Thứ Tư, 15 tháng 5, 2024

ĐỀ LUYỆN TẬP TUYỂN SINH 10_2023-2024_ Chủ đề KỈ VẬT GỬI TRAO

 

ĐỀ LUYỆN TẬP TUYỂN SINH 10_2023-2024_ Chủ đề KỈ VẬT GỬI TRAO

Câu 1. Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Tôi là người hay hoài niệm. Có những kỉ vật gợi lại cho ta cảm giác ngọt ngọt ngào trong quá khứ. Lại có những kỉ vật khi chạm tới nó chỉ dấy lên trong lòng nỗi xót xa.

Chiều nay, soạn lại tủ áo, gia tài vinh quang chỉ vỏn vẹn vài chiếc áo quần đã cũ. Một chiếc áo thi đấu, vài chiếc áo thắng chặng lúc tôi còn đua đường trường, những bao tay, vớ… tất cả vẫn còn vương những bông cỏ may mà mỗi lần nhin thấy khiến lòng tôi như se lại. Nó dắt tôi trở một thời dường như đã xa lắm.

Này là chiếc áo của SEA Games 24, khi ấy chồng tôi mừng mừng tủi tủi bên vợ vừa về đích, mừng cho tôi được giải phóng… một chiếc áo xanh đã khét mùi cao su. Năm 2002, đứng trên bục nhận huy chương, nước mắt chảy hai hàng, nhìn lá cờ Tổ quốc tung bay trong gió mà nhớ mãi, lúc xe vừa qua đích là lúc bánh không còn miếng hơi, vì miếng vá cũ làm xẹp lốp....

Lại chợt thấy mình đang đứng giữa đám đông cổ động viên Malaysia, họ xúm xít vây quanh xin chữ kí, có em bé được kí lên áo rồi chạy ra khoe bố mẹ. Thế đấy, ở đất nước tươi đẹp ấy, Xe đạp địa hình là môn thể thao rất được người dân hâm mộ.

Những chiếc áo cũ sờn, bạc màu vì muối mặn và mưa nắng. Nó mang trên mình cả những vết thương mà chủ nó ngày đó giờ đó khoác nó lên mình không bao giờ để ý. Này là dấu vết những lần té ngã, về chỉ lo giũ cho sạch bùn đất, rồi may lại những chỗ lở rách, cả trên quần áo và trên da thịt.

[…]

Nhìn những chiếc áo, không ai nhớ đến, nó được cất kĩ trong tủ như cất kĩ một thời đầy giông bão, thời đã đi qua!

Tôi không hoang tưởng mình là siêu sao vĩ đại cỡ Maradona, Beckham, Kournikova, chị em nhà Williams... mà những chiếc áo đấu hay trang thiết bị thi đấu của họ có thể là mơ ước cháy bỏng của những nhà sưu tập; Tôi cũng không mong một ngày những kỷ vật của tôi sẽ được mang ra bán đấu giá nhiều ngàn USD để hỗ trợ cho một quỹ từ thiện nào đó...

Tôi chỉ chạnh lòng khi nhìn thấy những kỷ vật một thời thi đấu đỉnh cao của mình sao mà ít ỏi và nghèo nàn... Chạnh lòng, nhiều khi đến rơi nước mắt.

(Trích Những kỷ vật một thời, Nguyễn Thị Thanh Huyền,tuoitre.vn, 07/01/2011 13:57)

*Nguyễn Thị Thanh Huyền: là một trong những nữ vận động viên "giàu có" thành tích nhất ở Việt Nam với một HCV châu Á, bốn huy chương vàng xe đạp địa hình ở 4 kỳ SEAGames

a. Theo tác giả, những kỉ vật gợi lại cho ta những gì

b. Tìm 01 phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn in đậm cuối văn bản.

c. Nêu nội dung chính của văn bản.

d. Hình ảnh “Những chiếc áo cũ sờn, bạc màu vì muối mặn và mưa nắng. Nó mang trên mình cả những vết thương mà chủ nó ngày đó giờ đó khoác nó lên mình không bao giờ để ý. Này là dấu vết những lần té ngã, về chỉ lo giũ cho sạch bùn đất, rồi may lại những chỗ lở rách, cả trên quần áo và trên da thịt”gợi cho em suy nghĩ gì về những điều mà các vận động viên phải trải qua và đánh đổi để đến được với vinh quang? Trả lời trong khoảng 4-6 dòng.

Câu 2. Từ việc hiểu nội dung Ngữ liệu trên và từ trải nghiệm cuộc sống, hãy viết bài văn khoảng 500  chữ trình bày suy nghĩ về nhận định: Những vật bé nhỏ đôi khi lại có sức mạnh to lớn, ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta.

Câu 3.

Học sinh được chọn 1 trong 2 đề sau:

Đề 1.

