Phân
tích khổ 4 Viếng lăng Bác
Bác
nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà
Miền
Nam mong Bác nỗi mong cha.
Miền
Nam luôn là nỗi day dứt, niềm nhớ thương khôn nguôi của Bác Hồ và ước mong được
gặp vị cha già dân tộc cũng là khát vọng thường trực trong tâm hồn những người
con miền Nam. Để thể hiện tình cảm kính trọng, biết ơn dành cho vị lãnh tụ vĩ đại
Hồ Chí Minh, văn học Việt Nam đã có rất nhiều bài thơ, bài văn thể hiện thành
công những tình cảm chân thành của biết bao thế hệ con người đối với Bác. Trong
số những tác phẩm ấy, bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương đã gây được ấn
tượng với người đọc bởi được ra đời và viết về một nội dung hết sức đặc biệt.
Đó là việc tác giả đã ghi lại những cảm xúc của mình trong cuộc hành trình rất
dài đi từ Nam ra Bắc để viếng lăng Bác Hồ.
Bài
thơ “Viếng lăng Bác” được tác giả Viễn Phương viết theo một cuộc hành trình vào
thăm lăng Bác. Bắt đầu với cảm xúc hồi hộp, náo nức trong lần đầu đến thăm lăng
Bác cho đến thái độ ngợi ca, trân trọng, kính yêu Người – vị cha già của dân tộc
Việt Nam. Để rồi hội ngộ cũng đến lúc chia li, tác giả phải rời xa lăng Bác.
Trong giây phút ấy ông đã thốt lên ước
nguyện của mình:
Mai
về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn
làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn
làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn
làm cây tre trung hiếu chốn này.
Bài
thơ được sáng tác trong không khí xúc động của nhân dân ta lúc công trình lăng
Chủ tịch Hồ Chí Minh được hoàn thành, đồng bào miền Nam được thoả mong ước bấy
lâu: được ra viếng Bác. Nếu ở khổ thơ đầu, nhà thơ giới thiệu mình
là người con miền Nam thăm Bác thì trong khổ thơ cuối bộc lộ tâm trạng lưu luyến
của nhà thơ khi rời xa lăng Bác. Nghĩ đến ngày mai về miền Nam, xa Bác, xa Hà Nội,
tình cảm của nhà thơ không kìm nén, ẩn giấu trong lòng mà được bộc lộ thể hiện
ra ngoài. Ý thơ thể hiện nỗi niềm thiết tha và ước nguyện của
nhà thơ muốn được mãi ở bên Bác. Đây là ước nguyện chân thành, lời hứa thuỷ
chung của nhà thơ với Bác. Đó cũng là lời nói hộ ý nguyện của đồng bào miền Nam.
Gặp được Bác, thoả nguyện mong mỏi bấy lâu,
nhưng niềm hạnh phúc, nỗi bồi hồi, sự nghẹn ngào xúc động chưa kịp nguôi thì giờ
chia xa đã lại đến:
Mai
về miền Nam thương trào nước mắt
Nghĩ
đến ngày mai về miền Nam, nỗi thương xót trào rơi nước mắt. Không phải rưng
rưng, rơm rớm, mà là trào, một cảm xúc thật chân thành, mãnh liệt. Có nỗi đau
nào, mất mát nào như khi cả dân tộc đã trải qua khi nghe tin Bác qua đời
(1969). Giờ chỉ còn lại những giọt nước mắt của người con viếng muộn: Mai về
miền Nam thương trào nước mắt. Câu thơ như một lời giã biệt. Lời nói giản dị
diễn tả tình cảm sâu lắng, thiết tha. Từ “trào” diễn tả cảm xúc thật
mãnh liệt, luyến tiếc, bịn rịn không muốn xa nơi Bác nghỉ. Đó là không chỉ là
tâm trạng của tác giả mà còn là của muôn triệu trái tim khác. Được gần Bác dù
chỉ trong giây phút nhưng không bao giờ ta muốn xa Bác bởi Người ấm áp quá, rộng
lớn quá.
Để
rồi từ dòng cảm xúc chân thành ấy, nhà thơ cất lên muôn vàn nguyện ước:
Muốn
làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn
làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn
làm cây tre trung hiếu chốn này.
