Câu
1.
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Câu chuyện cách đây vài
năm, khi Nhật Bản xảy ra thảm họa động đất năm 2011. Một phụ nữ người Việt có chồng là người Nhật đã lên mạng xã hội kể
rằng: Hôm nay đi đổ xăng, sợ khủng hoảng nên đổ đầy bình, định đi siêu thị mua gom đồ dùng thì bị chồng mắng:
“Xăng chỉ được đổ nửa bình”. Chị hỏi: “Tại sao, bình thường em vẫn đổ đầy bình mà? Chưa kể giờ đang khủng
hoảng, lỡ mai không còn xăng đổ thì sao?”. Chồng chị đáp: “Vì là khủng hoảng nên mới chỉ được đổ nửa
bình. Chừa cho những người đang bị thiếu hụt ở vùng thiên tai!”. Và không phải mỗi chồng chị, mà người Nhật
nào cũng làm y như vậy. Vì khủng hoảng nên mọi người đều cố gắng không tích trữ,
để phần lương thực dư cho những nơi đang gặp tai họa.
Nhường cho người đang cần.
Và sau đó toàn thế giới thán phục trước hình ảnh dòng người Nhật nhẫn nại xếp hàng, nhường nhịn, che chở, chờ đợi để
được cứu hộ.
Dĩ nhiên, không thể so
sánh người Nhật và người Việt vì tập tục, thói quen, giáo dục, nhân sinh..., mọi thứ đều khác nhau. Nhưng xem trên mạng xã hội
mấy ngày qua có thể thấy một vài nơi, ở một số thời điểm, chúng ta đang thiếu, chính là niềm tin cho
nhau. […]
Văn hóa ứng xử cần được
chúng ta nhắc nhớ và thực hiện nghiêm túc ngay bây giờ, trong chính gia đình, đơn vị mình. [...]
Người Việt xưa nay vẫn thơm
thảo, luôn sẵn lòng nhường cơm sẻ áo. Không nên gom mua hàng hóa khi chưa thật cần thiết, để nhiều người có thể được
mua, cùng yên tâm và đồng lòng phòng chống dịch. Hãy bình tĩnh, mọi việc rồi sẽ ổn!
Dịch bệnh, ai cũng lo lắng
nhưng thay vì lo âu hoảng loạn, tranh thủ lợi ích cho riêng mình và gia
đình mình, chúng ta có thể bình tĩnh nắm
bắt thông tin để hiểu đúng, làm đúng.
(Theo Hãy bình
tĩnh, mọi việc rồi sẽ ổn! - Võ Quốc Thắng, tuoitre.vn)
a. Theo tác giả, khi xảy
ra dịch bệnh “thay vì lo âu hoảng loạn, tranh thủ lợi ích cho riêng mình và
gia đình mình”, chúng ta nên làm gì?
b. Xác định các thành phần
biệt lập được sử dụng trong đoạn in đậm.
c. Nêu nội dung chính của
văn bản.
d.
Theo em, vì sao tác giả cho rằng: “Hãy bình tĩnh, mọi việc rồi sẽ ổn!”
Câu
2. Viết bài văn khoảng 500 chữ với
nhan đề: Bình tĩnh giúp ta vượt qua khó khăn.
Gợi
ý:
Câu
1.
a.
Theo tác giả, khi xảy ra dịch bệnh “thay vì lo âu hoảng loạn, tranh thủ lợi
ích cho riêng mình và gia đình mình”,
chúng ta nên làm: bình tĩnh nắm bắt thông tin để hiểu đúng, làm đúng.
b. - Thành phần biệt lập tình thái: chính; ngay.
c.
Nội dung chính của văn bản: Thông qua câu chuyện Nhường cho người đang cần và
sự thán phục của thế giới trước hình ảnh dòng người Nhật nhẫn nại xếp hàng, nhường nhịn, che chở, chờ đợi để
được cứu hộ khi Nhật Bản xảy ra thảm họa động đất năm 2011, tác giả khuyên mọi
người Việt bình tĩnh nắm bắt thông tin để hiểu đúng, làm đúng trong tình hình dịch
bệnh Covid 19 căng thẳng.
d.
Tác giả cho rằng: “Hãy bình tĩnh, mọi việc rồi sẽ ổn!” vì:
+
Bình tĩnh là thái độ cần thiết khi đối mặt với mọi vấn đề, đặt biệt là những việc
hệ trọng/ Bình tĩnh giúp ta có thực sự nhìn thấu cốt lõi của câu chuyện, thái độ
ứng xử tốt, nhanh chóng tìm ra những giải pháp hợp lý…
+
Mỗi người bình tĩnh, cả cộng đồng bình
tĩnh sẽ tạo nên sức mạnh to lớn để vượt qua mọi khó khăn.
+
Không ít người trở nên hoảng loạn, mất bình tĩnh,… khi gặp khó khăn đặc biệt là
những vấn đề vượt ngoài tầm hiểu biết của bản thân và cộng đồng. Từ đó khiến
tình trạng càng trở nên trầm trọng hơn…
Câu
2. Viết
bài văn khoảng 500 chữ với nhan đề: Bình tĩnh giúp ta vượt qua khó khăn.
1.
Mở bài
Chúng
ta không tránh khỏi những cung bậc cảm xúc buồn, vui mà cuộc sống đem lại. Có
những lúc chúng ta vui sướng, hạnh phúc tột cùng, rồi cũng có lúc lại vô cùng
đau buồn, tuyệt vọng. Khi rơi vào trạng thái chán nản, chúng ta cần phải điềm
tĩnh nhìn nhận mọi việc theo chiều hướng tích cực.
