ĐỀ LUYỆN TẬP TUYỂN
SINH 10_2023-2024_ Chủ đề TÌNH CẢM GIA ĐÌNH
Câu 1.
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Anh chồng vừa ôm cái điện thoại trong
tay chơi điện tử vừa ngước mắt lên nhìn vô tuyến bỗng nghe thấy tiếng sụt sịt,
quay sang thấy vợ nước mắt lăn dài trên má trong khi đang chấm bài tập về
nhà của học trò.
Thấy thế anh vội hỏi vợ:
- Này em, có chuyện gì à? Sao tự nhiên
em lại khóc?
Vẫn nước mắt ngắn dài, người vợ thổn
thức:
- Hôm qua,… em giao bài tập làm văn về
nhà cho tụi nhỏ, chủ đề là “Ước mơ của con…”…. (Nói đến đây người vợ khóc
nấc mà không nói lên lời tiếp được.)
- Anh hiểu rồi, nhưng vì sao em khóc? –
Người chồng vẫn tiếp tục gặng hỏi trong khi mắt và tay đang mải miết chơi trò
chơi vì đang đến hồi gay cấn.
- Bài văn cuối cùng này…đã làm em
khóc!
- Bài văn của một đứa trẻ con mà cũng
khiến em khóc được sao? – Không giấu nổi sự tò mò, anh chồng bèn ngẩng mặt lên
hỏi vợ đầy ái ngại.
- Anh nghe này…. – Người vợ vừa đọc chậm
rãi mà nước mắt vẫn không ngừng rơi.
“Mong ước của con là
trở thành một chiếc điện thoại thông minh (smartphone). Bố mẹ của con yêu thích
smartphone. Họ quan tâm đến nó rất nhiều và đôi khi họ quên cả con. Khi bố về
nhà sau một ngày làm việc mệt mỏi, ông ấy dành thời gian cho chiếc điện thoại
đó chứ không phải con. Khi bố mẹ đang làm một việc gì đó quan trọng, nếu điện
thoại reo, họ sẽ ngay lập tức cầm lấy nó. Điều đó không bao giờ xảy ra với con
dù là lúc con khóc. Họ chơi trò chơi trên điện thoại mà không phải với con. Khi
đang nói chuyện điện thoại, họ không bao giờ lắng nghe con dù đó là vấn đề quan
trọng đến thế nào đi chăng nữa. Vì vậy, ước muốn của con là trở thành một chiếc
điện thoại thông minh”.
Sững người vài giây khi nghe xong bài
văn, người chồng e dè hỏi vợ:
- Trò nào đã viết bài văn này vậy em?
Ngước đôi mắt nhạt nhòa nước mắt lên
nhìn chồng, cô nghẹn ngào nói:
- Con trai của chúng ta.
(Theo Ước biến thành điện thoại để
được bố mẹ yêu hơn,tuoitre.vn, 29/01/2016 10:05)
a. Trong văn bản đứa trẻ đã thể hiện
điều ước gì trong bài tập của mình?
b. Tìm 01 Thành phần biệt lập có trong
đoạn trích in đậm trong văn bản.
c. Theo em vì sao điều ước của
đứa trẻ đã khiến cô giáo bật khóc?
d. Từ văn bản trên, em hãy nhắn gửi tới
các bậc làm cha mẹ một thông điệp có ý nghĩa nhất và lí giải vì sao? Trả lời
trong khoảng 4-6 dòng.
Câu 2.
Từ việc hiểu nội dung Ngữ liệu trên và từ trải nghiệm cuộc sống,
hãy viết bài văn khoảng 500 chữ
trả lời câu hỏi: Phải chăng điện thoại thông minh (smartphone) đang làm
cho tình cảm trong gia đình dần dần nhạt phai?
Câu 3.
Học sinh được chọn 1 trong 2 đề sau:
Đề 1.
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
[…]
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục
Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con.
( Trích Nói với con,
Y Phương, SGK Ngữ Văn 9,
Tập 2, NXBGDVN, 2023, Tr. 72,73)
Hãy phân tích đoạn thơ trên. Sau đó nêu những tác
động của đoạn thơ đối với em.
Đề 2.