Vẫn với cách diễn đạt đậm chất Nam Bộ
“thương trào nước mắt” cùng điệp ngữ “muốn làm” vận dụng như một điệp
khúc, lại được dồn đặt lên đầu ba câu thơ liên tiếp, các câu thơ đã trở thành đỉnh
cao của mạch cảm xúc, giúp ông gửi trọn mọi tâm tư tình cảm yêu thương, kính phục
dành cho Bác. Đó là không chỉ là tâm trạng của tác giả mà còn là của muôn triệu
trái tim khác. Nhà thơ ước muốn được là chim, là hoa, là
cây nhưng tất cả là ở bên lăng, ở quanh lăng. Con chim dâng tiếng hót, đóa hoa
dâng mùi hương, cây tre trung hiếu canh gác giấc ngủ êm đềm. Điệp ngữ “muốn
làm” cùng các hình ảnh đẹp của thiên nhiên“con chim”, ”đóa hoa”, ”cây tre” đã
thể hiện ước muốn tha thiết, mãnh liệt của tác giả. Ước muốn đó thể hiện tình cảm
thành kính, thiêng liêng của nhà thơ, một người con Nam Bộ, nhưng đó cũng là
tình cảm của nhân dân miền Nam, của dân tộc Việt Nam đối với Bác.
Đặc
biệt là ước nguyện “Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này” để nhập vào
hàng tre bát ngát, canh giữ giấc ngủ thiên thu của Người. Hình ảnh cây tre có
tính chất tượng trưng một lần nữa nhắc lại khiến bài thơ có kết cấu đầu cuối
tương ứng. Hình ảnh hàng tre quanh lăng Bác được lặp ở câu thơ cuối như mang
thêm nghĩa mới, tạo ấn tượng sâu sắc, làm dòng cảm xúc được trọn vẹn. “Cây
tre trung hiếu” là hình ảnh ẩn dụ thể hiện lòng kính yêu, sự trung thành vô
hạn với Bác, nguyện mãi mãi đi theo con đường cách mạng mà Người đã đưa đường
chỉ lối. Đó là lời hứa thủy chung của riêng nhà thơ và cũng là ý nguyện của đồng
miền Nam, của mỗi chúng ta nói chung với Bác.
Ngày
nay, yêu kính, nhớ ơn Bác, toàn dân, toàn Đảng ra sức bồi đắp, xây dựng, phát
triển đất nước. Riêng học sinh chúng em luôn tâm niệm lời nhắn nhủ của Bác “Non
sông Việt Nam có tươi đẹp được hay không, dân tộc Việt Nam có bước đến đài vinh
quang sánh vai với cường quốc năm châu được hay không chính nhờ phần lớn công học
tập của các cháu” mà cố gắng chăm ngoan ra sức học tập, rèn luyện tốt nhân cách
đạo đức, mai sau góp công sức nhỏ bé của mình vào việc xây dựng, bảo vệ quê
hương, đất nước, đền đáp phần nào công lao vĩ đại của Bác.
Bằng
những cảm xúc trào dâng, cách diễn đạt thật chân thật, tha thiết, với cái nhìn
hình ảnh ẩn dụ đẹp đẽ, bài thơ “Viếng lăng Bác” nói chung, khổ thơ cuối nói
riêng là tình cảm yêu thương, kính trọng của nhà thơ, cũng là của đồng bào cả
nước đối với Bác.Giọng điệu thơ phù hợp với nội dung tình cảm, cảm xúc vừa
trang nghiêm, sâu lắng, vừa tha thiết, đau xót, tự hào. Hình ảnh thơ có nhiều
sáng tạo, kết hợp hình ảnh thực với hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng. Những hình ảnh ẩn
dụ – biểu tượng vừa quen thuộc, vừa gần gũi với hình ảnh thực, vừa sâu sắc, có
ý nghĩa khái quát và giá trị biểu cảm.
Khổ
thơ diễn tả nỗi niềm riêng nhưng mang tình cảm khái quát chung. Tác giả đã viết
một loạt câu thơ không chủ ngữ, nhấn mạnh ba lần điệp ngữ muốn làm như một khát
vọng khôn ngui. Khát vọng của những người đã một lần được về thăm lăng, những
người chưa một lần được đến thăm lăng mà tấm lòng luôn hướng về Bác kính yêu.
Dù Bác đã ra đi nhưng Bác sẽ còn sống mãi trong trái tim của Viễn Phương nói
riêng, nhân dân Việt Nam ta nói chung. Ước nguyện cao đẹp được hóa thân để được
bên Bác cũng là ước nguyện đẹp nhất, chất chứa trọn vẹn tấm lòng trân quý của
nhân dân ta.
