ với nhan đề: Thiếu tính trách nhiệm, con người sẽ đánh mất chính mình.
Gợi
ý:
Câu
1.
a. -
Phép lặp: con người
-
Phép liên tưởng: diệt vong, tự nhiên, tử vong, vũ trụ
b. Những dẫn chứng:
-
Hàng triệu loài động vật đã vĩnh viễn biến mất.
-
Già nửa số rừng bị chặt phá.
-
Lòng đất mỗi ngày bị khoét rỗng thêm.
-
Biển thì đang thoi thóp, chết ngạt và ngộ độc từng ngày.
c.
Nội dung chính của đoạn trích: Con người đang tàn phá sự sống và nguy cơ bị
diệt vong.
d.
- - Có. Vì mỗi cá nhân biết bảo vệ sự sống
sẽ góp phần cứu trái đất thoát khỏi diệt vong.
-
Không. Vì nỗ lực cá nhân là nhỏ bé trước số đông đang tàn phá sự sống.
Câu 2. Viết bài văn khoảng 500 chữ với nhan đề: Thiếu tính trách nhiệm, con người sẽ đánh mất chính mình.
1.
Mở bài
Cuộc
sống là của mình, mình phải có trách nhiệm chứ không thể phó thác cho ai khác,
ngược lại, sống mà vô trách nhiệm với cuộc đời của chính mình thì thật không
đáng sống.
2.
Thân bài
*
Giải thích
-
Thiếu tính trách nhiệm là không bao
giờ suy nghĩ hay trăn trở về trách nhiệm, hay nghĩ việc mình làm mặc dù có ảnh
hưởng đến người khác cũng không bao giờ nhận lỗi và sửa sai, luôn đùn đẩy cho
người khác, né tránh và luôn ỷ lại, hoặc nếu có tiếp nhận việc gì cũng chỉ giải
quyết theo cảm tính, làm qua loa cho có chứ thực sự không để tâm đến.
-
Đánh mất chính mình là khi con người không giữ được phẩm chất vốn có của mình,
sống và hành động theo sự sai khiến của người khác mà không tự mình nhận thức
được sự đúng/sai, phải/trái.
=>
Mỗi người cần giữ bản tính tự nhiên của
mình là điều quan trọng nhất trong cuộc đời. Thiếu trách nhiệm là nguyên nhân
quan trọng nhất khiến ta tự đánh mất chính mình và đó là “sai lầm lớn nhất”,
*
Biểu hiện
-
Bản thân sống buông thả, bất cần trong công việc, mặc kệ cái sai của mình,
luôn
tự cho mình là đúng, khi sai thì đổ lỗi
-
Thờ ơ với những người xung quanh,hông bận tâm tới những vấn đề xã hội, hành động
sai trái, lệch lạc với chuẩn mực xã hội
+
Học sinh không chịu học tập, chỉ mải chơi điện tử, tham gia các tệ nạn xã hội...
là biểu
hiện của tính vô trách nhiệm
*
Phân tích
-
Vì sao thiếu tính trách nhiệm, con người sẽ đánh mất chính mình?
+
Khi thiếu trách nhiệm, con người sẽ không biết mình sống để làm gì, thiếu mục
đích sống, con người sống buông thả, không giữ gìn bản thân; sẽ dễ bị lôi kéo,
bị lung lạc, không giữ được mình trước những cám dỗ tầm thường của cuộc sống. Để
khẳng định được giá trị bản thân, trước hết ta phải sống có trách nhiệm với
chính mình bằng cách nỗ lực cố gắng hoàn thiện mình, dám làm, dám chịu và luôn
làm điều có ích.
+
Đánh
mất mình là sự mất mát lớn nhất, bởi phẩm giá của mỗi người là tài sản quý báu
nhất để họ khẳng định được vị trí của mình trong cuộc sống. Chính tính thiếu trách
nhiệm sẽ dẫn tới một loạt các thói xấu khác như giả dối, lừa gạt, thờ ơ… và cao
nhất là vô cảm. Bàng quang với cuộc sống ta sẽ
tự tách chính mình ra khỏi sự gắn kết của cộng đồng, trở thành những kẻ sống
ngoài xã hội, lạc hậu và cô đơn.
+
Chính những con người thiếu trách nhiệm tạo ảnh hưởng xấu đến những
người xung quanh. Hãy thử tưởng tượng xem một xã hội với toán những con người thiếu
trách nhiệm, sống ý lại và thiếu ý thức tập thể thì xã hội ấy có thể phát triển
được hay không? Con người sẽ sống với nhau như những cỗ máy, không cảm xúc,
không giúp đỡ.
-
Lợi ích của bản thân mỗi cá nhân đều có liên hệ chặt chẽ với gia đình, xã hội,
đát nước. Bởi vậy, phải sống có trách nhiệm và luôn thực hiện trách nhiệm của
mình một cách tốt nhất để có được cuộc sống bình yên, hạnh phúc.
*
Phê phán
-
Một thực trạng đáng buồn rằng hiện nay thói vô trách nhiệm đang lan nhanh như một
bệnh dịch khó kiểm soát, đặc biệt là trong giới trẻ. Nó có rất nhiều biểu hiện
khác nhau như: họ chỉ nghĩ tới những lợi ích nhỏ mọn của cá nhân mà không quan
tâm tới lợi ích chung. Sống ỷ lại, luôn nhờ cậy những người xung quanh. Bàng
quang với cuộc sống, không quan tâm tới những vấn đề xã hội không liên quan tới
lợi ích bản thân. Thậm chí, dù việc đó có liên quan tới họ thì họ cũng sẽ trông
chờ vào sự giúp đỡ của một người khác. Không chịu nhận lỗi sai hay trách nhiệm
về bản thân khi có chuyện gì xảy ra…
*
Bài học/Liên hệ
-
Chúng ta phải có nhận thức
được lối sống đúng đắn, chan hòa với mọi người cũng như trách nhiệm với bản
thân và xã hội. Phải khẳng định những phẩm chất, cá tính,
bản lĩnh của mỗi người trong cuộc sống.
+
Cần có những phương hướng cụ thể để trau dồi cho mình những phẩm chất trên ngay
khi ngồi trên ghế nhà trường. Tự giác làm những điều cần làm, hoàn thành công
việc một cách tốt nhất mà không tính toán thiệt hơn.
+ Phải
xác định rõ ràng trách nhiệm của bản thân trong đời sống, kiên trì thực hiện đầy
đủ trách nhiệm của mình đối với bản thân, gia đình, xã hội và đất nước.
+
Chăm chỉ, tích cực và sáng tạo trong học
tập và trong lao động, có mục đích, động cơ học tập đúng đắn.
+
Sống có lý tưởng cao đẹp, có ước mơ, hoài bão lớn lao, khát vọng hướng đến
tương lai.
3.
Kết bài
Cuộc
sống càng phát triển thì con người càng phải đối mặt nhiều hơn với những khó
khăn, thử thách. Nhưng đừng để những khó khăn ấy làm thay đổi con người bạn mà
hãy sống bản lĩnh, sống trách nhiệm và yêu thương chính bản thân mình và những
người xung quanh.