Tình huống:
Điện thoại thông minh có thể khiến cuộc sống của chúng ta trở nên dễ dàng hơn
nhưng nó không thể thống trị chúng ta. Đừng để chúng ta bị chi phối bởi những
thứ vật chất thay vì gia đình và các mối quan hệ. Không bao giờ là quá muộn để
nhận ra rằng thời gian cùng gia đình cần thiết đến mức nào.
Nhiệm vụ: Hãy
chọn giới thiệu một tác phẩm văn học để giúp em nhận ra thời gian cùng
gia đình cần thiết đến mức nào và viết bài văn nghị luận lý giải cho sự
lựa chọn của em.
GỢI
Ý
GỢI
Ý
Câu 1.
a. Đứa trẻ đã thể hiện điều ước:
trở thành một chiếc điện thoại thông minh (smartphone) trong
bài tập của mình
b. 01 Thành phần biệt lập có trong đoạn
trích in đậm trong văn bản.
Thành phần phụ chú: (smartphone)
Thành phần tình thái: ngay
c. Điều ước của đứa trẻ đã khiến
cô giáo bật khóc
- Điều ước có vẻ ngây thơ, nhưng thực chất
nó nói lên rằng đứa bé đang rơi vào trạng thái cô đơn, lạc lõng, thiếu sự quan
tâm của bố mẹ, nó cô đơn ngay trong chính ngôi nhà của mình. Điiều đặc biệt là,
đứa trẻ đó chính là con trai cô giáo.
- Qua điều ước đó cô giáo nhận ra sai lầm
và sự hờ hững của chính mình với con mình mà bấy lâu cô không nhận ra.
d. Từ văn bản trên, em hãy nhắn gửi tới
các bậc làm cha mẹ một thông điệp có ý nghĩa nhất và lí giải:
- thông điệp muốn gửi tới các bậc cha mẹ:
+ Cha mẹ hãy dành thêm nhiều thời gian
bên chúng con
+ Cha mẹ cần quan tâm đến cảm xúc và suy
nghĩ của con nhiều hơn chút nữa
+ Cha mẹ nên đặt mình vào vị trí của của
con để chúng ta hiểu nhau nhiều hơn…
1. Mở bài
- Công nghệ và
những thiết bị thông minh giúp người dùng kết nối và trở nên gần nhau hơn. con
người dường như quá chú trọng vào các thiết bị công nghệ mà không còn để ý đến
những người xung quanh hay đang ở ngay trước mắt ta.
- Phải chăng điện
thoại thông minh (smartphone) đang làm cho tình cảm trong gia đình dần dần nhạt
phai?
2.
Thân bài
*
Giải thích
- Điện thoại
thông minh hay smartphone là khái niệm để chỉ các loại thiết bị di động kết hợp
điện thoại di động các chức năng điện toán di động vào một thiết bị.
- Điện thoại
thông minh có thể giúp các thành viên trong gia đình kết nối với nhau dễ dàng
hơn, dù họ ở xa nhau nhưng dành quá nhiều thời gian cho nó có
thể khiến sự gắn kết giữa các thành viên trở nên lỏng lẻo, rời rạc.
=>
Smartphone đã ảnh hưởng không hề nhỏ tới mối quan hệ cha mẹ và con cái.
*
Biểu hiện
- Hình ảnh Bố mẹ
và con cái mỗi người một góc sử dụng một thiết bị thông minh để xem phim, lướt
facebook, chơi game đã trở nên quen thuộc.
- Các cuộc trò
chuyện sau bữa ăn, cùng nhau xem một bộ phim hay một trận bóng đá, bình phẩm
chuyện nọ chuyện kia lúc rảnh rỗi... không còn “chất lượng” như trước do nhiều
người chỉ biết cắm mắt vào smartphone
* Nguyên nhân
- Điện thoại thông
minh đã trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống ngày nay, ngày càng trở
nên thiết yếu với con người thì con người ngày càng ỷ lại vào nó để làm mọi việc.
- Nhiều gia đình lạm dụng
quá nhiều vào các thiết bị di động. Nếu có thời
gian rỗi các thành viên đều “mò mẫm” trên smartphone.
