“Mùa
xuân nho nhỏ” là một trong những bài thơ tiêu biểu trong gia tài thơ xuân Việt
Nam, được nhà thơ Thanh Hải viết trên giường bệnh, trước khi mất chỉ vài ngày.
Đó là lời tự bạch chân thành với những tâm niệm đầy tính nhân văn về lẽ sống và
đời thơ. Bài thơ nhanh chóng chinh phục người đọc bởi âm hưởng, ngân nga mà sâu
lắng, bởi năng lượng cảm xúc dồi dào truyền tải và lan toả tình yêu đời, yêu cuộc
sống. Nhà thơ Thanh Hải đã từng viết nhiều về đất Huế quê hương, và khúc ca cuối
cùng của ông cũng là khúc ca giành cho Huế:
Mùa
xuân ta xin hát
Khúc
Nam ai Nam bình
Nước
non ngàn dặm mình
Nước
non ngàn dặm tình
Nhịp
phách tiền đất Huế.
Bài
thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là lời tâm sự chân thành, cảm động của nhà thơ, thể hiện
tình yêu quê hương thiết tha và khát vọng dâng hiến mùa xuân cuộc đời cho mùa
xuân của đất nước. Bài thơ ít nói đến Huế nhưng sao người đọc vẫn nhận ra một
điều, bài thơ vẫn đậm đà chất Huế. Chất Huế nằm trong cảnh sắc nên thơ trong
tâm hồn dịu dàng, đằm thắm trong những bài thơ ngũ ngôn, trong những bài dân ca
Huế. Và đặc biệt chất Huế đậm đà ở khổ cuối trong tiếng hát, tình yêu nước non,
tình yêu quê hương đất nước.
Nếu
bài thơ mở đầu đã mở ra một bức tranh xứ Huế thật đẹp với hình ảnh phong phú,
màu sắc rực rỡ, âm thanh sinh động, rộn rã, được họa lên từ những vần thơ có nhạc…
thì đến khổ cuối, giọng thơ trầm lắng, nhà thơ trở về với tình yêu, niềm tự hào
lớn lao về xứ Huế trong giá trị truyền thống in dấu thời gian. Kết thúc bài thơ
là âm thanh tiếng hát: “Mùa xuân ta xin hát”, tạo nên âm hưởng vang mãi. Câu
thơ “Mùa xuân ta xin hát” diễn tả niềm khao khát bồi hồi của nhà thơ đối
với quê hương yêu dấu buổi xuân về. Nhà thơ muốn hát lên điệu Nam ai, Nam bình,
điệu dân ca tha thiết xứ Huế để đón mừng mùa xuân. “Nam ai, Nam bình” là
những làn điệu tiêu biểu của ca Huế, chất chứa âm điệu buồn ai oán, những cảnh
đời buồn đau thất vọng, hoặc âm điệu trong trẻo yên bình của cuộc sống an lành.
“Phách tiền” là một loại nhạc cụ dân gian được chế tác đơn giản bằng những
thanh gỗ có gắn những đồng tiền, thường tấu lên nhạc điệu nhịp nhàng, rộn rã
cho những bài ca Huế tươi vui. Dường như những âm điệu buồn vui rất đặc trưng
Huế ấy đã “ăn” vào máu thịt, luôn thường trực và ám ảnh nhà thơ. Mùa xuân đất
Huế đã khơi dậy cảm hứng trào dâng bật lên thành tiếng hát tha thiết và sâu nặng
tình yêu quê hương.
Phải
yêu đời, lạc quan lắm mới có thể hát lên trong hoàn cảnh nhà thơ lúc đó. Quê
hương đất nước Việt Nam trải dài ngàn dặm, chan chứa tình yêu vì thế mà Thanh Hải
muốn hòa nhập vào mùa xuân đất nước. Quê hương đất nước trải dài ngàn dặm, chứa
chan tình yêu thương. Đó là “ngàn dặm mình”, “ngàn dặm tình” đối với non
nước và xứ Huế quê mẹ thân thương! Câu thơ của người con đất Huế quả là “dịu ngọt”.
Đây có lẽ cũng là một trong những vẻ đẹp của tác phẩm mà bất kì ai cũng cảm nhận
được. Lời ca như vang vọng, gợi mở ra một cái tình nhỏ bé trong cái ngàn dặm rộng
lớn, mênh mang nhưng vẫn rất gần gũi, tràn đầy yêu thương và ấm áp. Câu hát gợi
nhắc lòng người nhớ về nghĩa tình thuỷ chung, nhớ về quê hương đất nước, non nước
Việt Nam cũng như đất trời xứ huế tươi đẹp quá! Một câu hát truyền thống sẽ đi
mãi cùng trái tim một người con đã suốt đời chiến đấu hy sinh vì tổ quốc, đến
giấy phút cuối cùng cũng còn mong mỏi mãnh liệt hơn bao giờ hết khát vọng cống
hiến vẹn toàn cho quê hương đất nước.
Tiếng
hát đằm thắm hiền hoà xen với những tiếng phách giòn giã, tươi vui đã kết lại
bài thơ. Bài thơ khơi lên là dòng sông là tiếng chim hót vang trời xứ Huế. Kết
thúc lại là nước non và tiếng hát tươi vui cả tình yêu nước non ngàn dặm, tình
yêu quê hương đất nước. Không chỉ hay về ý thơ mà còn hay ca ngôn từ, cả nhịp
điệu trong bài. Cảm ơn nhà thơ đã mang đến cho người đọc về một bài học,về một
lí tưởng sống thực sự cao đẹp biết bao.”sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”.
“Mùa xuân nho nhỏ” – Món
quà chi tay với cuộc đời của Thanh Hải vẫn mãi để lại dư vang trong lòng bao
con người với tình yêu cuộc sống thiết tha, mãnh liệt. Và đâu đây nó đã ngân
vang trong lòng bao thế hệ bạn đọc một tình cảm yêu đời, yêu cuộc sống. Để rồi
mỗi chúng ta biết sống đẹp hơn, làm nhiều điều có ý nghĩa cho cuộc đời để còn lại
một dấu ấn đẹp dù khi chỉ còn là cát bụi. “Đừng hỏi Tổ Quốc đã làm gì cho ta,
mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ Quốc hôm nay”. Hãy sống có trách nhiệm với quê
hương, với đất nước, đặt trách nhiệm cao hơn quyền lợi của bản thân nhé mọi người!