 [...]Tôi hãy còn nhớ buổi chiều hôm đó – buổi chiều sau một ngày mưa rừng, giọt mưa còn đọng trên lá, rừng sáng lấp lánh. Đang ngồi làm việc dưới tấm ni lông nóc, tôi bỗng nghe tiếng kêu.

Từ con đường mòn chạy lẫn trong rừng sâu, anh hớt hải chạy về, tay cầm khúc ngà đưa lên khoe với tôi. Mặt anh hớn hở như một đưa trẻ được quà.

Sau đó anh lấy vỏ đạn hai mươi li của Mĩ, đập mỏng làm thành một cây cưa nhỏ, cưa khúc ngà thành từng miếng nhỏ. Những lúc rỗi, anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc. Chẳng hiểu sao tôi thích ngồi nhìn anh làm và cảm thấy vui vui khi thấy bụi ngà rơi mỗi lúc một nhiều. Một ngày, anh cưa được một vài răng. Không bao lâu sau, cây lược được hoàn thành. Cây lược dài độ hơn một tấc, bề ngang độ ba phân rưỡi, cây lược cho con gái, cây lược dùng để chải mái tóc dài, cây lược chỉ có một hàng răng thưa. Trên sóng lưng lược có khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc của con, nhưng nó như gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh. Những đêm nhớ con, anh ít nhớ đến nỗi hối hận đánh con, nhớ con, anh lấy cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt. Có cây lược, anh càng mong gặp lại con. Nhưng rồi một chuyện không may xảy ra. Một ngày cuối năm năm mươi tám – năm đó ta chưa võ trang – trong một trận càn lớn của quân Mĩ – nguỵ, anh Sáu bị hi sinh. Anh bị viên đạn của máy bay Mĩ bắn vào ngực. Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăn trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu. Tôi không đủ lời lẽ để tả lại cái nhìn ấy, chỉ biết rằng, cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh.

- Tôi sẽ mang về trao tận tay cho cháu.

Tôi cúi xuống gần anh và khẽ nói. Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi.

( Trích Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng, SGK Ngữ Văn 9, Tập 1, NXBGDVN, 2023, Tr. 200)

Hãy phân tích Niềm yêu quý và thương nhớ con của ông Sáu trong đoạn trích trên. Sau đó liên hệ với một bài thơ/ đoạn trích để làm rõ giá trị tinh thần đặc biệt của kỉ vật/kỉ niệm trong cuộc sống của mỗi người.

Đề 2.

Tình huống: Mỗi kỉ vật đều mang một câu chuyện, một ý nghĩa riêng. Chúng ta cần trân trọng, gìn giữ và bảo vệ.

Nhiệm vụ: Hãy chọn giới thiệu một tác phẩm văn học để giúp em nhận ra Hãy nâng niu thời gian bạn có và những kỷ niệm chung...và viết bài văn nghị luận lý giải cho sự lựa chọn của em.

 

 

 

Thứ Ba, 14 tháng 5, 2024

ĐỀ LUYỆN TẬP TUYỂN SINH 10_2023-2024_ Chủ đề TIN VÀO NHỮNG ĐIỀU TỐT ĐẸP

 

ĐỀ LUYỆN TẬP TUYỂN SINH 10_2023-2024_ Chủ đề TIN VÀO NHỮNG ĐIỀU TỐT ĐẸP

Câu 1. Đọc 2 văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Văn bản 1

Nhà thơ Lưu Quang Vũ rất sâu sắc khi viết: "Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó/ Sao ta không tròn ngay tự trong tâm?".

"Tròn từ trong tâm" là cái nhìn, thái độ, suy nghĩ, cách sống đúng đắn, tích cực, chủ động của con người, dù ở trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng đều lạc quan, giữ mình trong sạch. Cuộc sống không hề bằng phẳng mà là tổng hòa của rất nhiều mối quan hệ tốt xấu, hay dở, đúng sai… Nhưng dẫu thế nào, con người vẫn luôn nhủ mình, hãy cứ sống tròn từ trong tâm. Sống tròn từ trong tâm giúp mỗi người biết thay đổi bản thân theo chiều hướng tích cực.

Trên hành trình dặm dài của cuộc đời, không ai ban phát cho chúng ta cơ hội, trừ bản thân biết cách giành và giữ lấy. Sẽ có thất bại, có vấp ngã, sai lầm nhưng người sống tròn từ trong tâm sẽ không lấy đó làm đau khổ, thất vọng hay trách móc bản thân, số phận. Trái lại, họ biết chấp nhận sự thật, đạp bằng mọi gian khó, vươn lên để tỏa sáng theo cách của riêng mình.

Sống tròn từ trong tâm giúp những ai đã và đang đứng bên bờ nghịch cảnh sẽ không bao giờ gục ngã. Tôi có người bạn học chung thời đại học, cô ấy phát hiện mình bị suy thận giai đoạn cuối vào những ngày đang diễn ra kỳ thi tốt nghiệp đại học. Những tưởng tất cả ước mơ, hoài bão tuổi thanh xuân sẽ bị chôn vùi trong đau khổ, tuyệt vọng nhưng với tinh thần lạc quan, tích cực, cô đã mạnh mẽ vượt qua và sống vui trong hiện tại.