- Nhiều bố mẹ không
còn nhiều thời gian cho con, sử dụng smartphone để quản lý và theo dõi con cái
thay vì trực tiếp chỉ dạy và nói chuyện với con. Con cái vì vậy sẽ không được
trò chuyện, chia sẻ với bố mẹ nhiều.
- Nhiều bạn trẻ lạm dụng các thiết bị điện tử,
điện thoại với nhiều hình thức giải trí như mạng xã hội, chơi game, nghe nhạc…
khiến thời gian cho gia đình ngày càng ít đi.
* Tác hại
- Sự lạm dụng Điện thoại
thông minh, chìm đắm trong thế giới mạng đã vô tình tạo điều kiện cho nó âm thầm
phá vỡ các giá trị truyền thống, sự kết nối trong mỗi gia đình.
+ Cuộc sống gia đình cũng
trở nên lạnh nhạt. Các thành viên trong gia đình mất dần kỹ năng giao tiếp, thấu
hiểu nhau trong cuộc sống, trở nên thờ ơ, lạnh nhạt và xa lánh nhau. Ở
mức độ nghiêm trọng hơn, nó khiến tình cảm dần lạnh nhạt, khô cứng, con người
cô đơn trong chính tổ ấm của mình, hoàn toàn có thể làm tan vỡ hạnh phúc gia
đình.
- Điện thoại thông
minh khiến ta dễ bị phân tâm bởi các thông báo, tin nhắn, mạng xã hội,... Điều
này có thể khiến chúng ta lơ là việc trò chuyện, quan tâm và chia sẻ với những
người xung quanh. Thường xuyên lên mạng có thể khiến chúng ta so sánh bản thân
với người khác và nảy sinh cảm giác ghen tị, tự ti.
Điều này có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình.
- Việc sử dụng điện
thoại quá mức có thể dẫn đến nghiện, khiến chúng ta
bỏ bê các công việc, học tập và các hoạt động khác trong cuộc sống. Điều này có
thể ảnh hưởng đến mối quan hệ và chất lượng cuộc sống.
* Giải pháp
- Hay vì tập trung sự
quan tâm thế giới mạng, cha mẹ cần chuyển sự quan tâm sang con cái; dành nhiều
thời gian cho các hoạt động chung với gia đình như ăn cơm tối, cùng nhau đi mua
đồ, tập thể dục, vui chơi...
- Cha mẹ cần hướng con
cái đến việc sử dụng mạng an toàn, lành mạnh; chia sẻ với con cái những cạm bẫy,
nguy hại trên không gian mạng
- Tăng cường trò chuyện,
chia sẻ với nhau giữa các thành viên trong gia đình để thấu hiểu và yêu thương
nhau hơn.
* Bài học
- Tắt các thiết bị
công nghệ trong khoảng thời gian dành cho gia đình, trò chuyện, chơi đùa với
cha mẹ, người thân.
- Biết sử dụng
smartphone đúng mức, biết hạn chế nó sao cho nó không choán hết thời gian trò
chuyện, giao lưu tình cảm giữa các thành viên trong gia đình.
3. Kết bài
Đừng cho phép Điện thoại
thông minh ảnh hưởng đến sự giao tiếp của mỗi thành viên trong gia đình. Tình cảm
gia đình là yếu tố thiêng liêng và nó luôn cần sự vun đắp bằng những yêu
thương, kết nối thật.
Câu 3.
Đề 1.
( Trích Nói với con, Y Phương, SGK Ngữ Văn 9, Tập 2, NXBGDVN, 2023,
Tr. 72,73)
Hãy phân tích đoạn thơ trên. Sau đó nêu những
tác động của đoạn thơ đối với em.
A.
Mở bài
- Y Phương là người dân tộc Tày. Thơ
ông thể hiện tâm hồn mạnh mẽ, chân thực và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh
của người dân tộc miền núi, mang đậm bản sắc vùng cao.
- Bài thơ “Nói với con” là lời tâm sự,
động viên chính mình đồng thời nhắc nhở con cái sau này của nhà thơ. Mong con
khôn lớn nên người, luôn yêu quê hương, tự hào về dân tộc mình.
