A.Mở bài
- Giới thiệu khái quát về hai tác giả, tác phẩm.( Đề tài, phong cách, sự đóng góp, vị trí của
tác phẩm…)
- Dẫn dắt và trích dẫn hai đoạn thơ.
- Chuyển
ý ……….
B.Thân bài:
1.
Nêu nhận định chung về chủ đề chung 2 tác phẩm,đoạn thơ
2. Lần lượt phân tích, bình luận từng
đoạn thơ (Căn cứ vào thời điểm ra đời tác phẩm
để lựa chọn phân tích trước sau)
Ta có thể sắp xếp theo trình tự sau :
a. Giới thiệu – Khái quát nội dung đoạn
thơ 1:
“Trích dẫn thơ”
+ Nghệ thuật – Nội dung
+ Nghệ thuật – Nội dung
b.
Giới thiệu – Khái quát nội dung đoạn thơ 2:
“Trích dẫn thơ”
+ Nghệ
thuật – Nội dung
+ Nghệ thuật – Nội dung
* Lưu ý : Trong quá trình nghị luận phải chú ý chọn lọc
và bám sát các phương tiện nghệ thuật ( từ ngữ, hình ảnh, âm điệu, giọng điệu,
các biện pháp tu từ về từ, tu từ về câu...để phân tích, bình giảng ...) qua đó
làm rõ ý trong cách đối chiếu.
3. So sánh về hai đoạn thơ
- Nét tương đồng: Đánh giá nội dung, tư tưởng
2 đoạn thơ
- Nét khác biệt: Đánh giá bút pháp nghệ thuật 2 đoạn thơ
4. Nhận định chung về giá trị của hai
đoạn thơ.
C.Kết bài
- Khái quát những nét giống nhau và khác nhau
tiêu biểu.
- Nêu cảm nghĩ của bản thân (tình cảm của con
người khi nghĩ về quá khứ).
VD. Phân tích, cảm nhận vẻ đẹp của
người lính cụ Hồ qua 2 khổ thơ sau :
A.
Mở
bài
Trong văn học Việt Nam hiện đại, hình ảnh người
chiến sĩ cầm súng bảo vệ Tổ quốc có một vị trí hết sức quan trọng. Đó không chỉ
là hình tượng nghệ thuật tiêu biểu trong nhiều tác phẩm mà còn là biểu tượng đẹp
nhất của con người Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh. Phần lớn các tác giả đều có mặt
ở những mũi nhọn của cuộc kháng chiến để kịp thời ghi lại một cách chân thực và
sinh động hiện thực chiến đấu của chiến sĩ ta. Hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ trong
những năm chống Pháp và người chiến sĩ Giải phóng quân miền Nam thời đánh Mỹ đã
được phản ánh khá rõ nét với những vẻ đẹp khác nhau. Chúng ta có thể thấy rõ điều
đó qua hai bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu và “Bài thơ về tiểu đội xe không
kính” của Phạm Tiến Duật. Hình tượng anh bộ đội được ghi lại rất đẹp, đáng yêu
trong:
“Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa la
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Súng bên súng đầu sát bên đầu
Ðêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ.
Đồng chí! “ (Đồng chí - Chính Hữu)
Và
“Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa như ùa vào buồng lái.” (Bài thơ về
tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật.)
B.Thân bài:
1.
Nêu nhận định chung về chủ đề chung 2 tác phẩm,đoạn thơ
Hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ là hình ảnh “con người
đẹp nhất” đáng yêu nhất trong văn thơ và là niềm tự hào lớn của dân tộc. Cùng với
nhiều bài thơ khác, bài thơ “Đồng chí” sáng tác vào đầu năm 1948 khi tác giả
Chính Hữu chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc và bài thơ “Bài thơ về tiểu đội
xe không kính” sáng tác năm 1969 khi tác giả Phạm Tiến Duật tham gia hoạt động ở
tuyến đường Trường Sơn đã khắc họa thành công về đề tài người lính.
2. Phân tích, bình luận từng đoạn thơ:
2.1. Vẻ đẹp người lính chống
Pháp:
Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu thể hiện người
lính nông dân thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống Pháp với vẻ đẹp giản dị, mộc mạc
mà vô cùng cao quí.
“Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.
Súng bên súng đầu sát bên đầu
Ðêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ.
