ĐỀ LUYỆN TẬP TUYỂN
SINH 10_2023-2024_ Chủ đề XIN LỖI YÊU THƯƠNG
Câu 1.
Đọc 2 văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Văn bản 1 Lớn lên về thể chất là giấc mơ có thật của những thế hệ sinh
ra trong rơm rạ đói nghèo, trong tiếng bơ cào xuống thùng sắt trữ gạo luôn
vơi mỗi ngày giáp hạt. Nhưng khi lớn lên về thể chất cũng là khi tôi dần biết
về một giấc mơ khác nữa. Giấc mơ con người sẽ trưởng thành về nhân cách và
tâm hồn. [...] Khi ta lớn lên, ta có thể chi biết về quyền của mình. Khi
ta thực sự trưởng thành, ta mới biết về trách nhiệm của
bản thân. Ta biết cho đi hơn là nhận lại. Ta biết
đi tình nguyện thực ra là để chính ta trưởng thành lên. Ta biết rằng yêu
thương người khác cũng chính là vỗ về tâm hồn của chính mình. Thử thách của tuổi mới lớn có thể chỉ đơn giản là củ vật
tay xem ai cơ bắp dẻo dai hơn. Em hãy thử đi xa hơn, bước tới những thử thách
rằng ai cống hiến nhiều hơn cho cộng đồng. Ai truyền đi những năng lượng tích
cực mạnh mẽ hơn. Ai biết sống vì người khác, vì bạn bè còn gian khó, vì làng
quê còn nghèo nàn, vì đất nước còn lạc hậu, vì dân tộc còn tụt lại phía sau. Mỗi ngày hãy nhìn thẳng về phía Mặt Trời thiêu đốt và vạch
ra dinh hằn mốc đánh dấu trưởng thành của mình theo cách cao thượng: cách trưởng
thành khi em biết nghĩ về những điều dài rộng và biết ống vì người khác. (Trích Sống như
cây rừng, Hà Nhân, NXB Văn học, 2016, tr. 190,191) |
Văn bản 2 Con chảy vào mình
năm tháng dần trôi Mặc cây sấu già bao lần trút lá Mặc đồng làng mấy lần trơ cuống giạ Lúa cắt rồi gốc vẫn đứng lẻ loi Mẹ nuôi con lớn lên
thành người Như lúa chín con lại rời xa mẹ Mẹ như gốc giạ kia lặng lẽ Gom hết thời xuân sắc sống cho con Mỗi ngày qua tóc bạc
da mòn Lại có nhiều vết nhăn trên trán Con thì vẫn luôn mải mê bận rộn Sống hết mình cho những thứ không đâu Chợt giật mình ngoảnh
lại phía sau Giật thột mình khi con hai mươi tuổi Hai mươi năm sống bằng nông nổi Bao yêu thương con trót bỏ quên rồi (Xin lỗi thương yêu – Hoài Vũ –
Báo Hoa học trò, số 390, ngày 31/5/20017) |
a.
Theo tác giả văn bản 1, khi ta thực sự trưởng thành, ta mới biết điều gì?
b.
Nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ đầu văn bản 2.
c.
Xác định 01 điểm chung và 01 điểm riêng về nội dung của hai văn bản trên.
d.
Sự thức tỉnh của tác giả văn bản 2 sau Hai
mươi năm sống bằng nông nổi đem lại cho em bài học quan trọng nào? Vì sao?
Trả lời trong khoảng 4-6 dòng.
Câu 2.
Từ việc hiểu nội dung Ngữ liệu trên và từ trải nghiệm cuộc sống,
hãy viết bài văn khoảng 500 chữ
trả lời câu hỏi: Phải chăng “Chỉ có cuộc sống vì người khác mới là cuộc sống
đáng quý” (Albert Einstein)?
Câu 3.
Học sinh được chọn 1
trong 2 đề sau:
Đề 1.
Năm
giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
Hàng
xóm bốn bên trở về lầm lụi
Đỡ
đần bà dựng lại túp lều tranh
Vẫn
vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:
“Bố
ở chiến khu, bố còn việc bố,
Mày
có viết thư chớ kể này kể nọ,
Cứ
bảo nhà vẫn được bình yên!”
Rồi
sớm rồi chiều, lại bếp lửa bà nhen,
Một
ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn,
Một
ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng...
