Có bao giờ em nghĩ rằng cuộc sống
sẽ nhẹ nhàng hơn nếu người lớn đặt mình vào vị trí và suy nghĩ của trẻ không?
Hãy viết bài
văn ngắn (khoảng 500 chữ) để trả lời câu hỏi trên.
A. Mở bài
- Hạnh
phúc của đứa trẻ là được người lớn chia sẻ - thấu hiểu trước những mong muốn của
con lúc con cần chứ không phải chỉ là lời trách móc, thờ ơ, bỏ qua không lời
đáp của người lớn. Trường học hay gia đình cũng vậy.
- Cuộc sống sẽ nhẹ nhàng hơn nếu người
lớn biết đặt mình vào vị trí trẻ em?
B. Thân bài
* Giải thích:
- cuộc sống sẽ
nhẹ nhàng là cuộc
sống mà con người cảm thấy hạnh phúc, bình yên, hài lòng với
bản thân và cuộc sống xung quanh.
- người lớn đặt mình vào vị trí và
suy nghĩ của trẻ là
việc người lớn việc cố gắng thấu hiểu thế giới từ góc
nhìn của trẻ, dành thời gian quan tâm, trò chuyện và học hỏi từ trẻ em.
- Câu nói
muốn khẳng định cuộc sống sẽ nhẹ nhàng hơn cho cả trẻ em và người lớn nếu người
lớn dành thời gian để thấu hiểu và đặt mình vào vị trí của trẻ.
=> Việc
tạo ra một môi trường sống an toàn, yêu thương và thấu hiểu là chìa khóa để
giúp trẻ em phát triển toàn diện.
* Biểu hiện:
- Cha mẹ và người lớn dành thời gian để lắng
nghe, hỏi thăm, nói chuyện, tạo ra một
môi trường an toàn và thoải mái để trẻ em cảm thấy tự do chia sẻ suy nghĩ và cảm
xúc của mình
- Cha mẹ
và người lớn chủ động hỏi han, động viên, cảm thông, an ủi trẻ em về suy nghĩ
và cảm xúc của mình trong cuộc trò chuyện cởi mở và trung thực.
- Cha mẹ
và người lớn tôn trọng ý kiến và cảm xúc của trẻ không gạt bỏ hoặc đánh giá thấp
cảm xúc của trẻ.
* Phân tích:
- Nếu người lớn biết đặt mình vào vị trí và suy nghĩ của trẻ, sẽ giúp người lớn thấu hiểu và có những
cách tiếp cận, giáo dục tương tác phù hợp hơn với trẻ, từ đó tạo dựng mối quan
hệ gắn bó, yêu thương và tôn trọng lẫn nhau, tạo ra sự khác biệt tích cực trong
cuộc sống của trẻ.
+ Hiểu rõ
hơn về nhu cầu và mong muốn của trẻ, người lớn hiểu được những gì trẻ em đang
trải qua, họ có thể đáp ứng nhu cầu của trẻ một cách tốt hơn, có thể tạo ra môi trường sống an toàn, vui vẻ và đầy yêu thương cho trẻ,
giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần và trí tuệ.
+ Khi trẻ
em cảm thấy được lắng nghe và thấu hiểu, chúng sẽ có nhiều khả năng tin tưởng
và tôn trọng người lớn hơn.
- Khi người
lớn xem xét thế giới từ góc nhìn của trẻ em, họ có thể xác định các vấn đề mà họ
có thể chưa nhận ra trước đây và thực hiện các bước để giải quyết chúng.
+ Khi trẻ
em nhận được sự hỗ trợ và hướng dẫn phù hợp từ người lớn , chúng có thể phát
triển thành những cá nhân tự tin, độc lập và có trách nhiệm.
- Việc đặt
mình vào vị trí của trẻ em không phải lúc nào cũng dễ dàng.
+ Trẻ em
có thể khó giao tiếp và chúng có thể có cách suy nghĩ và cảm nhận rất khác với
người lớn.
+ Nhưng nỗ
lực để hiểu trẻ em là rất đáng giá. Dành thời gian để lắng nghe và xem xét thế
giới từ góc nhìn của trẻ em, người lớn có thể giúp tạo ra một cuộc sống nhẹ
nhàng hơn và hạnh phúc hơn cho tất cả mọi người.
- Tuy
nhiên, việc người lớn đặt mình vào vị trí trẻ em không đồng nghĩa với việc
nuông chiều, đừng vội đáp ứng, dung túng cho những hành vi sai trái của trẻ. Người lớn vẫn cần có trách nhiệm giáo dục, định
hướng cho trẻ những giá trị đạo đức và chuẩn mực xã hội phù hợp.
* Phê phán
- Có lẽ vì bận rộn với cuộc sống mưu sinh
mà người lớn nhất là các bấc phụ huuyng
ít có thời gian bên cạnh con trẻ.
- Không ít bậc phụ huynh chưa thực sự hiểu
con em mình, đặt kỳ vọng quá cao ở con, vô tình gây áp lực cho chính những đứa
trẻ.
+ Cha mẹ không thực sự biết về sở thích,
đam mê hay năng khiếu của con cái. Thay vào đó là những lời la mắng, trách móc
khi kết quả học tập của con không cao.
* Bài học
- Cuộc sống sẽ nhẹ nhàng và hạnh phúc hơn
khi người lớn và trẻ em biết lẫn nhau.
+ Người lớn đừng tạo áp lực cho trẻ, hãy
hiểu trẻ nhiều hơn khi có thể, đừng so sánh con mình với con của người khác sẽ
tạo áp lực cho con nhiều lắm. Hãy sắm vai là bạn của con để chia sẻ và lắng
nghe con nhiều hơn.
- Muốn người lớn thấu hiểu và cảm thông, trẻ
em cũng cần học biết cách tôn trọng và lắng nghe người lớn.
+ dành thời gian để thực sự lắng nghe,
quan tâm đến cha mẹ, chủ động mở lòng, chủ động chia sẻ và nói lên mong muốn của
mình và học cách chia sẻ suy nghĩ , cảm
xúc của mình một cách đúng đắn.
+ Hạn chế làm bạn với điện thoại, xa cách
với mọi người xung quanh, sống thu mình trong thế giới của riêng mình mà tích cực
tham gia vào các hoạt động chung của gai đình.
C. Kết bài
Khi người
lớn và trẻ em cùng nhau làm việc, chúng ta có thể tạo ra một thế giới tốt đẹp
hơn cho tất cả mọi người. Người lớn hãy luôn là điểm tựa tinh thần vững chãi
bên những đứa trẻ để các con có thể vững bước, tự tin vào đời.