Đồng chí!” (Đồng chí - Chính Hữu)
Chính Hữu đã khắc hoạ thành công cái chất hiền
lành, tình nghĩa mộc mạc mà dung dị cũng như tình đồng chí, đồng đội thiêng
liêng cao cả của những người lính nông dân áo vải. Từ mọi miền quê trên dải đất
quê hương, những con người xa lạ bỗng đứng lên theo tiếng gọi của Tổ Quốc, cùng
họp lại với nhau, trở thành một con người mới: Người Lính. Họ là những người
nông dân từ những vùng quê lam lũ đói nghèo, quanh năm chỉ biết đến con trâu mảnh
ruộng, các anh giã từ quê hương lên đừơng chiến đấu.Không hẹn mà nên, các anh
đã gặp nhau tại một điểm là tình yêu quê hương đất nước. Từ những người “xa lạ”
rồi thành “đôi tri kỉ”, về sau thành “đồng chí”. Các câu thơ biến hoá 7,8 từ rồi
rút lại, nén xuống 2 từ cảm xúc vần thơ như dồn tụ lại, nén chặt lại.Những ngày
đầu đứng dưới lá quân kì:”Anh với tôi đôi người xa lạ-Tự phương trời chẳng hẹn
quen nhau”. Đôi bạn gắn bó với nhau bằng bao kỉ niệm đẹp:
Súng bên súng đầu sát bên đầu
Ðêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ.
Đồng chí! (Đồng chí -
Chính Hữu)
Cuộc sống và chiến đấu chung đã làm thay đổi tất
cả. Chỉ có một chữ "chung": "Ðêm rét chung chăn", nhưng cái
chung đã bao trùm tất cả. "Súng bên súng" là chung chiến đấu, "đầu
sát bên đầu" thì chung rất nhiều: không chỉ là gần nhau về không gian
mà còn chung nhau ý nghĩ, lý tưởng. "Ðêm rét chung chăn" là một hình ảnh
thật cảm động và đầy ắp kỷ niệm. Những người từng kháng chiến ở Việt Bắc hẳn
không ai quên cái rét Việt Bắc và của vùng rừng núi nói chung. Hồi ấy nhà thơ Tố
Hữu từng viết: "Rét Thái Nguyên rét về Yên Thế, Gió qua rừng Ðèo Khế
gió sang". Cũng không ai quên được cuộc sống chung gắn bó mọi người: "Bát
cơm sẻ nữa, chăn sui đắp cùng". Ðắp chăn chung trở thành biểu tượng của
tình thân hữu, ấm cúng, ruột thịt. Những cái chung ấy đã biến những con người
xa lạ "thành đôi tri kỷ". Hai chữ "Ðồng chí"
đứng riêng thành một dòng thơ là điều rất có ý nghĩa, đầy sức nặng suy nghĩ. Nó
nâng cao ý thơ đoạn trước và mở ra ý thơ các đoạn sau. "Ðồng chí" là
cái có thể cảm nhận mà không dễ nói hết. Người lính được khắc họa và ngợi ca
bằng cảm hứng hiện thực, bằng những chất thơ trong đời thường,được nâng lên
thành những hình ảnh biểu tượng nên vừa chân thực, mộc mạc, vừa gợi cảm lung
linh.
Nếu như những người lính trong thời kì kháng
chiến chống Pháp xuất thân từ những người nông dân nghèo khổ, quê hương họ là
những nơi “nước mặn đồng chua”, “đất cày lên sỏi đá” thì những chiến sĩ
lái xe Trường Sơn lại là những thanh niên có học vấn, có tri thức, đã được sống
trong thời bình, được giác ngộ lí tưởng cách mạng cao cả, họ ra đi trong niềm
vui phơi phới của sức trẻ hồn nhiên, yêu đời, yêu đất nước.
2.1. Vẻ đẹp người lính lái xe
Trường Sơn:
Hình ảnh người lính lái xe – hình ảnh thế hệ
trẻ Việt Nam những năm chống Mỹ phơi phới, dũng cảm, yêu thương được Phạm
Tiến Duật khắc họa qua hình ảnh những chiếc xe không có kính và một giọng điệu
thơ ngang tàng, trẻ trung, gần gũi :
Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa như ùa vào buồng lái. (Bài thơ về
tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật.)