(Trích Bếp lửa, Bằng Việt, SGK Ngữ Văn 9, Tập 1, NXBGDVN, 2023, Trg.144)
Hãy phân tích tình yêu thương của người bà trong đoạn
thơ trên giúp em cảm nhận được yêu thương là nền
tảng cho sự phát triển. Sau đó trình bày những tác động của đoạn thơ
đối với bản thân em.
Đề 2.
Tình huống:
Hãy tưởng tượng yêu thương như một bông
hoa đẹp. Để nó nở rộ, chúng cần: Tưới nước, Ánh sáng mặt trời, Đất phù sa,
Không gian và thời gian. Để bông hoa yêu thương phát triển là một hành trình
dài, cần được vun đắp và nuôi dưỡng mỗi ngày
.Nhiệm vụ: Hãy
chọn giới thiệu một tác phẩm văn học để giúp các bạn nhận ra yêu thương cần
được vun đắp và nuôi dưỡng mỗi ngày và viết bài văn nghị luận lý giải
cho sự lựa chọn của em.
GỢI Ý
Câu 1.
a.
Theo tác giả văn bản 1, khi ta thực sự trưởng thành, ta mới biết điều:
về trách nhiệm của bản thân, biết cho đi hơn là nhận lại, biết đi tình nguyện
thực ra là để chính ta trưởng thành lên, biết rằng yêu thương người khác cũng
chính là vỗ về tâm hồn của chính mình.
b.
Biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ đầu văn bản 2.:
Điệp cấu
trúc: Mặc +…
Tác dụng: Nhấn
mạnh sự vô tâm, vô tình của nhân vật trữ tình khi mải miết chạy theo thời gian
năm tháng, chạy theo dòng chảy cuộc đời. Tạo nhịp điệu cho lời thơ.
c.
01 điểm chung và 01 điểm riêng về nội dung của hai văn bản:
Điểm
chung: Cả hai văn bản đều đề cao giá trị của
việc sống có trách nhiệm, biết yêu thương và trân trọng những người xung quanh.
Điểm
riêng:
Văn bản 1: Khảng
định sự trưởng thành về nhân cách và tâm hồn là biết sống trách nhiệm, biết yêu
thương và cống hiến cho cộng đồng.
Văn bản 2:
thể hiện sự hối hận và thức tỉnh của người con khi đã lãng quên đi tình yêu
thương của mẹ.
d.
Sự thức tỉnh của
tác giả sau hai mươi năm "sống bằng nông nổi" đem lại cho em bài học
quan trọng về sự trân trọng thời gian tuổi trẻ và tình cảm gia đình.
Tuổi
trẻ là quãng thời gian quý báu nhưng lại ngắn ngủi. Nếu ta không trân trọng nó,
ta sẽ đánh mất những cơ hội quý giá để yêu thương và những giá trị thực sự quan
trọng trong cuộc sống.
Gia
đình là nơi che chở, đùm bọc ta suốt cuộc đời. Cha mẹ là những người yêu thương
ta vô điều kiện, hy sinh thầm lặng vì ta. Ta cần trân trọng và báo hiếu cha mẹ
khi còn có thể.
Câu
2. Phải chăng
“Chỉ có cuộc sống vì người khác mới là cuộc sống đáng quý” (Albert Einstein)?
A.
Mở bài
-
Trao đi yêu thương để nhận lại yêu thương vốn dĩ là một quy luật trong cuộc sống.
Người hạnh phúc nhất là người đem lại những giá trị tốt đẹp, mang lại hạnh phúc
cho nhiều người nhất.
- Phải chăng “Chỉ có cuộc sống vì người
khác mới là cuộc sống đáng quý” (Albert Einstein)?
B.
Thân bài
*
Giải thích:
-
Cuộc cống vì người khác là cách sống luôn hướng tới, làm những điều tốt đẹp cho
người khác, đề cao lợi ích của cộng đồng, xã hội hơn lợi ích cá nhân.
-
Cuộc sống đáng quý” là cuộc sống có ý
nghĩa, có giá trị.
-
Câu nói khẳng định về giá trị cao đẹp của
lối sống vị tha, hướng đến cộng đồng, ý nghĩa đích thực của cuộc sống không chỉ
nằm ở việc vun đắp cho bản thân mà còn ở việc cống hiến, giúp đỡ người khác.
=>
Câu nói này là lời nhắc nhở mỗi người về
mục đích sống cao đẹp của con người. Con người không chỉ sinh ra để hưởng thụ,
mà còn để cống hiến và mang lại lợi ích cho cộng đồng.