- Tình cha nồng nàn và niềm hi vọng, mong mỏi lớn lao nhất trong cuộc
đời người cha: Mong con khôn lớn nên người, luôn yêu quê hương, tự hào về dân tộc
mình được diễn đạt đầy màu sắc trong các câu thơ sau:
Chân phải bước
tới cha
…
Hai bước tới
tiếng cười
[…]
Người đồng
mình thô sơ da thịt
..
Nghe con.
B.
Thân bài
1.
Khái quát
Có thể nói, tình cảm gia đình, nhất là
tình cha con, luôn thiêng liêng, là tiền đề, cơ sở cho tình yêu Tổ quốc phát
triển. Y Phương lại khắc họa tình cảm ấy nhẹ nhàng mà không kém phần nồng nàn, ấm
nóng, là tình cảm tự nó đến, từ những rung cảm chân thật nhất. Y Phương mộc mạc,
chân chất nói với con những lời tâm tình
thiết tha, những lời dặn dò ân cần, chia sẻ
của người cha đối với con lòng tự hào về con người và quê hương yêu dấu
của mình. Nhờ đó mà tác phẩm thấm thía như một bài ca quý giá.
2.
Phân tích
a.
Trong những lời tâm
tình, Y Phương đã nói với con, gia đình chính là cội nguồn sinh thành và
nuôi dưỡng con
“Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười”
- Sử dụng hệ thống từ ngữ giàu giá trị tạo hình: “chân
phải”, “chân trái”, “một bước”, “hai bước” gợi cho chúng ta liên tưởng
đến những bước chân chập chững đầu tiên của một em bé trong sự vui mừng của cha
mẹ.
+ phép đối “Chân phải- chân trái”, “một bước- hai bước” tạo âm điệu
vui tươi, tạo không khí đầm ấm, hạnh phúc, mỗi nhịp bước của con đều có cha mẹ
dang rộng vòng tay che chở.
- Thủ pháp liệt kê thứ nhất qua hình ảnh “tiếng
nói”, “tiếng cười”:
+ Tái hiện được hình ảnh của một em bé đang ở lứa tuổi bi bô tập nói.
+ Gợi đến khung cảnh của một gia đình đầm ấm, hòa thuận luôn tràn đầy niềm
vui, hạnh phúc, tràn đầy tiếng nói, tiếng cười.
- Thủ pháp liệt kê thứ hai qua hình ảnh “tới
cha”, “tới mẹ”.
+ Tái hiện hình ảnh em bé đang chập chững tập đi, lúc thì sà vào lòng mẹ,
khi lại níu lấy tay cha.
+ Gợi lên ánh mắt như đang dõi theo và vòng tay dang rộng đón đợi của cha
mẹ.
- Nhịp thơ 2/3 với cấu trúc đối xứng lời
thơ khoan thai, chậm rãi, đều đều đã tạo nên một âm điệu, không khí tươi vui và gợi đến một mái ấm
gia đình đề huề, hạnh phúc ấm êm
đến vô bờ.
⇒
Hình ảnh ấm lòng này muôn thuở vẫn là khát vọng hạnh phúc của con người. Đó là
tình cảm thiêng liêng mà con luôn phải khắc cốt ghi tâm.
=> Lời thơ giản dị như một lời tâm tình thủ thỉ, Y Phương đã nói
với con, gia đình chính là cội nguồn sinh thành và nuôi dưỡng con. Vì thế, trên
hành trình vạn dặm của cuộc đời, con không được phép quên.
b. Từ phẩm chất của
người đồng mình, Y Phương nói với con về ý chí và vẻ đẹp truyền thống
của người vùng cao mong con phải tiếp tục phát huy:
“Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục”
- Họ từ bao đời luôn có ý thức tự
lập, tự cường, tự tôn bản sắc riêng biệt của mình, chẳng bao giờ nhỏ
bé.
+ Hình ảnh ẩn dụ “thô
sơ da thịt” đối lập “chẳng…nhỏ bé” càng làm toát thêm vẻ đẹp
mạnh mẽ không chỉ ở bên ngoài mà còn tiềm ẩn bên sâu trong tinh thần của con
người miền núi:
+ Hình ảnh “thô sơ da thịt” đã
tả thực vóc dáng, hình hài nhỏ bé của “người đồng mình”.