Sống tròn từ trong tâm giúp mỗi người có được cuộc sống thanh thản, yêu đời; thay vì cứ phải ăn năn, hậm hực với người khác, với đời. Khi chúng ta có sự nhìn nhận, đánh giá và sống bằng chính tấm lòng trong sáng, không phán xét; biết kiên nhẫn đón nhận mọi điều tự nhiên đến với cuộc đời mình thì mọi thứ ta có được sẽ càng đáng trân quý hơn bao giờ hết.

(Trích Sống tròn từ trong tâm, Lê Thị Xuyên, https://nld.com.vn/, 14/05/2023 02:20)

Văn bản 2

Ta lớn lên bằng niềm tin rất thật

Biết bao nhiêu hạnh phúc có trên đời

Dẫu phải khi cay đắng dập vùi

Rằng cô Tấm cũng về làm hoàng hậu

Cây khế chua có đại bàng đến đậu

Chim ăn rồi trả ngon ngọt cho ta

Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa

Hoa của đất, người trồng cây dựng cửa

Khi ta đến gõ lên từng cánh cửa

Thì tin yêu ngay thẳng đón ta vào

Ta nghẹn ngào, Đất Nước Việt Nam ơi!...

Ta lớn lên khao khát những chân trời

Những mảnh đất chân mình chưa bén được

Những biển khơi chứa mặt trời đỏ rực

Những ngàn sao trôi miết giữa màu xanh…

(Trích Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm, NXB Văn nghệ giải phóng, 1974, tr.35-36)

a. Theo tác giả văn bản 1, người sống tròn từ trong tâm khi gặp  thất bại, có vấp ngã, sai lầm sẽ có thái độ, hành động gì?

b. Nêu tác dụng nghệ thuật của phép điệp trong các câu thơ sau: Ta lớn lên khao khát những chân trời/ Những mảnh đất chân mình chưa bén được/Những biển khơi chứa mặt trời đỏ rực/

Những ngàn sao trôi miết giữa màu xanh….

c. Xác định 01 điểm chung và 01 điểm riêng về nội dung của hai văn bản trên.

d. Thông điệp ý nghĩa nhất với em qua 2 văn bản trên là gì? Vì sao? Trả lời trong khoảng 4-6 dòng.

Câu 2. Từ việc hiểu nội dung Ngữ liệu trên và từ trải nghiệm cuộc sống, hãy viết bài văn khoảng 500 chữ trình bày suy nghĩ về nhận định sau: "Dù giữa ồn ào những điều xấu xa, vẫn hy vọng vào lòng tốt và tin vào điều tốt". (Hà Nhân) 

Câu 3.

Học sinh được chọn 1 trong 2 đề sau:

Đề 1.

Hãy phân tích nhân vật ông Hai  trong đoạn trích sau:

Ông Hai ngồi lặng trên một góc giường. Bao nhiêu ý nghĩ đen tối, ghê rợn, nối tiếp bởi bởi trong đầu óc ông lão. Biết đem nhau đi đâu bây giờ ? Biết đâu người ta chứa bố con ông mà đi bây giờ ?...

Thật là tuyệt đường sinh sống ! Mà không một gì cái đất Thắng này. Ở Đài, ở Nhã Năm, ở Bố Hạ, Cao Thượng .. đâu đâu có người Chợ Dầu người ta cũng đuổi như đuổi hủi, Mà cho dầu vì chính sách Cụ Hồ người ta chẳng đuổi đi nữa, thì mình cũng chẳng còn mặt mũi nào đi đến đâu.

"Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây...", cái câu nói của người đàn bà tản cư hôm trước lại đội lên trong tâm trí ông.

Hay là quay về làng

Vừa chớm nghĩ như vậy, lập tức ông lão phản đối ngay. Về làm gì cái làng ấy nữa. Chúng nó theo Tây cả rồi. Về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ…

Nước mắt ông giàn ra. Về làng tức là chịu quay lại làm nô lệ cho thằng Tây. Ông lão nghĩ ngay đến mấy thắng kì lí chuyên môn khua khoét ngày trước lại ra vào hống hách ở trong cái đình. Và cái đình lại như của riêng chúng nó, lại thâm nghiêm ghê gớm, chứa toàn những sự ức hiếp, đè nén. Ngày ngày chúng dong ra, dong vào, đánh tổ tôm mà bàn tư việc làng với nhau ở trong ấy. Những hạng khố rách áo ôm như ông có đi qua cũng chỉ dám liếc trộm vào, rồi cấm đầu xuống mà lùi đi. Anh nào ho be, hốc hách một tí thì chúng nó tim hết cách để hại, cất phân ruộng, truất ngôi, trừ ngoại, tông ra khỏi làng…

Ông Hai nghĩ rọn cả người. Cả cuộc đời đen tối, làm than cũ nói lên trong y nghĩ ông. Ông không thể về cái làng ấy được nữa. Về bây giờ ra ông chịu mất hết à ?