*
Biểu hiện:
-
Sẵn sàng hỗ trợ người khác gặp hoạn nạn, bất hạnh về cả vật chất lẫn tinh thần
như: giúp đỡ người già neo đơn, trẻ em mồ côi, người khuyết tật, người bị thiên
tai,...
- Cống hiến trí
tuệ, sức lực cho cộng đồng qua những hoạt động thiện nguyện, các công tác xã hội,...
*
Phân tích:
-
Cuộc sống vì người khác là cuộc sống
đáng quý, là một lối sống tích cực, cách sống giúp cuộc sống của bản thân trở
nên ý nghĩa và trọn vẹn hơn.
+
Sống vì người khác giúp ta cảm thấy hạnh phúc và ý nghĩa hơn. Lòng nhân ái, sự
sẻ chia sẽ mang đến cho ta niềm vui, sự hài lòng và cảm giác bản thân có ích
cho xã hội và giúp ta trân trọng cuộc sống hơn.
+
Sống vì người khác, biết yêu thương, chia sẻ, đồng cảm với những khó khăn, bất
hạnh, giúp ta hoàn thiện nhân cách và trở thành một người tốt đẹp hơn.
+
Sống vì người khác giúp ta xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, góp phần xây dựng một
cộng đồng đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, cùng nhau phát triển. Sống
vì người khác giúp lan tỏa những giá trị tốt đẹp, tạo nên một cộng đồng văn
minh, nhân ái.
-
Sống vì người khác không có nghĩa là phải quên đi bản thân, phải hy sinh bản
thân một cách mù quáng.
+
Chúng ta cần biết yêu thương bản thân, chăm sóc bản thân t trước khi có
thể yêu thương và giúp đỡ người khác.Ta phải có sức khỏe, kiến
thức, kỹ năng ta mới có thể có đủ năng lực để giúp đỡ người khác.
+
Sống vì người khác cần xuất phát từ sự tự nguyện, không vụ lợi, không thể là sự
ban ơn bố thí và cũng không có nghĩa là đáp ứng đòi hỏi vô lý của người khác. Hãy
nhớ yêu thương phải có lý trí.
*
Phê phán: Hiện nay có nhiều người, nhiều bạn
trẻ
-
có lối sống vị kỷ, nhỏ nhen, chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân mà quên đi
những người xung quanh, có thể vì lợi ích của các nhân mà chà đạp lên
giá trị của người khác, khiến người khác đau khổ.
-
Có nhiều bạn trẻ làm lệch lạc ý nghĩa cách sống vì người khác nhằm mục đích
đánh bóng tên tuổi trục lợi, hoặc chưa có
những hành động ứng xử đúng đắn, phù hợp gây tổn thương cho người khác.
*
Bài học:
-
Sống vì người khác là một lối sống cao đẹp mà mỗi người nên hướng đến. Hãy khiến
cho cuộc sống của mình đáng quý bằng cách gạt bỏ lòng vị kỷ và sống vì người
khác.
+
Luôn rèn luyện đạo đức, phẩm chất tốt đẹp, trau dồi kiến thức,
kỹ năng để có thể giúp đỡ người khác.
+
Biết yêu thương, chia sẻ, đồng cảm với những khó khăn, bất hạnh của người khác,
khi có thể sẵn sàng hỗ trợ bằng cả vật chất lẫn tinh thần.
+
Tham gia các hoạt động thiện nguyện, các tổ chức xã hội để
góp phần xây dựng cộng đồng.
C.
Kết bài
Hãy
sống một cuộc sống có ý nghĩa, biết yêu thương, chia sẻ và cống hiến cho cộng đồng.
Đó là cách để ta sống một cuộc đời đáng quý.
Câu 3.
Đề 1.
A. Mở bài:
- Bằng Việt thuộc thế hệ nhà thơ trưởng
thành trong phong trào kháng chiến chống Mỹ. Thơ ông trong trẻo, mượt mà, khai
thác những kỉ niệm đẹp và ước mơ tuổi trẻ
- Bài thơ “Bếp lửa” được sáng tác năm
1963 khi tác giả là du học sinh Liên Xô, giữa trời đông buốt giá, trong tâm trạng
nhớ quê hương, tác giả Bằng Việt đã viết ra bài thơ với những rung động tự tận
đáy lòng.