Trên chiếc xe không có kính đó người lính lái
xe ở tuyến đường Trường Sơn trong những năm tháng khốc liệt. Bom giật bom rung
họ vẫn vững tay lái, nhấn ga cho xe băng băng lao ra chiến trận.Chúng ta hãy lắng
nghe các anh kể chuyện về mình với giọng điệu thật vui vẻ và hài hước:
Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn
đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
Hai câu thơ “ung dung.... thẳng” đã nhấn mạnh
tư thế ngồi lái tuyệt đẹp của người chiến sĩ trên những chiếc xe không kính.
Họ bình tĩnh, đường hoàng, hiên ngang, tự tin khi họ phải lái một chiếc xe
không kính. Nhìn thẳng là nhìn vào gian khổ, hi sinh không run sợ, không né
tránh bởi họ chiến đấu vì chính nghĩa. Đảo ngữ “ung dung” với điệp từ “nhìn”
cho ta thấy cái tư thế ung dung, thong thả, khoan thai, bình tĩnh, tự tin của
người làm chủ, chiến thắng hoàn cảnh. Bầu không khí căng thẳng với “Bom giật,
bom rung”, vậy mà họ vẫn nhìn thẳng, cái nhìn hướng về phía trước của một con
người luôn coi thường hiểm nguy. Nhịp thơ 2/2/2 với những dấu phẩy ngắt khiến
âm điệu câu thơ trở nên chậm rãi, như diễn tả thái độ thản nhiên đàng hoàng. Với
tư thế ấy, họ đã biến những nguy hiểm trở ngại trên đường thành niềm vui thích.
Chỉ có những người lính lái xe với kinh nghiệm chiến trường dày dạn, từng trải
mới có được thái độ, tư thế như vậy.
Lái xe không kính, là gặp phải khó khăn nhưng
những khó khăn lại thật bất ngờ:
Nhìn
thấy gió vào xoa mất đắng
Nhìn
thấy con đường chạy thẳng vào tim.
Thấy
sao trời và đột ngột cánh chim
Như
sa, như ùa vào buồng lái.
Những câu thơ rất thực, thực đến từng chi tiết.
Xe không có kính chắn gió lại chạy với tốc độ cao nên người lính lái xe phải đối
mặt với bao nguy hiểm: gió xoa mắt đắng, con đường ngược lại chạy thẳng vào
tim, sao trên trời, chim dưới đất bất ngờ như sa. như ùa, như rơi, rung, quăng,
ném vào buồng lái. Những câu thơ chân thực, sống dộng, đầy ấn tượng như chính
nhà thơ đang cầm vô lăng mà lái.Bao khó khăn thử thách nhưng người lính lái xe
vẫn không run sợ, hoảng hốt. Trái lại, tư thế của các anh rất hiên ngang, ung
dung tự tại, tinh thần của các anh vẫn vững vàng. Bởi các anh vẫn quyết tâm vượt
qua gian khổ, để hoàn thành nhiệm vụ lớn lao. Các anh nhìn thấy từ
"gió","con đường" đến cả "sao trời", "cánh
chim". Thế giới bên ngoài ùa vào buồng lái với tốc độ chóng mặt tạo những
cảm giác đột ngột cho người lái. Hình ảnh "những cánh chim sa, ùa vào buồng
lái" thật sinh động, gợi cảm.Điệp từ “nhìn” có tác dụng khẳng định tư thế , thái độ của ngời
lính.Qua khung cửa xe không còn kính chắn gió, người lính lái xe tiếp xúc trực
tiếp với thế giới bên ngoài “nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng-Nhìn thấy con đường
chạy thẳng vào tim” . Câu thơ diễn tả được cảm giác về tốc độ trên chiếc xe
đang lao nhanh không có kính chắn gió nên mới thấy đắng mắt, cay mắt, khi gió
thổi thốc vào mặt . Qua khung cửa đã không có kính, không chỉ mặt đất mà cả bầu
trời với sao trời, cánh chim cũng như ùa vào buồng lái. Nhà thơ diễn tả chính
xác các cảm giác mạnh và đột ngột của người ngồi trong buồng lái, khiến người đọc
có thể hình dung được rõ ràng những ấn tượng, cảm giác ấy như chính mình đang ở
trên chiếc xe không kính. Hình ảnh "con
đường chạy thẳng vào tim" gợi liên tưởng về con đường ra mặt trận, con
đường chiến đấu, con đường cách mạng. Trong khó khăn, các anh vẫn ung dung,
hiên ngang bình tĩnh nêu cao tinh thần trách nhiệm, quyết tâm gan góc chuyển
hàng ra tiền tuyến. Không có kính chắn gió, bảo hiểm, đoàn xe vẫn lăn bánh bình
thường. Lời thơ nhẹ nhõm, trôi chảy như những chiếc xe vun vút chạy trên đường.