Không thể được!  Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù

(Trích Làng, Kim Lân, SGK Ngữ Văn 9, Tập 1, NXBGDVN, 2023, Trg.170)

Sau đó liên hệ một bài thơ/ đọan thơ khác để làm rõ tin vào những gì tốt đẹp, con người sẽ vượt lên hoàn cảnh, có nghị lực để thay đổi hay sống cuộc đời hạnh phúc.

Đề 2.

Tình huống:  Được sinh ra trên cuộc đời này đã là một điều kỳ diệu, vì thế đừng sống đơn giản chỉ là tồn tại. Hãy sống để cảm nhận sự đẹp đẽ và kỳ diệu của cuộc đời để “khỏi thấy xót xa, tiếc nuối cho những ngày sống hoài, sống phí”.

.Nhiệm vụ: Hãy chọn giới thiệu một tác phẩm văn học đã giúp em nhận ra có thêm niềm tin vào cuộc sống, niềm tin vào sức mạnh kỳ diệu của cuộc sống  và viết bài văn nghị luận lý giải cho sự lựa chọn của em.

PHẢI CHĂNG LỰA CHỌN SỰ TỰ LẬP LÀ KHỞI ĐẦU CỦA HÀNH TRÌNH ĐỂ TRỞ THÀNH CHÍNH MÌNH?

 

PHẢI CHĂNG LỰA CHỌN SỰ TỰ LẬP LÀ KHỞI ĐẦU CỦA HÀNH TRÌNH ĐỂ TRỞ THÀNH CHÍNH MÌNH?

I. Mở bài:

- Tự lập là một đức tính quan trọng quyết định đến tính cách và tương lai của một người.

- Lựa chọn sự tự lập là một quyết định quan trọng, đánh dấu bước ngoặt trong quá trình phát triển bản thân, đánh dấu sự trưởng thành.

- Vậy phải chăng lựa chọn sự tự lập là khởi đầu của hành trình để trở thành chính mình?

II. Thân bài:

1. Giải thích:

- Tự lập là khả năng tự mình giải quyết các vấn đề của bản thân, không phụ thuộc vào sự  giúp đỡ của người khác và các yếu tố bên ngoài.

- Khởi đầu của hành trình để trở thành chính mình: là bước đầu tiên để khám phá bản thân, phát triển tiềm năng và khẳng định giá trị của bản thân;  để được sống đúng với bản chất, giá trị và ước mơ của bản thân.

- Lựa chọn sự tự lập là một quyết định quan trọng trong cuộc sống của mỗi người, là khởi đầu của hành trình để ta khám phá bản thân, rèn luyện kỹ năng sống, xây dựng lòng tự tin và khẳng định bản thân.

=> Lựa chọn cuộc sống tự lập đầy gian nan, vất vả nhưng đó cũng chính là hành trình ngắn nhất để con người được sống với chính mình.

2. Biểu hiện:

- Người tự lập là người có khả năng tự chủ trong suy nghĩ, hành động và chịu trách nhiệm cho những quyết định của mình.

+ Tự hoàn thành mọi nhiệm vụ của bản thân không chờ đợi sự giúp đỡ từ bên ngoài.

-  Tự biết chăm sóc cho bản thân.

- "Tự do không đến miễn phí, nó đòi hỏi sự tự lập." - Nelson Mandela.

3. Phân tích

* Vì sao Sự tự lập là khởi đầu của hành trình để trở thành chính mình?

- Tự lập là cách sống cần có đối với mỗi người trong cuộc sống hiện đại. Tự lập là chìa khóa quan trọng giúp các bạn trẻ trưởng thành và thành công khi ra đời.

- Lựa chọn tự lập là bước ngoặt quan trọng để khẳng định bản thân và trở thành phiên bản hoàn thiện nhất của chính mình.

+ Tự lập giúp ta khám phá bản thân. Khi tự mình trải nghiệm, ta sẽ hiểu rõ hơn về khả năng, sở thích và giá trị của bản thân. Nó giúp ta được sống thật với chính mình, với những suy nghĩ và mơ ước của bản thân. Tự lập giúp ta học được cách suy nghĩ độc lập, sáng tạo và trưởng thành hơn.

+ Tự lập giúp ta rèn luyện kỹ năng sống. Khi tự lập, ta buộc phải đối mặt với nhiều thử thách, từ đó khám phá tiềm năng và giới hạn của bản thân. Ta sẽ trở nên mạnh mẽ, tự tin và có khả năng thích ứng với mọi hoàn cảnh, dám đương đầu và vượt qua mọi thử thách khó khăn trong cuộc sống

+ Tự lập là cách để chúng ta tự khẳng định giá trị bản thân. Lựa chọn tự lập là cách để ta chứng minh cho mọi người thấy rằng ta có thể tự mình đứng vững trên đôi chân của mình. Khi tự chủ trong cuộc sống, ta sẽ cảm thấy tự tin hơn vào bản thân và khả năng của mình,ta sẽ được mọi người công nhận và tôn trọng.

