Teve Jobs đã từng cho rằng: “Đôi khi bạn sẽ mắc sai lầm
khi sáng tạo. Điều quan trọng là phải nhanh chóng thừa nhận nó và tiếp tục phấn
đấu.” Đó chính là những lời truyền cảm hứng đến cho chúng ta, khi chúng ta
gặp phải bế tắc trong công việc vì nghĩ mãi không lên được những ý tưởng mới, độc
đáo, lạ. Sáng tạo là một yếu tố giúp ta định vị được bản thân, giúp ta phát triển
thêm tư duy rộng mở, bản thân bứt phá được thêm nhiều thứ khác.
Vậy, sáng tạo là gì? Sáng tạo là say mê, tìm tòi để tạo ra những
giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà
không bị gò bó phụ thuộc vào cái đã có. Sáng tạo là dám nghĩ khác, dám làm khác. Những hoạt động như
tìm thấy những ý tưởng mới mẻ, những điều chưa ai làm, chưa ai nghĩ tới, và từ
đó làm nên giá trị cho những ý tưởng đó, những điều đó bao gồm cả giá trị vật
chất và giá trị tinh thần thì đó được xem là sáng tạo. Cùng với sự quyết đoán
và tính kiên trì thì sáng tạo chính là những đức tính quan trọng để mỗi người đạt
được ước mơ và hoài bão của mình.
Người hay sáng tạo luôn say mê, tìm tòi và phát hiện cái mới
mẻ, đem đến cho công việc những giải pháp hiệu quả nhất, mau chóng nhất, tiết
kiệm nhất. Người sáng tạo cũng rất linh hoạt trong xử lí các tình huống, không
bao giờ đi theo lối mòn hoặc dựa dẫm vào những thứ sẵn có, không định kiến tư
duy. Lúc nào họ cũng hướng đến hiệu quả trong công việc, hướng đến sự tiến bộ
chung của cả cộng đồng. Nhà
phát minh nổi tiếng Thomas Edison, nhờ sự sáng tạo đã tạo ra những phát kiến
tiêu biểu, giúp ích cho cuộc khởi nguồn cho rất nhiều cuộc cách mạng khoa học,
kỹ thuật. Chính nhờ những suy nghĩ khác thường bởi sáng tạo, Nhà bác học Albert
Einstein đã tạo ra “Thuyết tương đối” giúp Vật Lý học hiện đại thế giới đã có một
bước tiến vĩ đại.
Tại sao con người cần sự sáng tạo? Sáng tạo là một việc, là một hành động rất rất
quan trọng với cá nhân bản thân mỗi một người trong xã hội. Nó giúp con người vượt qua những khó
khăn của hoàn cảnh, rút ngắn thời gian để đạt được mục đích nhanh chóng.
Cuộc sống xã hội ngày càng tiến
bộ, thế nên con người ta cũng phải dần tiến bộ theo. Có sự sáng tạo chúng ta sẽ
biết vận động và suy nghĩ theo chiều hướng tích cực và tốt đẹp hơn. Có sự sáng
tạo chúng ta sẽ tự suy
nghĩ, tự phát triển tư duy, phát triển năng lực bản thân của chúng ta. Có sự sáng tạo chúng ta mới có cơ thể hội phát huy, để bộc lộ
ra rõ nét hơn những năng lực, những tư duy tiềm ẩn trong bản thân. Chính sáng tạo
giúp con người tạo ra những ý tưởng mới, mang tính chất đột phá rất nhiều để
mang lại cho xã hội thêm nhiều lợi ích, thêm nhiều các sự phát triển mới, để hướng
tới cuộc sống đẹp hơn.
Bên cạnh đó sáng tạo cũng có những rủi ro, những thất bại mà
chung qui lại là những khó khăn sóng gió mà ai cũng phải trải qua, cũng phải gặp
qua trong cuộc đời của mỗi chúng ta. Chính vì lẽ đó, Steve Jobs mới có câu nói
trên: “Đôi khi bạn sẽ mắc sai lầm khi sáng tạo. Điều quan trọng là phải
nhanh chóng thừa nhận nó và tiếp tục phấn đấu.”. Sáng tạo không phải là điều
dễ dàng, chúng ta phải biết nỗ lực, phấn đấu để vượt qua thì cái đạt được vô cùng
có giá trị. Sáng tạo thường mang lại nhiều
lợi ích trong học tập, trong công việc và trong cuộc sống bao gồm giá trị vật
chất và tinh thần.
Nhưng bên cạnh đó vẫn có nhiều bạn trẻ rất thụ động trong học
tập, lao động. Họ không chủ động tìm tòi, học hỏi và thậm chí là cũng không có
ý thức về sự sáng tạo. Họ làm theo những cái đã có sẵn, chấp nhận làm theo
khuôn mẫu, hành động rập khuôn. Họ chỉ thích dựa dẫm vào người khác, không tích
cực đổi mới cách nghĩ cách làm khiến cho công việc trì trệ, kém hiệu quả. Những
người như thế thật đáng chê trách.
Thiếu sự sáng tạp sẽ luôn thụ động ngay trong chính suy nghĩ,
không đáp ứng được những sự thay đổi theo chiều hướng tiến bộ của xã hội. Chính
vì thế mỗi chúng ta ai cũng cần phải có ý thức học tập, trau dồi kĩ năng nhiều
hơn trong việc sáng tạo. Sáng tạo trong chính suy nghĩ, chính hành động của
chúng ta.
Để có sự sáng tạo quả thật không phải điều đơn giản. Sáng tạo
cũng cần phải trải qua quá trình học tập, thu thập kiến thức, rèn luyện và trau
dồi các kĩ năng thì mới có thể linh động, nhạy bén. Hãy học tập, làm việc một
cách chủ động không cần nhờ quá nhiều vào sự giúp đỡ của người khác. Phải biết
tự học, tự tìm tòi tìm hiểu, mở rộng thêm kiến thức, sự hiểu biết thì mới có khả
năng sáng tạo tốt được. Chúng
ta ai cũng cần phải phát triển thêm những phẩm chất tốt đẹp khác như tính kiên
trì, khiêm tốn, quyết đoán… Hãy tin vào bản thân mình có thể mở ra một cánh cửa mới của thế giới. Hãy
luôn tích cực năng động sáng tạo, đừng cảm thấy xấu hổ khi có điều gì sai sót.
Nhà văn Lỗ Tấn từng nói một câu rất hay: “Trên bước đường
thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng”. Quả thật đúng như vậy, sự
lười biếng lao động, lười biếng suy nghĩ, lười biếng sáng tạo sẽ dẫn đến việc
ngu dốt mà ngu dốt và lười biếng thì không thể nào tạo nên được sự nghiệp thành
công, tương lai rực rỡ mang lại vinh quang được cho con người. Để thành công,
cách duy nhất là mỗi bản thân con người chúng ta phải biết tự thân vận động,
làm việc, suy nghĩ và sáng tạo không ngừng trong công việc cũng như trong đời sống.