+ Cụm từ “chẳng mấy ai nhỏ bé” gợi
ý chí, nghị lực phi thường, vượt lên hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn của “người
đồng mình”
=> Họ từ
bao đời luôn có ý thức tự lập, tự cường, tự tôn bản sắc riêng biệt
của mình, chẳng bao giờ nhỏ bé.
-
Người đồng mình khát vọng xây dựng quê hương giàu đẹp:
+ Hình ảnh “tự
đúc đá kê cao quê hương” vừa mang ý nghĩa tả thực, vừa mang ý
nghĩa ẩn dụ sâu sắc: thần tự lực tự cường của người đồng
mình.
_ Tả thực quá trình dụng nhà, dựng bản của người vùng cao, được kê trên
những tảng đá lớn để tránh mối mọt.
_ Ẩn dụ cho tinh thần tự lực cánh sinh, họ đã dựng xây và nâng tầm quê
hương.Trong quá trình dựng làng, dựng bản, dựng xây quê hương ấy, chính họ đã
làm nên phong tục, bản sắc riêng cho cộng đồng.
+ Các từ “đục đá, kê cao” một cách gần gũi và bình dị, đậm chất sử dụng ngôn
ngữ của người dân tộc Tày. Cách nghĩ
cách làm nâng niu và trân quý bao giá trị văn hóa ngàn đời.
+ “Còn
quê hương thì làm phong tục” là lời nhắc kiên trì xây dựng quê hương và gìn
giữ phong tục riêng. Và đó cũng là giá trị mà mỗi con người phải trân trọng và
gìn giữ đến suốt cuộc đời.
⇒
Người cha dạy con sống rộng mở, bao la, biết kiên trì và trân trọng những
nét đẹp truyền thống của quê hương, nguồn cội.
c.
Điều cha mong muốn ở con
Khép lại bài thơ, là lời dặn dò vừa ân cần, trìu mến vừa nghiêm khắc của
người cha:
“Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ được nhỏ bé
Nghe con”
- Hai tiếng “lên
đường”, cho thấy người con đã khôn lớn, trưởng thành, có thể tự tin,
vững bước trên đường đời.
- Hình ảnh thơ được lặp lại so
sánh đối lập “thô
sơ da thịt” nhưng “không nhỏ bé”
như khẳng định niềm tin cha tin ở con sẽ phát huy được truyền thống
quê hương, sẽ nhớ đến lời cha dạy, sẽ không bao giờ nhỏ bé dù đi bất cứ nơi đâu
và hơn hết là không bao giờ quên đi nguồn cội.
- Các từ “con ơi”, “nghe con” sao
mà ấm cúng, thân thương, ẩn chứa biết bao mong muốn của người cha.
⇒
lời thơ trang hoàng mà trở thành một tiếng gọi vang vọng từ tâm hồn sâu thẳm từ
đáy lòng của cha.
=> Với giọng điệu thiết tha, tâm
tình, trìu mến, người cha đã gửi gắm cho con những bài học quý giá, để trên suốt
hành trình dài rộng của cuộc đời con mãi mãi khắc ghi.
3.
Đánh giá:
- Nhà thơ sử dụng thành công thể thơ tự
do, ngôn ngữ thân thuộc, gần gũi và giàu hình ảnh đậm chất vùng núi cao. Bài thơ giản dị với cách nói giàu bản sắc của
người miền núi và những hình ảnh vừa cụ thể vừa mang ý nghĩa biểu tượng liên
quan đến nếp sống của người dân tộc tạo nên một giọng điệu riêng cho lời tâm
tình mộc mạc mà sâu sắc của người cha đối với đứa con.
Bài thơ đã thể hiện một cách độc đáo mà cũng
thật thấm thía về tình cảm thiết tha sâu sắc nhất của con người : tình cảm gia
đình và tình yêu quê hương xứ sở. Qua từng ý thơ ông còn gửi gắm con những bài
học sâu sắc về ý chí nghị lực trong cuộc sống, về sự tiếp thu truyền thống, làm
giàu thêm vốn văn hóa quê hương. Những tình cảm ấy không chỉ dành cho riêng đứa
con gái bé nhỏ mà đó còn là mong mỏi của biết bao ông bố, bà mẹ ở khắp mọi nơi.