* Lựa chọn tự lập không đồng nghĩa với việc cô lập bản thân:

- Một số người có thể cho rằng sự tự lập sẽ khiến ta cô đơn và lạc lõng. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng. Tự lập không phải tách biệt bản thân khỏi mọi người.

-  Tự lập không có nghĩa là ta phải làm mọi thứ một mình. Khi cần thiết, ta vẫn có thể nhờ đến sự giúp đỡ của người khác. Điều quan trọng là ta phải biết cách tự giải quyết vấn đề và không phụ thuộc hoàn toàn vào người khác.

- Tự lập cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm sống là những yếu tố quan trọng để tự lập thành công.

4. Phê phán:

- Hiện nay, tính tự lập gần như đang là số 0 với học sinh. Học sinh ỷ lại vào các thiết bị điện tử, ỷ lại vào học thêm mà không có ý thức tự học, ỷ lại vào các sách tham khảo… Việc học tủ trước khi đi thi, diễn ra thường xuyên dẫn đến điểm kém, và không có kiến thức ở nhiều học sinh.

- Thực trạng nhiều bạn trẻ quen thói được nuông chiều, ở nhà có giúp việc dọn dẹp mà không biết làm việc nhà, không biết tự chăm sóc bản thân… diễn ra rất nhiều, phổ biến

5. Bài học:

-  Tính tự lập phải được hình thành và rèn luyện ngay từ khi còn nhỏ, có như vậy lớn lên ta mới có đủ bản lĩnh để có thể vượt qua những trở ngại.

- Mỗi học sinh cần cố gắng rèn luyện đức tính tự lập ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường

+ Tự ý thức được những việc cần phải làm và sống tự lập, chịu trách nhiệm về những việc mình làm

+ Tự dọn dẹp nhà cửa, làm bài về nhà mà không cần phải bị nhắc nhở, bài kiểm tra hoàn thành mà không phải đi chép bài,

+ Dám đứng dậy trả lời, giơ tay phát biểu, đưa ra ý kiến, quan điểm của mình về những vấn đề được nêu ra…

III. Kết bài:

- Lựa chọn sự tự lập là một quyết định quan trọng trong cuộc đời mỗi người.

- Hãy dũng cảm bước đi trên con đường tự lập để trở thành phiên bản hoàn thiện nhất của chính mình.

Có bao giờ em nghĩ rằng cuộc sống sẽ nhẹ nhàng hơn nếu người lớn đặt mình vào vị trí và suy nghĩ của trẻ không?

 

Có bao giờ em nghĩ rằng cuộc sống sẽ nhẹ nhàng hơn nếu người lớn đặt mình vào vị trí và suy nghĩ của trẻ không?

Hãy viết bài văn ngắn (khoảng 500 chữ) để trả lời câu hỏi trên.

A. Mở bài

- Hạnh phúc của đứa trẻ là được người lớn chia sẻ - thấu hiểu trước những mong muốn của con lúc con cần chứ không phải chỉ là lời trách móc, thờ ơ, bỏ qua không lời đáp của người lớn. Trường học hay gia đình cũng vậy.

- Cuộc sống sẽ nhẹ nhàng hơn nếu người lớn biết đặt mình vào vị trí trẻ em?

B. Thân bài

* Giải thích:

- cuộc sống sẽ nhẹ nhàng là cuộc sống mà con người cảm thấy hạnh phúc, bình yên, hài lòng với bản thân và cuộc sống xung quanh.

- người lớn đặt mình vào vị trí và suy nghĩ của trẻ  là việc người lớn việc cố gắng thấu hiểu thế giới từ góc nhìn của trẻ, dành thời gian quan tâm, trò chuyện và học hỏi từ trẻ em.

- Câu nói muốn khẳng định cuộc sống sẽ nhẹ nhàng hơn cho cả trẻ em và người lớn nếu người lớn dành thời gian để thấu hiểu và đặt mình vào vị trí của trẻ.

=> Việc tạo ra một môi trường sống an toàn, yêu thương và thấu hiểu là chìa khóa để giúp trẻ em phát triển toàn diện.

* Biểu hiện:

-  Cha mẹ và người lớn dành thời gian để lắng nghe, hỏi thăm, nói chuyện, tạo ra một môi trường an toàn và thoải mái để trẻ em cảm thấy tự do chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc của mình

- Cha mẹ và người lớn chủ động hỏi han, động viên, cảm thông, an ủi trẻ em về suy nghĩ và cảm xúc của mình trong cuộc trò chuyện cởi mở và trung thực.