- Bằng Việt đã thổi hồn vào “Bếp lửa”,
vào thời gian một đoạn hồi ức đẹp đẽ nhất. Bài thơ nhỏ nhẹ mà khắc họa được
hình tượng người bà với những phẩm chất cao quý thiêng liêng. Người bà hiện lên
với bao nét đẹp luôn hi sinh vì con vì cháu.
Hình ảnh người Bà - biểu tượng của
tình yêu thương , đức hi sinh và tình bà là chỗ dựa vững cho sự tưởng thành của
cháu được nhà thơ thể hiện dạt dào cảm xúc chân thực nhất trong những dòng thơ sau:
Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
…
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng...
(Trích Bếp lửa, Bằng
Việt, SGK Ngữ Văn 9, Tập 1, NXBGDVN, 2023, Trg.144)
B. Thân bài:
1. Khái quát:
- Bài thơ là một trong những sáng tác đầu tay của ông nhưng
ngay từ khi vừa mới ra đời cho đến nay “Bếp lửa” vẫn luôn có một vị trí riêng
trong nền thi ca Việt Nam. Đây cũng được xem như là một trong những thi phẩm
hay nhất về tình bà cháu trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam.
- Bố cục bài thơ đi theo mạch cảm xúc từ hồi tưởng đến hiện
tại, từ kỷ niệm đến những suy ngẫm sâu xa. Bài thơ được mở đầu bằng hình ảnh bếp
lửa, gợi về những hồi tưởng trong quá khứ để từ đó người cháu trưởng thành hơn,
biết suy ngẫm hơn, thấu hiểu bà hơn để rồi gửi nỗi nhớ mong được gặp bà trong
tình cảnh xa cách.
- Hình ảnh người bà trong Bếp lửa
sẽ thấy dáng dấp người phụ nữ Việt tảo tần sớm khuya, chi chút và hi sinh hết
mình vì gia đình… Những vẻ đẹp ấy được
gói gọn qua dòng cảm xúc thực tình thấm đẫm yêu thương.
2. Phân tích
* Khổ 4:
Bà là chỗ dựa bình an nhất cho mọi người.
Năm giặc đốt làng cháy
tàn cháy rụi
…
Cứ bảo nhà vẫn được
bình yên!”
- Nếu như ngọn lửa của bà là ngọn lửa ấm
áp,yêu thương thì ngọn lửa của kẻ thù là ngọn lửa hung tàn. Hình ảnh làng quê “cháy
tàn, cháy rụi” thật đáng căm giận.
+ Điệp từ “cháy” đi cùng hai
tính từ gợi tả “tàn,rụi” đã cho thấy sự mất mát đến sạch không
của làng quê nghèo đói.
+ Hình ảnh ngư dân trở về trong dáng vẻ
“lầm lụi” càng gợi ra sự bi thương và chịu đựng của con
người Việt Nam trong chiến tranh.
-
Nhưng trong đau thương,mất mát ấy ,làng xóm đã thể hiện được tinh
thần đoàn kết tình làng nghĩa xóm qua từ láy “đỡ đần”.
- Bà vẫn mạnh mẽ trước sau như một cứng
cỏi và kiên cường. Gian khổ, thiếu thốn, bao nỗi nhớ thương con bà đều
phải nén vào trong lòng để yên lòng người nơi tiền tuyến.
+ Cách dặn cháu “đinh ninh” trước
khi viết thư cho bố chính là bà muốn con cái yên tâm công tác, bảo vệ đất nước.
+ Lời dặn dò giản dị “Mày có viết
thư chớ kể này kể nọ. “Cứ bảo nhà vẫn đươc bình yên!” không chỉ giúp hiểu
thêm về tấm lòng, về tình cảm thương con, thương cháu của người
bà, mà còn gián tiếp đề cao những phẩm chất cao quý của bà: bình tĩnh, vững
lòng, làm tròn nhiệm vụ hậu phương để yên lòng người đi công tác.
+ Hai phó từ vẫn và cứ chính là
lòng yêu thương, sự vững vàng của bà trước những sóng gió, bão táp cuộc đời.
=> Hình ảnh người bà không chỉ còn
là người bà của riêng cháu mà còn là một biểu tượng rõ nét cho nhữnh người
phụ nữa Việt Nam giàu đức hi sinh, thương con qúy cháu
* Khổ 5:
Bà cùng cháu nhóm lửa, giữ lửa để sống, để chờ đợi ngày chiến thắng, ngày sum họp.