4. Tác động
Qua những lời thơ mộc mạc, giản dị tràn
đầy tình yêu thương vô bờ bến và niềm tin tưởng của người cha dành
cho conem rút ra cho mình nhiều bài học quý giá về tình yêu thương gia đình,
lòng tự hào về quê hương và ý chí kiên cường, bất khuất của con người. Tình yêu
thương gia đình là một trong những giá trị cao đẹp và quan trọng nhất trong cuộc
sống mỗi con người. Nó là nguồn động lực to lớn giúp chúng ta vượt qua mọi khó
khăn, thử thách và trưởng thành. Gia đình là nơi che chở, bảo vệ chúng ta khỏi
những tác động tiêu cực của xã hội, là nơi ta tìm được sự bình yên, ấm áp và niềm
vui trong cuộc sống. Ngoài ra em cũng hiểu rõ y êu thương gia đình mỗi người trẻ
chúng em cần phải yêu thương, trân trọng quê hương, đất nước của mình cần phải
có ý thức gìn giữ và bảo vệ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Bài
thơ như một lời nhắc nhở em dành thời gian trò chuyện, chia sẻ, lắng
nghe và thấu hiểu các thành viên trong gia đình để gia đình gắn kết
và yêu thương nhau hơn. Tình yêu thương gia đình là một món
quà vô giá mà mỗi người cần trân trọng và gìn giữ. Em sẽ vun đắp tình yêu
thương gia đình bằng những hành động thiết thực để xây dựng một gia đình hạnh
phúc và viên mãn. Em cần phải luôn lạc
quan, tin tưởng vào bản thân và không ngừng nỗ lực để vượt qua mọi khó khăn, thử
thách trong cuộc sống để không phụ lòng mong ước của mẹ cha.
C.
Kết bài
Bài thơ Nói với con đã góp phần tạo
nên một tiếng nói riêng độc đáo về tình cảm gia đình, tình cảm quê hương trong
làng thơ Việt Nam. Bài thơ giúp chúng ta cảm nhận vẻ đẹp của một áng thơ về
tình cha con cao quý, và càng thấm thía lời nhắn nhủ chứa đựng sự yêu thương,
niềm tin tưởng mà người cha dành cho con: phải sống sao cho xứng đáng với cha mẹ,
với người đồng mình.
Đề 2.
1. Nêu vấn đề:
- Điện thoại thông minh có thể khiến cuộc sống
của chúng ta trở nên dễ dàng hơn nhưng nó không thể thống trị chúng ta. Đừng để
chúng ta bị chi phối bởi những thứ vật chất thay vì gia đình và các mối quan hệ.
Không bao giờ là quá muộn để nhận ra rằng thời gian cùng gia đình cần thiết đến
mức nào.
- Dẫn vào nội dung lựa
chọn:
Đoạn trích "Và tôi
vẫn muốn mẹ…" được lấy trong cuốn Nhân chứng cuối cùng - Solo cho giọng trẻ
em của tác giả Xvét-la-na A-lếch-xi-ê-vích. Cuốn truyện được tác giả sử dụng
như một hình thức phỏng vấn khi công việc của bà cũng chính là một nhà báo đã
có kinh nghiệm trong việc hoạt động đời sống. Phỏng vấn những người có tên tuổi,
có địa vị về cuộc chiến tranh thế giới thứ hai đầy gian khổ và khốc liệt từ khi
còn nhỏ đến khi còn sống sót trưởng thành, cho thấy những mất mát khi cuộc chiến
tranh xảy ra. Đoạn trích "Và tôi vẫn muốn mẹ…" thuộc phần đầu của cuốn
truyện khi tác giả phỏng vấn các nhân vật, nhân chứng sau cuộc chiến tranh thế
giới và thấy được hiện thực khốc liệt, những mất mát từ khi còn nhỏ của những đứa
trẻ.