- Cha mẹ và người lớn tôn trọng ý kiến và cảm xúc của trẻ không gạt bỏ hoặc đánh giá thấp cảm xúc của trẻ.

* Phân tích:

- Nếu người lớn biết đặt mình vào vị trí và suy nghĩ của trẻ, sẽ giúp người lớn thấu hiểu và có những cách tiếp cận, giáo dục tương tác phù hợp hơn với trẻ, từ đó tạo dựng mối quan hệ gắn bó, yêu thương và tôn trọng lẫn nhau, tạo ra sự khác biệt tích cực trong cuộc sống của trẻ.

+ Hiểu rõ hơn về nhu cầu và mong muốn của trẻ, người lớn hiểu được những gì trẻ em đang trải qua, họ có thể đáp ứng nhu cầu của trẻ một cách tốt hơn,  có thể tạo ra môi trường sống an toàn, vui vẻ và đầy yêu thương cho trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần và trí tuệ.

+ Khi trẻ em cảm thấy được lắng nghe và thấu hiểu, chúng sẽ có nhiều khả năng tin tưởng và tôn trọng người lớn hơn.

- Khi người lớn xem xét thế giới từ góc nhìn của trẻ em, họ có thể xác định các vấn đề mà họ có thể chưa nhận ra trước đây và thực hiện các bước để giải quyết chúng.

+ Khi trẻ em nhận được sự hỗ trợ và hướng dẫn phù hợp từ người lớn , chúng có thể phát triển thành những cá nhân tự tin, độc lập và có trách nhiệm.

- Việc đặt mình vào vị trí của trẻ em không phải lúc nào cũng dễ dàng.

+ Trẻ em có thể khó giao tiếp và chúng có thể có cách suy nghĩ và cảm nhận rất khác với người lớn.

+ Nhưng nỗ lực để hiểu trẻ em là rất đáng giá. Dành thời gian để lắng nghe và xem xét thế giới từ góc nhìn của trẻ em, người lớn có thể giúp tạo ra một cuộc sống nhẹ nhàng hơn và hạnh phúc hơn cho tất cả mọi người.

- Tuy nhiên, việc người lớn đặt mình vào vị trí trẻ em không đồng nghĩa với việc nuông chiều, đừng vội đáp ứng, dung túng cho những hành vi sai trái của trẻ.  Người lớn vẫn cần có trách nhiệm giáo dục, định hướng cho trẻ những giá trị đạo đức và chuẩn mực xã hội phù hợp.

* Phê phán

- Có lẽ vì bận rộn với cuộc sống mưu sinh mà người lớn nhất là các bấc phụ huuyng  ít có thời gian bên cạnh con trẻ.

- Không ít bậc phụ huynh chưa thực sự hiểu con em mình, đặt kỳ vọng quá cao ở con, vô tình gây áp lực cho chính những đứa trẻ.

+ Cha mẹ không thực sự biết về sở thích, đam mê hay năng khiếu của con cái. Thay vào đó là những lời la mắng, trách móc khi kết quả học tập của con không cao.

* Bài học

- Cuộc sống sẽ nhẹ nhàng và hạnh phúc hơn khi người lớn và trẻ em biết lẫn nhau.

+ Người lớn đừng tạo áp lực cho trẻ, hãy hiểu trẻ nhiều hơn khi có thể, đừng so sánh con mình với con của người khác sẽ tạo áp lực cho con nhiều lắm. Hãy sắm vai là bạn của con để chia sẻ và lắng nghe con nhiều hơn.

- Muốn người lớn thấu hiểu và cảm thông, trẻ em cũng cần học biết cách tôn trọng và lắng nghe người lớn.

+ dành thời gian để thực sự lắng nghe, quan tâm đến cha mẹ, chủ động mở lòng, chủ động chia sẻ và nói lên mong muốn của mình  và học cách chia sẻ suy nghĩ , cảm xúc của mình một cách đúng đắn.

+ Hạn chế làm bạn với điện thoại, xa cách với mọi người xung quanh, sống thu mình trong thế giới của riêng mình mà tích cực tham gia vào các hoạt động chung của gai đình.

C. Kết bài

Khi người lớn và trẻ em cùng nhau làm việc, chúng ta có thể tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người. Người lớn hãy luôn là điểm tựa tinh thần vững chãi bên những đứa trẻ để các con có thể vững bước, tự tin vào đời.

Phải chăng “Chỉ có cuộc sống vì người khác mới là cuộc sống đáng quý” (Albert Einstein)?

 

 Phải chăng “Chỉ có cuộc sống vì người khác mới là cuộc sống đáng quý” (Albert Einstein)?

A. Mở bài

- Trao đi yêu thương để nhận lại yêu thương vốn dĩ là một quy luật trong cuộc sống. Người hạnh phúc nhất là người đem lại những giá trị tốt đẹp, mang lại hạnh phúc cho nhiều người nhất.

