Mùa xuân có thể
nói là mùa đẹp nhất trong năm, tượng trưng cho tuổi trẻ, tình yêu và sức sống.
Chính vì vậy, con người thường ngất ngây vui sướng trước cảnh sắc giao hòa của
đất trời vào độ xuân sang. Cũng nằm trong mạch cảm xúc ấy nhưng với Thanh Hải
mùa xuân của thiên nhiên còn gợi mở về mùa xuân của đất nước, về một tương lai
tươi sáng phía trước. Mà trong mùa xuân ấy, con người là một nhân tố quan trọng
để làm nên mùa xuân của đất nước, cuộc đời. Bằng tâm hồn nhạy cảm và tinh tế,
Thanh Hải đã nắm bắt chọn vẹn vẻ đẹp của mùa xuân xứ Huế mộng mơ. Nó được thể
hiện đặc biệt rõ trong khổ thơ:
Mọc giữa
dòng sông xanh
Một bông hoa
tím biếc
Ơi! Con chim
chiền chiện
Hót chi mà
vang trời...
Từng giọt
long lanh rơi,
Tôi đưa tay
tôi hứng!
Mùa xuân nho nhỏ
được sáng tác vào năm 1980 – nghĩa là trong những ngày tháng cuối đời, trên giường
bệnh của ông. Nhưng trong bài thơ không ánh lên niềm u uất của một người sắp từ
giã cõi đời mà lại ánh lên một niềm tin yêu, sự lạc quan yêu đời. Có như vậy, mới
thấy được hồn thơ của Thanh Hải – luôn lạc quan tin tưởng vào tương lai với một
tình yêu nước cháy bỏng trong ông.
Chính vì có những
giây phút đối diện với mùa đông lạnh lẽo người ta mới bắt đầu biết quý trọng
mùa xuân ấm áp. Mùa xuân đến với những dấu hiệu của thiên nhiên đất trời.
Mọc giữa
dòng sông xanh
Một bông hoa
tím biếc
Bức tranh xuân
đơn sơ giản dị nhưng lại tươi đẹp vô cùng. Bức tranh thiên nhiên hiện lên với
gam màu xanh chủ đạo. Màu xanh của dòng sông, màu xanh của sự sống hay chính
màu xanh báo hiệu mùa xuân đang về. Giữa bức tranh màu xanh ấy, bỗng xuất hiện
sắc tím.
Biện pháp đảo
ngữ “mọc” được sử dụng trong hai dòng thơ đã tạo ra một hiệu ứng đặc biệt cho bức
tranh khiến người đọc có cảm tưởng như vừa tận mắt chứng kiến từ mầm non bừng nở
thành bông hoa. Chính vì vậy mà bông hoa ấy nổi bật là sống dậy cả một bức
tranh thiên nhiên mùa xuân. Trong cái tĩnh của dòng sông có cái động của sự sống.
Bông hoa ấy có thể là bông hoa có thật cũng có thể là bông hoa trong trí tưởng
tượng của nhà thơ. Sắc tím quen thuộc gợi liên tưởng đến xứ Huế. Sắc xanh, màu
tím biếc đã tạo nên bức tranh xuân với những đường nét chấm phá mặn mà đằm thắm.
Đó là bức tranh đa chiều mà nhìn vào con người như đọc được điệu hồn quê hương.
Thiên nhiên vốn hào phóng ban tặng cho con người tất cả nếu con người biết mở rộng
tấm lòng.
Thanh Hải đã điểm
thêm vào bức tranh xuân ấy âm thanh của sự sống:
Ơi con chim
chiền chiện
Hót chi mà
vang trời
Tiếng hót trong
veo của chú chim làm xao động cả không gian, đem đến cho mùa xuân niềm vui, sự
rạo rực. Nếu trong thơ ca khi nói về mùa xuân thường gắn liền với hình ảnh chim
én
Ngày xuân
con én đưa thoi
Thiều quang
chín chục đã ngoài sáu mươi.(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Thì trong thơ của
Thanh Hải, ông lại đánh dấu nói bằng tiếng chim chiền chiện. Tiếng chim trong
veo vui tươi cũng chính làm âm thanh rộn ràng của sự sống. Từ cảm thán “ơi” hướng
về con chim đang bay. Người đọc có cảm giác như nhà thơ đang gọi với theo cánh
chim chiền chiện bay cao vút trên bầu trời kia. Không gian của mùa xuân được mở
rộng theo chiều cao. Từ "ơi" nằm ở đầu dòng thơ là tiếng gọi
ngọt ngào xúc động biểu lộ niềm vui ngây ngất khi nghe âm thanh của tiếng chim.