2.
Thân bài
*
Giải thích
-
Bình tĩnh là một thái độ chừng mực; biết tiết chế nhịp điệu trong mọi suy nghĩ,
hành động; là cảm nhận mọi thứ xung quanh một cách từ tốn, chín chắn; là cảm nhận
sâu sắc ý nghĩa, giá trị sống của bản thân; là không hồ đồ, chạy theo tư duy
đám đông, tát nước theo mưa...
-
Đối mặt với khó khăn vẫn điềm tĩnh, gặp chuyện không vừa ý vẫn giữ được bình
tĩnh. Với một tâm thái bình thản, ung dung tự tại thì không gì có thể làm khó
chúng ta được.
*
Biểu hiện
-
Người bình tĩnh thường là người vô cùng lý trí, không hoảng hốt, cuống cuồng
hay nóng vội. Trước những tình huống bất ngờ họ luôn là người có cái nhìn đúng
đắn, phân tích đúng sai trước khi đưa ra quyết định cuối cùng và luôn làm chủ
được hành động của mình.
-
Những tấm gương điển hình: Hồ Chí Minh dành 30 năm để tìm con đường cứu nước, Thầy
giáo Nguyễn Ngọc Kí mất cả thời niên thiếu để luyện viết chữ bằng chân
*
Phân tích
-
Vì sao bình tĩnh giúp ta vượt qua khó khăn?
+ “Lửa
thử vàng, gian nan thử sức”, cuộc sống sẽ có lúc xảy ra những biến cố dù lớn
hay nhỏ đều là thử thách bản lĩnh của chúng ta. Hãy chấp nhận thời
điểm khó khăn là điều tất nhiên sẽ xảy ra với tất cả mọi người và bình tĩnh giải
quyết
+
Giữ
được bình tĩnh cách tốt nhất chúng ta mới có thể suy nghĩ sáng suốt, nhìn nhận
vấn đề một cách toàn diện, đầy đủ nhất, nhận ra những hạn chế ở chính mình để
vượt qua những thách thức phải đối mặt. Khả năng giữ bình tĩnh, sáng suốt,
nhanh chóng giúp chúng ta đạt được kết quả như mong muốn.
+
Người xưa dạy: Nổi giận là bản năng, kiểm soát nóng giận là bản lĩnh. Con người
khi nóng giận sẽ không có lý trí, nói những lời làm tổn thương người khác, nhẹ
thì làm tổn thương hòa khí hai bên, nặng thì sẽ tự chuốc lấy bất hạnh cho bản
thân mình. Mất bình tĩnh, nóng vội, bồng bột trong cuộc sống, chúng ta
sẽ trở nên tiêu cực, mất kiểm soát và không xử lý được các vấn đề.
-
Cần phân biệt “bình tĩnh” với sự chậm chạp, ù lì, lười biếng, thụ động. Đây
là cách sống không lao động, chây ỳ, lười biếng, không suy nghĩ cho tương lai,
muốn
hưởng thụ thành quả mà người khác mang lại cho bản thân. Đây
là một lối sống lệch lạc, tiêu cực mà con người đặc biệt là các bạn trẻ không
nên học tập theo mà phải bài trừ chúng ra khỏi xã hội.
*
Phê phán
-
Trong
cuộc sống, vẫn còn có nhiều người bi quan, sống hấp tấp,vội vàng; dễ nản lòng khi
đứng trước khó khăn thử thách không dám đương đầu hoặc luôn chán nản mà gục ngã
dù vẫn còn có thể tìm ra hướng khắc phục; lại có nhiều người vì quá lạc quan mà
trở nên vô tâm; hay quá tự tin vào bản thân đến độ hành động
mà không cần suy nghĩ, đắn đo; những con người lười nhác, ỷ lại; cố tình sống
chậm chạp, giả vờ “bình tĩnh” để chờ thời, dựa hơi người khác...… những người
này nên bị chỉ trích, phê phán.
*
Bài học/Liên hệ
-
Bình tĩnh trong mọi tình huống, xem tất cả mọi khó khăn, thử thách chỉ là tạm
thời. Chấp nhận thay đổi, điều chỉnh theo nó và phát triển theo chiều hướng mới.
Nếu ta cứ tiếp tục hành động như vậy, ta sẽ có cảm giác thật tuyệt vời khi tự
làm chủ vận mệnh, cuộc sống của chính mình.
-
Gặp khó không nản chí, gặp việc vui cũng không quá cao hứng, nói ít đi, lắng
nghe nhiều hơn. Nói nhiều dễ làm cho bạn bị mất đi phương hướng, cần suy nghĩ
thấu đáo rồi mới nói.
-
Hãy cố gắng duy trì sự bình tĩnh trong mọi trường hợp; rèn luyện lối sống ấy từ
những việc nhỏ nhất; sau mỗi thành công hay thất bại đừng vội vui mừng hay thất
vọng mà phải nhìn vào kết quả để rút ra bài học...
3.
Kết bài
Cuộc
sống đối với bất cứ ai trong mỗi chúng ta cũng đều là điều không dễ dàng gì. Bởi
vậy người trẻ cần rèn sự bình tĩnh vì điều đó giúp họ kiên định với giấc mơ và
gắn bó với con đường mà mình đã lựa chọn, theo đuổi đến cùng mục tiêu đã đặt
ra.