 - Phải chăng “Chỉ có cuộc sống vì người khác mới là cuộc sống đáng quý” (Albert Einstein)?

B. Thân bài

* Giải thích:

- Cuộc cống vì người khác là cách sống luôn hướng tới, làm những điều tốt đẹp cho người khác, đề cao lợi ích của cộng đồng, xã hội hơn lợi ích cá nhân.

- Cuộc sống đáng quý” là cuộc sống có ý nghĩa, có giá trị.

-  Câu nói khẳng định về giá trị cao đẹp của lối sống vị tha, hướng đến cộng đồng, ý nghĩa đích thực của cuộc sống không chỉ nằm ở việc vun đắp cho bản thân mà còn ở việc cống hiến, giúp đỡ người khác.

=>  Câu nói này là lời nhắc nhở mỗi người về mục đích sống cao đẹp của con người. Con người không chỉ sinh ra để hưởng thụ, mà còn để cống hiến và mang lại lợi ích cho cộng đồng.

* Biểu hiện:

- Sẵn sàng hỗ trợ người khác gặp hoạn nạn, bất hạnh về cả vật chất lẫn tinh thần như: giúp đỡ người già neo đơn, trẻ em mồ côi, người khuyết tật, người bị thiên tai,...

- Cống hiến trí tuệ, sức lực cho cộng đồng qua những hoạt động thiện nguyện, các công tác xã hội,...

* Phân tích:

- Cuộc sống vì người khác  là cuộc sống đáng quý, là một lối sống tích cực, cách sống giúp cuộc sống của bản thân trở nên ý nghĩa và trọn vẹn hơn.

+ Sống vì người khác giúp ta cảm thấy hạnh phúc và ý nghĩa hơn. Lòng nhân ái, sự sẻ chia sẽ mang đến cho ta niềm vui, sự hài lòng và cảm giác bản thân có ích cho xã hội và giúp ta trân trọng cuộc sống hơn.

+ Sống vì người khác, biết yêu thương, chia sẻ, đồng cảm với những khó khăn, bất hạnh, giúp ta hoàn thiện nhân cách và trở thành một người tốt đẹp hơn.

+ Sống vì người khác giúp ta xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, góp phần xây dựng một cộng đồng đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, cùng nhau phát triển. Sống vì người khác giúp lan tỏa những giá trị tốt đẹp, tạo nên một cộng đồng văn minh, nhân ái.

- Sống vì người khác không có nghĩa là phải quên đi bản thân, phải hy sinh bản thân một cách mù quáng.

+ Chúng ta cần biết yêu thương bản thân, chăm sóc bản thân t trước khi có thể yêu thương và giúp đỡ người khác.Ta phải có sức khỏe, kiến thức, kỹ năng ta mới có thể có đủ năng lực để giúp đỡ người khác.

+ Sống vì người khác cần xuất phát từ sự tự nguyện, không vụ lợi, không thể là sự ban ơn bố thí và cũng không có nghĩa là đáp ứng đòi hỏi vô lý của người khác. Hãy nhớ yêu thương phải có lý trí.

* Phê phán: Hiện nay có nhiều người, nhiều bạn trẻ

- có lối sống vị kỷ, nhỏ nhen, chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân mà quên đi những người xung quanh,  có thể vì lợi ích của các nhân mà chà đạp lên giá trị của người khác, khiến người khác đau khổ.

- Có nhiều bạn trẻ làm lệch lạc ý nghĩa cách sống vì người khác nhằm mục đích đánh bóng tên tuổi trục lợi,  hoặc chưa có những hành động ứng xử đúng đắn, phù hợp gây tổn thương cho người khác.

* Bài học:

- Sống vì người khác là một lối sống cao đẹp mà mỗi người nên hướng đến. Hãy khiến cho cuộc sống của mình đáng quý bằng cách gạt bỏ lòng vị kỷ và sống vì người khác.

+ Luôn rèn luyện đạo đức, phẩm chất tốt đẹp, trau dồi kiến thức, kỹ năng để có thể giúp đỡ người khác.

+ Biết yêu thương, chia sẻ, đồng cảm với những khó khăn, bất hạnh của người khác, khi có thể sẵn sàng hỗ trợ bằng cả vật chất lẫn tinh thần.

+ Tham gia các hoạt động thiện nguyện, các tổ chức xã hội để góp phần xây dựng cộng đồng.

C. Kết bài

Hãy sống một cuộc sống có ý nghĩa, biết yêu thương, chia sẻ và cống hiến cho cộng đồng. Đó là cách để ta sống một cuộc đời đáng quý.

Thảm họa tự nhiên ngày càng nhiều và khó lường, phải chăng Trái đất đang "nổi giận"?

 

Thảm họa tự nhiên ngày càng nhiều và khó lường, phải chăng Trái đất đang "nổi giận"?