Ngọn lửa của tình yêu và niềm tin bất diệt.
Rồi sớm rồi chiều, lại
bếp lửa bà nhen,
Một ngọn lửa, lòng bà
luôn ủ sẵn,
Một ngọn lửa chứa niềm
tin dai dẳng...
- Điệp từ “rồi” kết hợp với
hình ảnh thơ: “sớm,chiều” cho thấy cuộc đời bà luôn gắn liền với bếp
lửa.Bà vẫn thức khuya,dậy sớm để nhóm lên bếp lửa yêu thương. Từ “lại”
trong câu thơ thể hiện sự chắt chiu, sự bắt đầu làm lại sau những khó
khăn, thiếu thốn!
- Hình ảnh mang ý nghĩa ẩn dụ “một
ngọn lửa” chính là ngọn lửa thắp sáng biết bao niềm tin yêu và hy vọng cho
cuộc đời con cháu mình. Bếp lửa mang ý nghĩa vật chất đã trở thành ngọn lửa
tinh thần mạnh mẽ và kiên cường.
+ Ngọn lửa ấm áp ấy bà luôn để dành “ủ
sẵn” cho cháu con. Ngọn lửa của tình yêu thương, ngọn lửa ấm nồng như
tình bà cháu.
+ Đó là “ngọn lửa chứa niềm tin dai
dẳng”, ngọn lửa đỏ hồng soi sáng con đường cho đứa cháu. Từ “dai
dẳng” cùng dấu ba chấm ở cuối câu đã cho thấy một niềm tin bất diệt của bà
vào con đường cách mạng,vào quê hương đất nước mình.
- Các động từ: "nhen",
"ủ sẵn", "chứa" (chứa niềm tin dai dẳng) đã khẳng
định ý chí, bản lĩnh sống của bà, cũng là của người phụ nữ Việt Nam giữa
thời loạn lạc.
=> Như ngọn lửa, tấm lòng của bà, đức
hi sinh tần tảo của bà đã truyền cho cháu ý chí và nghị lực phi thường.
3. Nghệ thuật
Thể thơ tự do,giọng thơ tha thiết,thủ
thỉ ,tâm tình. Bằng lời thơ nhẹ nhàng, tâm tình, hình ảnh giàu giá trị biểu tượng
cùng lối viết kết hợp giữa tự sự, trữ tình và biểu cảm, tác giả đã sáng tạo nên
một bài thơ đầy xúc cảm. Kết hợp các biện pháp nghệ thuật điệp từ, ẩn dụ, câu hỏi
tu từ, có giá trị biểu cảm cao hình ảnh người bà thân thương và hình ảnh bếp lửa
được tác giả nói đến vừa gần gũi thân quen, vừa thiêng liêng kì lạ. Bà là điểm
tựa là niềm tin của cháu.Từ dó thể hiện sự kính yêu,biết ơn và trân trọng của
nhà thơ dành cho bà, cho quê hương đất nước.
4. Tác động:
Qua những hình ảnh chân thực, đầy xúc
động của đoạn thơ, em thật sự cảm phục người bà- người phụ nữ vĩ đại, đại diện
cho người phụ nữ Việt Nam trong những năm tháng gian khổ của chiến tranh.
Lòng dũng cảm, kiên cường và tình yêu thương con cháu vô bờ bến của người
bà khiến em hiểu rõ và trân trọng tình yêu thương của cha mẹ, ông bà dành cho em.
Em nhận thức một cách rõ ràng và đầy đủ yêu thương đóng vai trò vô cùng quan trọng
trong sự phát triển của mỗi cá nhân và cộng đồng. Nó là nền tảng cho mọi mối
quan hệ tốt đẹp, là động lực thúc đẩy con người tiến bộ và là chìa khóa dẫn đến
hạnh phúc. Khi được yêu thương, con người cảm thấy được khích lệ, động viên và
có thêm niềm tin vào bản thân, giúp ta mạnh mẽ hơn, dám đương đầu với thử thách
và không ngừng nỗ lực để hoàn thiện bản thân.
Nhận thức rõ giá trị của tình yêu
thương em phải học cách yêu thương tha thứ, bao dung và đồng cảm với người
khác. Em sẽ trân trọng và vun vén cho hạnh phúc gia đình mình trở thành tổ ấm của
tình yêu thương. Em sẽ ra sức học tập và rèn luyện và sống sao cho xứng với kì
vọng của mẹ cha, trưởng thành, chín chắn và tự giải quyết vấn đề của bản thân
xây dựng một cách sống thật đẹp và hữu ích, tạo cho mình một
môi trường sống an toàn, văn minh và hạnh phúc.