Qua giọng thơ dí dỏm của Phạm Tiến Duật, những
cái khó ấy hóa lông hồng, nhẹ tênh trước sự yêu đời, lạc quan, ngang tàn và niềm
tin chiến thắng của những người lính trẻ.
2.3. So sánh về hai đoạn thơ - Nhận định
chung về giá trị của hai đoạn thơ.
Chính Hữu và Phạm Tiến Duật lại diễn tả sâu sắc
vẻ đẹp những người lính. Dù mỗi người
một cá tính, thì khi đã là một người lính, họ đều giống nhau ở chỗ ai trong họ
cũng là một con người quả cảm, ngoan cường, sống trong họ chính là niềm tin về
một ngày mai tươi sáng. Họ có niềm tin mạnh mẽ của vào chiến thắng cuối
cùng của dân tộc. Cò gì đẹp hơn những người lính quả cảm giàu khát vọng
hòa bình độc lập.
Mặc dù hai bài thơ có cùng nét tương đồng về ý
nghĩa nói lên hiện thực chiến tranh khốc liệt và nâng cao tình đồng đội, nhưng
bên cạnh đó, cả hai đều có những nét đẹp đặc trưng cho riêng mình. Ngoài cái cơ
bản khác nhau về những thứ như tựa đề hay tác giả, thì cả hai bài thơ còn được
viết ở hai bối cảnh riêng biệt. Bài thơ “Đồng chí” được viết trong thời kháng
chiến cống Pháp, còn “BTVTĐXKK” được khắc họa dưới bầu trời Trường Sơn bom đạn
những năm nước ta kiên cường đánh Mĩ. Ngoài ra, cả hai bài thơ còn khác nhau ở
phong cách văn ở mỗi tác giả. Như đã đề cập ở trên, với lối viết cô đọng hàm
súc, lời ít ý nhiều, nhà thơ Chính Hữu đã cho ra đời “Đồng chí”. Còn với Phạm
Tiến Duật, phong văn của ông mang tính khẩu ngữ, lời thơ tựa lời nói song vẫn đậm
chất thơ, đã tạo nên một “BTVTĐXKK” mà chúng ta đang nói đến hôm nay. Về nội
dung cả hai bài thơ, tuy giống nhau nhiều mặt nhưng nếu chú ý, ta có thể cảm nhận
được rằng “Đồng chí” của Chính Hữu, giống như tựa đề, tập trung đề cao tình đồng
đội anh em keo sơn gắn bó, còn với “BTVTĐXKK”, nhà thơ Phạm Tiến Duật lại đẩy mạnh
cái gian khó của các chàng chiến sĩ lái xe Trường Sơn trong công cuộc bảo về nước
nhà.
Hình tượng người lính dù ở thời kì kháng chiến
chống Pháp hay kháng chiến chống Mĩ đều mang phẩm chất cao đẹp của “anh bộ đội
Cụ Hồ” thời đại đã cung cấp cho các nhà thơ những nguyên mẫu đẹp đẽ, họ tạo nên
những hình tượng làm xúc động lòng người. Viết về những người lính, các nhà thơ
nói về chính mình và những người đồng đội của mình. Vì thế, hình tượng người
chân thật và sinh động.
C.Kết bài
Năm tháng trôi qua nhưng những bài thơ ưu tú
viết về người lính như “Đồng chí” của
Chính Hữu và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật vẫn sống
mãi trong văn học Việt Nam. Hình ảnh người lính như một bằng chứng trong chặng
đường đi lên phía trước của dân tộc. Nghĩ về họ - những con người sẵn sàng ngã
xuống để đổi lấy sự bình yên cho đất nước, ta không thể không nhớ đến những vần
thơ nồng nàn, tha thiết một niềm yêu Tổ Quốc, một thái độ trách nhiệm với non
sông:
Em ơi em, đất nước là máu xương của
mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên đất nước muôn đời.