2. Giới thiệu tác phẩm và nêu ý nghĩa: (Theo
https://loigiaihay.com/phan-tich-van-ban-va-toi-van-muon-me-a162987.html)
- Trong tác phẩm “Và tôi vẫn muốn mẹ”, chúng ta
được dẫn vào một thế giới của ký ức về chiến tranh, nhưng không phải qua lăng
kính của người lớn, mà là qua góc nhìn của những đứa trẻ đầy ngây ngô. Bức
tranh về thời thơ ấu của nhân vật chính được vẽ nên với những màu sắc tươi mới,
với tất cả tình yêu thương và khao khát bên gia đình. Nhân vật chính, một
cậu bé mới học xong lớp một và vừa xa gia đình, bị cuốn vào cuộc sống đầy khó
khăn và mất mát khi chiến tranh ập đến. Cùng với những đứa trẻ khác, chúng phải
rời xa tổ ấm và hành trình đi tìm một nơi nào đó không có chiến tranh, nhưng vẫn
không thoát khỏi bóng đen của nó. Những đứa trẻ, ngây thơ và trong sáng, chứng
kiến sự xuất hiện đầu tiên của máy bay mà không biết rằng nguy hiểm đang rình rập.
Chỉ khi mọi thứ xung quanh tan tác, họ mới nhận ra sự khốc liệt và thảm khốc của
cuộc sống này. Chúng phải đối mặt với những ngày lính bị thương, sẵn lòng đối mặt
với mọi thử thách. Mắt đứa trẻ nhìn cha mẹ, nhưng thấy như cha mẹ đang phục
vụ trong quân đội, biến họ thành những người cha anh dũng. Cuộc sống không có
chiến tranh mang lại sự an lành, nhưng vẫn thiếu thốn. Chúng phải vùng vẫy với
thiếu thốn thức ăn, nơi người giúp việc phải giết thú dã ngoại để cung cấp. Mỗi
ngày, chúng phải đối mặt với nỗi lo sợ chết đói, ăn cả vỏ cây và những chồi
non, nhưng vẫn không muốn buông xuôi. Thất bại không phải là sự kém may mắn
trong việc tìm thức ăn, mà là việc phải xa gia đình, xa cha mẹ yêu
thương. Những đứa trẻ này nhớ bố mẹ đến mức đêm nào cũng khóc, khiến người
giáo viên không thể nhắc đến mẹ trước mặt chúng. Khi nhớ mãi, nhân vật chính
quyết định bỏ trốn để tìm kiếm mẹ. Từ nơi này đến nơi khác, qua bao thời gian,
mẹ vẫn không về. Cuộc chiến tranh kết thúc, nhưng cha mẹ vẫn không trở về.
Có lẽ họ đã mất tích ở đâu đó, có thể họ đã chết trong cuộc chiến tranh. Nhưng
nhân vật chính vẫn đợi, vẫn khao khát được gặp lại của mình.
- Trong con mắt của những
đứa trẻ thơ, chúng chưa biết được chiến tranh là như thế nào. Nhưng thông qua
những con chữ ta vẫn có thể thấy được những cảnh tượng tang thương, ám ảnh mà
chiến tranh mang lại. Nhân vật tôi tự kể câu chuyện của mình, tự nhớ lại những
ký ức tuổi thơ mà mình đã trải qua để thấy được cái hiện thực của chiến tranh
và những giá trị của tình cảm gia đình. Nét đẹp đầu tiên của nhân vật tôi lúc
bé đó chính là một đứa trẻ hồn nhiên, kiên cường. Nhân vật tôi reo hò khi lần đầu
tiên thấy máy bay, chỉ biết ngồi lên xe đi và nghĩ mình đang được đi trại hè.
Những đứa trẻ ngây thơ được chuẩn bị cho rất nhiều bánh kẹo, sẵn sàng sẻ chia số
bánh kẹo đó cho những người lính bị thương. Chúng không biết rằng mai sau đây
chúng sẽ không còn cái gì để ăn. Khi đói khát ngày một nhiều, cuộc sống của những
đứa trẻ càng khổ cực hơn khi phải ăn cả cỏ, vỏ cây. Đọc những câu văn này khiến
người đọc phải xót xa, thương cho tình cảnh khốn khó này. Nhưng khó khăn là thế
nhưng nhân vật tôi vẫn rất là kiên cường, có gì ăn nấy thích nghi nhanh trước
hoàn cảnh. Là một đứa trẻ nhưng có thể làm rất nhiều công việc để giúp đỡ người
khác.