C. Kết bài:
Bài thơ “Bếp lửa” sẽ sống mãi trong
lòng bạn đọc nhờ sức truyền cảm sâu sắc cuả nó. Hình ảnh người bà trong Bếp lửa
hiện lên qua dòng kí ức tuổi thơ của cháu biết bao gần gũi, thiêng liêng với
tình yêu thương vô bờ, sự chở che và bao quanh. Cứ thế qua từng câu thơ, từng
dòng thơ xúc động thì những đức tính cao đẹp cùng với việc hi sinh của bà được
khơi dậy với tấm lòng hàm ân và niềm tự hào thâm thúy của nhà thơ.
Bài thơ đã khơi dậy trong lòng chúng ta một
tình cảm cao đẹp đối với gia đình, với những người đã tô màu lên tuổi thơ trong
sáng của ta. Những kỉ niệm thân thiết nhất của tuổi thơ luôn tỏa sáng, nâng đỡ
con người suốt hành trình dài rộng của cuộc đời! Thế hệ chúng ta hôm nay sống
sao cho trọn vẹn nghĩa tình,trân trọng những giá trị truyền thống tốt đẹp của
gia đình , quê hương, đất nước. Phải có thái độ sống chung thủy, gắn bó với nguồn
cội.
Đề 2.
1. Nêu vấn đề:
Hãy tưởng tượng yêu
thương như một bông hoa đẹp. Để nó nở rộ, chúng cần: Tưới nước, Ánh sáng mặt
trời, Đất phù sa, Không gian và thời gian. Để bông hoa yêu thương phát triển
là một hành trình dài, cần được vun đắp và nuôi dưỡng mỗi ngày
-
Dẫn vào nội dung lựa chọn:
Trong
cuộc sống của chúng ta đôi khi chúng ta luôn có cảm giác bộn bề với lo toan
công việc, cơm áo gạo tiền . Khi có thời gian rảnh chúng ta đặc biệt là những
người trẻ thường chọn đến những trung tâm thương mại để vui chơi, những quán cà
phê có không gian đẹp để có những bức hình tự sướng đẹp và đưa chúng lên mạng
xã hội hay ngồi say mê với những trò chơi online .Vậy thì hãy thử dùng một vài
giờ thời gian rảnh rỗi để có thể đọc qua câu chuyện Chiếc lá cuối cùng của
nhà văn O Henry do Nhà Xuất Bản Văn Học phát hành để có thể hiểu thêm về cuộc sống
mà những nhân vật trong câu chuyện đã trải qua để từ đó rút ra cho bản thân một
định hướng mới hơn về cuộc sống quá nhiều lo toan hiện nay.
2.
Giới thiệu tác phẩm
và nêu ý nghĩa: (Theo
https://ybox.vn/gia-vi/bookademy-review-sach-chiec-la-cuoi-cung-nghe-thuat-phuc-vu-cuoc-song-va-con-nguoi-khong-phai-con-nguoi-va-cuoc-song-phuc-vu-cho-nghe-thuat-5b7d3a8ff62ff83c2a83c450)
- Câu chuyện lấy bối cảnh ở khu Greenwich
village, Manhattan, thành phố New York, Hoa kỳ. Chuyện kể về hai người phụ nữ
tên sue và Johnsy sống ở đó và nhân vật sẽ tạo nên nhiều điều của câu chuyện cụ
Behrman cũng sống ở đó nhưng cụ Behnman lại là một họa sĩ cả đời khao khát vẽ
được một tác phẩm để đời nhưng vẫn mãi chẳng thể thực hiện được. Vào mùa đông
năm ấy Johnsy bị bệnh phổi rất nặng nhưng ngặt nghèo thay lại nghèo túng đến nỗi
rơi vào mức tuyệt vọng và cô vẫn luôn nghĩ rằng khi lá thường xuân cuối cùng
rơi xuống cũng là lúc cô kết thúc cuộc sống của mình. Cụ Behnman biết được điều
đó nên cụ đã thức suốt đêm mưa bão để hoàn thành tác phẩm của mình về chiếc lá
thường xuân để giữ lại hi vọng cho Johnsy. Sau đêm vẽ mưa bão đó cụ Behnman bị
bệnh phổi sưng nặng đã qua đời , đến khi Johnsy hết bệnh thì Sue mới kể lại mọi
chuyện cho cô và về bí mật của chiếc lá thường xuân kia.