A. Mở bài

- Trong những năm gần đây, con người chứng kiến sự gia tăng của các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lũ, hạn hán, động đất, cháy rừng... Điều này khiến nhiều người đặt câu hỏi: Phải chăng Trái đất đang "nổi giận"?

B. Thân bài

* Giải thích:

+ Trái đất "nổi giận" là là một cách mô tả ẩn dụ về những hiện tượng thời tiết cực đoan và biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng gia tăng trên khắp thế giới.

+ Những hiện tượng này được xem như là sự phản ứng của Trái đất trước những hành động tàn phá môi trường của con người.

=> Trái đất đang "nổi giận" là lời cảnh tỉnh cho con người về những hậu quả nghiêm trọng của việc khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi.

* Thực trạng:

- Các hiện tượng thời tiết bất thường, nhiệt độ tăng cao, băng tan, mực nước biển dâng, mưa lũ, bão lốc, giông tố, đang không ngừng gia tăng cả về số lượng và sức mạnh. Và hậu quả là dịch bệnh, mất mùa, mất nơi ăn chốn ở, thiếu đất canh tác, suy giảm đa dạng sinh học...

- Liên hợp quốc dự báo đến năm 2035, nhiệt độ Trái Đất sẽ tăng thêm 2 độ C, tiếp tục làm tan chảy các dòng sông băng, đẩy mực nước biển dâng cao. Hậu quả là nhiều vùng sản xuất lương thực trù phú, khu vực đông dân cư, các đồng bằng lớn, các đảo thấp trên Trái Đất sẽ lần lượt ngập chìm trong nước biển.

* Nguyên nhân: Hoạt động của con người đang tác động tiêu cực đến hệ thống sinh thái của Trái đất, dẫn đến biến đổi khí hậu với tốc độ chưa từng có.

- Con người khai thác rừng, khoáng sản, và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác một cách quá mức mà không có kế hoạch tái tạo, dẫn đến suy thoái môi trường.

- Rác thải sinh hoạt, công nghiệp, và nông nghiệp được xả thải trực tiếp ra môi trường mà không qua xử lý, gây ô nhiễm nguồn nước, đất đai, và bầu khí quyển.

- Con người sử dụng quá nhiều nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ, và khí đốt, thải ra khí nhà kính gây hiệu ứng nhà kính và làm cho nhiệt độ Trái đất tăng cao.

* Hậu quả: của việc Trái đất "nổi giận" là vô cùng to lớn

- Môi trường sống bị ảnh hưởng nặng nề, hệ sinh thái dần bị phá hủy. Nhiệt độ Trái đất tăng cao, dẫn đến tan chảy chỏm băng, mực nước biển dâng cao. Bão, lũ lụt, hạn hán, cháy rừng,... xảy ra thường xuyên và dữ dội hơn, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản.

- Ô nhiễm không khí, nước, và đất đai ảnh hưởng đến sức khỏe con người và hệ sinh thái. Con người phải đối mặt với nhiều nguy cơ như thiên tai, dịch bệnh, thiếu nước, thiếu lương thực. Nền kinh tế và xã hội bị ảnh hưởng nghiêm trọng, dẫn đến di cư, xung đột do tranh chấp tài nguyên thiên nhiên.

- Gây suy thoái hệ sinh thái, mất đa dạng sinh học. Nhiều loài động thực vật quý hiếm bị đe dọa tuyệt chủng do mất môi trường sống và ô nhiễm môi trường.

* Giải pháp:

- Hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch, phát triển năng lượng tái tạo, sử dụng phương tiện giao thông công cộng, tiết kiệm điện năng và phát triển các nguồn năng lượng tái tạo....

- Bảo vệ môi trường: Hạn chế khai thác tài nguyên thiên nhiên, trồng cây xanh, chống phá rừng, xử lý rác thải khoa học, hạn chế sử dụng nước lãng phí, tái sử dụng nước thải...

- Tăng cường giáo dục về bảo vệ môi trường, nâng cao ý thức của cộng đồng trong việc bảo vệ Trái đất, khuyến khích lối sống xanh, bền vững.

- Bài học:

- Mỗi cá nhân cần chung tay hành động để bảo vệ môi trường, góp phần "xoa dịu" cơn giận của Trái đất và gìn giữ hành tinh xanh cho thế hệ mai sau:

+ Phân loại rác thải, tái chế rác thải, và xử lý rác thải đúng cách;

+ Hạn chế sử dụng túi nilon, đồ nhựa dùng một lần, và các sản phẩm hóa học độc hại;

+ Sử dụng năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng, và trồng cây xanh.

C. Kết bài

- Đừng biến Trái Đất thành một môi trường sống khắc nghiệt. Đến một ngày nào đó, liệu con người có phải rời Trái Đất để tìm nơi sinh sống mới trong vũ trụ hay không? Tin buồn là cho đến thời điểm này, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra một hành tinh nào có sự sống, ngoài Trái Đất.