Liên hệ sự cống hiến của
thế hệ trẻ
Cống
hiến là một trong những lối sống cao đẹp mà thanh niên cần có, đồng thời thanh
niên chỉ thực hiện tốt nghĩa vụ của bản thân khi nỗ lực cống hiến.
Thế
hệ trẻ cần rèn luyện, tu dưỡng và trau dồi lối sống cống hiến. Lối sống cống hiến
thể hiện ở việc sẵn sàng đem hết trí tuệ, tài năng của bản thân phục vụ lợi
chung, vì sự phát triển chung của đất nước. Thực tế đã chứng minh, trong lịch sử
của dân tộc ta, thế hệ thanh niên Việt Nam đã hăng hái, xung phong vào trận mạc,
dũng cảm đối mặt với sự khốc liệt, tàn ác của chiến tranh; hi sinh thân mình để
bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và giành lại độc lập, tự do, thiết lập bầu trời hòa
bình ngày hôm nay. Họ là những cô gái thanh niên xung phong, những người chiến
sĩ bộ đội mang trên mình quân phục xanh lá, những người lính lái xe đi qua những
mưa bom bão đạn trên tuyến đường Trường Sơn huyết mạch,.... Tinh thần hăng hái,
xông pha đầy gan dạ và dũng cảm của họ đã dệt nên những trang sử vàng đầy vẻ
vang của dân tộc. Còn trong thời đại ngày nay, với khát vọng cống hiến cháy bỏng,
thế hệ trẻ Việt Nam vẫn không ngừng nỗ lực, cố gắng để đóng góp sức lực, trí tuệ,
tài năng, nhiệt huyết trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Họ là những
thanh niên xung kích tình nguyện đến với những bàn làng xa xôi, hẻo lánh để thực
hiện những chương trình từ thiện với mong muốn giảm bớt sự thiếu thốn, nghèo khổ
của bà con dân tộc, miền núi; họ là những cô giáo, thầy giáo trẻ tự nguyện dạy
học chốn vùng cao để đem lại ánh sáng của tri thức, truyền đạt từng con chữ tới
những trẻ em nghèo,.... Tất cả những hành động cao đẹp đó đã thể hiện triết lí
sống: "Sống là cho mà chết cũng là cho" (Trích "Bài thơ vĩnh biệt
cuộc đời" của Tố Hữu). Và hơn hết, sự cống hiến là phương tiện để con người
hình thành lí tưởng sống đúng đắn, tích cực và khẳng định giá trị của bản thân,
phát huy hết vai trò là rường cột, là những chủ nhân tương lai của đất nước giống
như câu nói mà Thượng nghĩ sĩ Mỹ Peter Marshall từng nêu bật: "Thước đo của
giá trị đời người không phải là thời gian mà là sự cống hiến".
Là
học sinh, những thế hệ trẻ của đất nước, tôi cũng như các bạn hãy góp một phần
nhỏ bé của mình để cống hiến cho quê hương Việt Nam ngày càng giàu đẹp, sánh
vai với các cường quốc năm Châu như Bác Hồ luôn mong ước.
Ngày
nay, yêu kính, nhớ ơn Bác, toàn dân, toàn Đảng ra sức bồi đắp, xây dựng, phát
triển đất nước. Riêng học sinh chúng em luôn tâm niệm lời nhắn nhủ của Bác “Non
sông Việt Nam có tươi đẹp được hay không, dân tộc Việt Nam có bước đến đài vinh
quang sánh vai với cường quốc năm châu được hay không chính nhờ phần lớn công học
tập của các cháu” mà cố gắng chăm ngoan ra sức học tập, rèn luyện tốt nhân cách
đạo đức, mai sau góp công sức nhỏ bé của mình vào việc xây dựng, bảo vệ quê
hương, đất nước, đền đáp phần nào công lao vĩ đại của Bác.
Có
thể nói thơ Viễn Phương dễ nhớ, giàu cảm xúc, nhưng không bị lụy hay cường điệu
nỗi đau… Thơ ông chân thật như tâm hồn, như tiếng nói người Nam Bộ. Thơ Viễn
Phương nền nã, thì thầm, man mác, bâng khuâng, day dứt, không gút mắt, cầu kỳ,
kênh kiệu hay khoa ngôn. Bởi thế, thật dễ hiểu, qua bao năm tháng, bài thơ Viếng
lăng Bác của Viễn Phương vẫn còn vang vọng mãi trong lòng người đọc, đặc biệt
là đối với người dân Nam Bộ.