-
Câu chuyện Chiếc lá cuối cùng truyền cảm hứng cho người đọc cảm thấy thấu
cảm hơn về tình đời tình người và cũng nhấn mạnh một thông điệp rõ ràng “nghệ
thuật có giá trị khi hướng đến con người”. và qua đó có thể tìm ra được cái
tình mà vốn dĩ ở xã hội đời thực đang dần lu mờ bởi những vật chất và sự nặng nề
của mỗi người mà không biết giải tỏa cùng ai.
Ngay
từ đầu truyện người đọc sẽ cảm nhận rõ ràng hơn Johnsy đã mạnh mẽ và lạc quan đối
mặt với bệnh tật nhưng rồi dần tuyệt vọng và trong tâm trí đã buông xuôi,phó mặc
mạng sống cho chiếc lá thường xuân cuối cùng và khi chiếc lá lìa cành cũng là
lúc ý chí của cô đã thất bại trước nghịch cảnh nhưng nhà văn OHENRY đã tạo ra một
điểm sáng để khiến người đọc không thất vọng mà càng muốn đi sâu hơn xem liệu
chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo. Chi tiết cụ Behnman thức giữa đêm mưa bão để vẽ
chiếc lá thường xuân là sự xoay chuyển tình thế khiến người đọc bất ngờ và cảm
thấy nhẹ nhõm hơn về sự sống của Johnsy nhưng lại đưa người đọc một sự xúc động
mà dường như người đọc nếu tinh ý thì chắc hẳn đã đoán được cụ Behnman sẽ gặp một
điều gì đó sau một đêm đánh đổi tính mạng của mình để dành lại mạng sống cho
johnsy.sau khi, johnsy khỏi bệnh thì Sue đã nói cho cô ấy về sự hi sinh của cụ
Behnman và chiếc lá thường xuân cuối cùng kia là mạng sống mà cụ Behnman muốn
dành lại cho Johnsy đọc đến đây ắt hẳn nhiều người sẽ có một chút gì đó cảm động
và khao khát trong xã hội thực tại này cần lắm đâu đó tình yêu thương giữa người
và người. Nhưng về cái chết của cụ Behnman người đọc lại có một luồng cảm xúc
đan xen đó là trách Johnsy chính vì sự tuyệt vọng của mình mà lại dẫn đến sự hi
sinh của cụ Behnman. Nhưng chính người họa sĩ già đó đã hi sinh mạng sống của
mình trong một đêm mưa gió để vẽ nên một kiệt tác để đời mà ông hằng ao ước mà
chính bản thân ông khi bắt tay vào vẽ cũng không hề có tư tưởng đó. Có thể thấy
OHENRY rất tài năng khi lấy tác phẩm để đời của cụ Behnman chính là liều thuốc
cho Johnsy một mạng sống , điều đó truyền tải một thông điệp rõ ràng nghệ
thuật chân chính là phục vụ cho con người, và là sợi dây liên kết giữa tình người
với nhau điều mà tác giả mong muốn người đọc sẽ cảm thấy ấm lòng hơn khi tìm được
điều luôn thiếu thốn trong cuộc sống thực tại ở tác phẩm của ông.
Điều
cảm thấy quan tâm ở đây là làm sao Johnsy có thể quên được cái chết của cụ
Behnman và là câu hỏi của mà tin hẳn rằng nhiều bạn đọc cũng cảm thấy nghi vấn,
ở đây sự kích thích người đọc lại được Ohery tạo ra một lần nữa khi ông đã giải
thích rằng Sue biết ơn ông cụ và cho bạn mình thấy rằng bằng chính ý chí mà cụ
Behhnman đã truyền cho Johnsy để cô vượt qua cái chết sống nghị lực hơn, tin
vào cuộc đời hơn , mong muốn được sống hơn và sự trường tồn bất tử của chiếc lá
cuối cùng.