Nét tính cách thứ hai
cũng là nét tính cách khiến người đọc ấn tượng nhất đối với nhân vật tôi. Nhân
vật tôi có tình cảm sâu sắc với ba mẹ của mình, đó có lẽ là thứ tình cảm giúp
nhân vật tôi vượt qua sự khốc liệt của chiến tranh. Lúc nào cũng muốn được tìm
lại mẹ, không ngại khó khăn khổ cực. Những câu chuyện mà nhân vật tôi kể, không
có những khung cảnh gia đình áp, ở đó toàn sự chia ly xa cách. Nhưng ta vẫn có
thể cảm nhận được sự yêu thương của nhân vật tôi dành cho cha mẹ, cũng như của
cha mẹ dành cho nhân vật tôi. Thứ tình cảm đó khắc sâu vào tâm trí của tác giả
theo nhân vật tận đến sau này. Đó là thứ tình cảm khát khao dai dẳng đi theo suốt
những năm tháng trưởng thành của nhân vật tôi. Tựa đề câu chuyện là “Và tôi vẫn
muốn mẹ…” cho thấy thứ tình cảm mãnh liệt tình mẫu tử. Khi nhân vật tôi chỉ là
một đứa trẻ, tình yêu lớn nhất là dành cho gia đình của mình. Dù có đói khát
thì chúng vẫn không khóc lóc mà chỉ khóc khi nhớ đến mẹ của mình. Tận khi lớn
lên thì thứ tình cảm đó vẫn không mất đi. Dù có không còn chiến tranh, cuộc sống
đủ đầy thì thứ tình cảm đó vẫn ăn sâu nảy mầm trong tâm trí của nhân vật tôi.
Viết về đề tài chiến tranh, các nhà văn Việt Nam cũng có rất nhiều tác phẩm nói
về hiện thực chiến tranh và ca ngợi tình cảm gia đình trong thời kỳ đó. Như
“Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng. Cả hai nhà văn đều dùng những ngòi bút
riêng của mình để lên án cái thảm khốc của chiến tranh và ca ngợi cái kiên cường,
tình cảm con người trong thời kỳ đó.
3. Tác động:
Qua tác phẩm “Và tôi vẫn
muốn mẹ…” của A-lếch-xi-ê-vích ta thấy được một bức tranh chiến tranh khốc liệt,
nhưng ở đó vẫn có những đứa trẻ như nhân tôi hồn nhiên, ngây thơ nhưng mang những
tình cảm thiêng liêng. Từ đó ta càng trân trọng cuộc sống hòa bình hiện nay và
càng yêu thương gia đình hơn.
Thời gian cùng gia đình
là vô cùng cần thiết đối với mỗi cá nhân và đóng vai trò quan trọng trong cuộc
sống của chúng ta. Dành thời gian cho gia đình giúp bạn tăng cường sức khỏe
tinh thần và thể chất, phát triển các kỹ năng xã hội, giữ gìn giá trị văn hóa,
tạo dựng những kỷ niệm đẹp và hỗ trợ lẫn nhau. Gia đình là nơi mang lại cho con
người cảm giác an toàn, ấm áp và yêu thương. Gia đình là nền tảng cho những mối
quan hệ tốt đẹp khác trong cuộc sống. Dành thời gian cho gia đình giúp ta học
được những giá trị đạo đức, lối sống tốt đẹp, đồng thời phát triển các kỹ năng
giao tiếp, hợp tác và giải quyết vấn đề; giúp con người gắn kết với nhau hơn,
chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn và cùng nhau vượt qua những khó khăn trong cuộc
sống. Dành thời gian cho gia đình giúp ta học được cách quan tâm, chia sẻ và
yêu thương người khác, từ đó xây dựng những mối quan hệ bền chặt và lâu dài. Mỗi
người nên cố gắng dành thời gian cho gia đình nhiều nhất có thể, dù chỉ là những
khoảnh khắc nhỏ bé trong cuộc sống hàng ngày. Mỗi người nên cố gắng dành thời
gian cho gia đình nhiều nhất có thể, dù chỉ là những khoảnh khắc nhỏ bé trong
cuộc sống hàng ngày.