Tiếng chim chiền chiện hót gọi xuân về hay tiếng lòng náo nức của người dân xứ
Huế của người dân đất Việt trước xuân sang. Tiếng chim ngân vang rung động đất
trời đem niềm vui hân hoan trong lòng người. Nhà thơ cất tiếng gọi để hỏi “hót
chi mà vang trời”, để hỏi tiếng chim sao mà tha thiết thế gợi cho lòng người
bao cảm xúc. Câu thơ như một tiếng reo ngỡ ngàng đầy thích thú, tưởng chừng như
nhà thơ cũng đang nói cười, vui đùa cùng cánh chim bay. Tiếng chim chiền chiện
trong trẻo ấy ta cũng từng bắt gặp trong câu thơ của Huy Cận
Con chim chiền
chiện
Hồn xanh quê
nhà
Sáng nay lại
hót
Tưng bừng
lòng ta. (Con chim chiền chiện – Huy Cận)
Tiếng chim đang
vang xa bỗng lại gần. Ngắm dòng sông ngắm bông hoa đẹp nghe tiếng chim hót nhà
thơ bồi hồi sung sướng bất giác đưa tay ra hứng từng giọt âm thanh từng giọt
sương sớm hay từng giọt mưa xuân long lanh:
Từng giọt
long lanh rơi
Tôi đưa tay
tôi hứng!
Tiếng chim như
kết tinh thành những giọt sương long lanh sắc màu rơi xuống tâm hồn rộng lớn của
thi nhân để rồi ông đón nhận nó bằng tất cả giác quan của mình. Từ thị giác đến
xúc giác, mùa xuân được cảm nhận thật tròn đầy. Con người trân trọng nâng niu từng
giọt sương của đất trời. Một chút gì tươi trẻ, hồn nhiên trong hành động “tôi
đưa tay tôi hứng”. Nghệ thuật chuyển đổi cảm giác đã được nhà thơ sử dụng
tinh tế khắc họa sống động hình ảnh thiên nhiên. Cử chỉ của nhà thơ bình dị mà
trân trọng là cử chỉ thể hiện sự xúc động sâu xa. Đó là sự liên tưởng đầy chất
thơ qua nghệ thuật chuyển đổi cảm giác thính giác thị giác xúc giác đã được huy
động để cảm nhận những hình khối thẩm mỹ của âm thanh.Con người cũng trở nên
ngây ngất trước khung cảnh ấy. Huế đẹp thơ mộng đã đi vào lòng người đã đi vào
thơ ca muôn thuở.
Chỉ bằng vài
nét phác họa, Thanh Hải đã vẽ ra cả một khung cảnh thiên nhiên rộng mở. Thanh Hải
đã vận dụng linh hoạt các biện pháp tu từ, cùng với đó là giọng điệu vui tươi,
hào hứng đã vẽ nên vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên và sức sống của mùa xuân đất
nước. Thiên nhiên hài hòa có cả dòng sông có cả đất trời, vừa có hình ảnh vừa
có âm thanh. Đó là tiếng reo vui, khúc nhạc lòng của thi nhân.
Ta không thấy một
Thanh Hải ốm đau, mà là một người nghệ sĩ tràn đầy tình yêu cuộc sống, tình yêu
đất nước. Những vần thơ khiến ta càng thêm trân trọng hơn tấm lòng của một người
nghệ sĩ lớn, nhân cách lớn. Cảm ơn Thanh Hải. Dù đang ở giai đoạn cuối của cuộc
đời, người vẫn để lại cho mình những hình ảnh đẹp của quê hương.Ta vô cùng tự
hào về quê hương đất nước, về con người cách mạng. Họ đã sẵn sàng hi sinh tất cả
mọi hạnh phúc cá nhân giữa mùa xuân để bảo vệ nền hòa bình độc lập dân tộc.