Lý
do em chọn tác phẩm này bởi vì tác phẩm đề cập đến hai vấn đề mà em cho rằng
trong cuộc sống này rất khó có thể thấy được khi mà chúng ta ngày càng bội thực
với sự xô bồ của cuộc sống thì đâu đó chính bản thân chúng ta tìm cho mình một
khoảng lặng để cảm nhận những điều dung dị mà chúng ta khó có thể bắt gặp ngoài
kia. Có thể xem chiếc lá cuối cùng là bức thông điệp màu xanh về sự sống mạnh mẽ
của con người và tình thương giữa người với người, em muốn thông qua tác phẩm
này truyền tải cho các bạn trẻ ý chí, nghị lực và không được buông xuôi trước số
phận và đâu đó cũng để họ cảm nhận được tình cảm con người tuyệt vời hiện hữu
trong tác phẩm. Thực chất qua tác phẩm em cũng giới thiệu cho người đọc Johnsy
cũng có mơ ước và cô vẫn luôn ấp ủ để hiện thực nó là cô muốn vẽ vịnh Na-plo đó
là lí do mà giai đoạn đầu cô đã gắng sức mình để chiến đấu với bệnh tật và cuộc
sống khắc nghiệt của mình. Em mong muốn kêu gọi tình thương giữa con người và
con người, nghị lực mạnh mẽ không đầu hàng trước số phận.
Qua
đó các bạn đọc sẽ cảm nhận và có niềm tin hơn với cuộc sống thực tại thông qua
một cuốn tiểu thuyết rất nhân văn này. Và cuốn sách phần nào thể hiện rõ ràng sự
liên kết giữa sách và cuộc sống, không phải dùng để giải trí mà để người
đọc tìm được sự an yên, sự tin tưởng vào cuộc đời và có thêm sức sống hơn. Và
hơn hết tác phẩm này cho em thấy rõ sự sống của con người là đáng quý biết bao,
chiếc lá vẫn tồn tại, vẫn tươi xanh mặc cho bao nhiêu giông bão vùi dập. Dư âm
của người đọc và sự sinh tồn của chiếc lá thường xuân có thể coi là sợi dây mà
tác giả tạo ra để kết nối con người và con người và chất trường tồn của tác phẩm
chính là sự sinh tồn không bao giờ mất của chiếc lá cuối cùng để cho bạn đọc sẽ
mạnh mẽ hơn và yêu cuộc sống hơn, trân trọng cuộc đời và vươn lên nghịch cảnh.
Trên tất cả hãy tìm đến tác phẩm và thưởng thức nó để thấy cuộc đời này đẹp biết
bao, vui vẻ biết bao, những con người trao nhau tình người ấm áp là cái hay nhất
mà tác phẩm có được. Triết lí về một vấn đề tác giả đề cập rất đúng đắn “nghệ
thuật phục vụ cho cuộc sống và con người , nghệ thuật không phải xa hoa, hào
nhoáng, xa cách mà nó là thứ thực dưỡng nuôi sống tâm hồn khô héo của mỗi người."
3.
Tác động:
Giống
như một loài cây, tình yêu cần được chăm sóc và tưới tắm thường xuyên để có thể
phát triển và nảy nở. Nếu chúng ta không dành thời gian và nỗ lực để vun đắp
tình yêu, nó có thể dần phai nhạt theo thời gian. Mọi người đều cần được
yêu thương và trân trọng. Yêu thương không chỉ là một cảm xúc mà còn là hành động.
Chúng ta cần thể hiện tình yêu thương của mình với người ấy mỗi ngày để họ cảm
thấy được yêu thương trân trọng, được quan tâm và hạnh phúc. Khi chúng ta yêu
ai đó, chúng ta có trách nhiệm vun đắp và nuôi dưỡng tình yêu đó. Dành thời
gian và nỗ lực để vun đắp tình yêu, nó sẽ giúp củng cố mối quan hệ và khiến
chúng ta trở nên gắn kết hơn. Những thăng trầm trong cuộc sống có thể ảnh hưởng
đến mối quan hệ của chúng ta. Nếu chúng ta không chủ động thích nghi và điều chỉnh
để phù hợp với những thay đổi này, tình yêu có thể trở nên rạn nứt. Nuôi dưỡng
tình yêu là một hành trình dài cần sự kiên nhẫn và nỗ lực. Tuy nhiên, nếu chúng
ta thực sự trân trọng mối quan hệ của mình, hãy dành thời gian và tâm sức để
vun đắp nó mỗi ngày.
Tình yêu là một
món quà quý giá mà chúng ta nên trân trọng. Nuôi dưỡng tình yêu sẽ giúp chúng
ta tận hưởng trọn vẹn món quà này: mối quan hệ bền vững, hạnh phúc và viên mãn