Phân
tích vẻ đẹp người đồng mình trong đoạn thơ sau:
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
[…]
Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
( Trích Nói với con, Y Phương, NXBGDVN, 2023,
trang 72)
Sau
đó nêu những tác động của đoạn thơ đối với em.
Bài
làm
I.
Mở bài
Nhà
thơ Y Phương là nhà thơ dân tộc thiểu số nổi bật trong nền thơ ca Việt Nam với
những vần thơ mang đậm bản sắc vùng cao đầy chân thực, trong sáng, và cách tư
duy giàu hình ảnh của người dân tộc miền núi. Bài thơ “Nói với con” là tác phẩm
tiêu biểu của Y Phương. Bài thơ giúp ta hiểu thêm về sức sống và một vẻ đẹp tâm
hồn của một dân tộc miền núi, gợi nhắc tỉnh cảm gắn bó với truyền thống, với
quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống. Những lời tâm tình thủ thỉ của người
cha ấy khiến ta nghĩ suy về những bài học
gần gũi giản dị qua niềm tự hào của người cha về niềm vui lao động cũng như sức sống mạnh mẽ,
lối sống tình nghĩa của người đồng mình:
Người đồng mình yêu lắm
con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm
lòng
[…]
Người đồng mình thương lắm
con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
II.
Thân bài
1. Khái
quát
Nói với con
của Y Phương đã mang đến những xúc cảm chân thành và bình dị trong mỗi người. Bài
thơ lấy cảm hứng từ tình yêu thương vô bờ của một người cha dành cho con của
mình, từ đó mượn lời nói cùng con để ngợi ca về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi
con người, qua đó cũng thể hiện sự tự hào về truyền thống của quê hương, về sự
sống bền bỉ của dân tộc. Quê
hương không chỉ là nơi con được sinh ra, lớn lên, mà còn là nơi hun
đúc, nuôi dưỡng nghị lực sống và tâm hồn con.
Đặc biệt, nói đến quê hương là Y Phương nói đến những con người xứng đáng là mẫu hình
về mọi mặt cho con noi theo để trưởng thành.
2. Phân
tích
Trên
quê hương thơ mộng nghĩa tình, người đồng mình hiện lên trong cuộc sống lao
động cần cù , tươi vui mà đầy nghĩa tình:
Người đồng mình yêu lắm
con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Con
đường cho những tấm lòng
Giọng
thơ vang lên đầy thiết tha và tự hào:
Người đồng mình yêu lắm,
con ơi!
“Người đồng mình” là
người bản mình, người quê mình. Y Phương có cách gọi rất độc đáo, rất gần gũi
và thân thương về những con người quê hương. Với hình thức câu cảm thán, người
đọc cảm nhận lời tâm tình được cất lên tự đáy lòng thương mến của người cha về
người đồng mình. Nhà
thơ như đang giới thiệu ân cần đây là những người bản mình, người vùng mình,
người dân quê mình gần gũi, thân thương. Cách gọi như thế, cùng với hô ngữ “con
ơi” khiến lời thơ trở nên tha thiết, trìu mến.
Trên
mảnh đất thân thương, “người đồng mình” giản dị và tài hoa trong cuộc sống lao
động nơi miền sơn cước:
Đan
lờ cài nan hoa
Vách
nhà ken câu hát
Khi
tâm tình với con về cuộc sống lao động của “người đồng mình”, tác
giả đã lựa chọn đưa vào những hình ảnh đẹp đẽ “nan lờ cài đan hoa” và
tươi vui “vách nhà ken câu hát”. Đan lờ để đánh bắt cá tôm,
cùng dựng nhà dựng cửa, cấy cày, trồng trọt… Những chiếc lờ dùng để đánh bắt cá
không chỉ làm bằng tre nứa mà còn làm bằng hoa. Ngôi nhà của người đồng mình có
vách được ken bằng những câu hát hát si, hát lượn. Người đồng mình vừa làm vừa
hát. Các động từ “đan”, “ken, cài” được sử dụng liên tiếp không chỉ
giúp cho người đọc hình dung được những công việc cụ thể làm ra những dụng cụ
lao động, những mái nhà vững chãi của con người trên quê hương còn gợi ra tính
chất gắn bó, hoà quyện, quấn quýt của con người và của quê hương, xứ sở. Những
đôi bàn tay lao động chân chất đã góp phần dựng xây quê hương ấm no, hạnh phúc.
Dù không có dòng thơ nào nhắc đến họ trong dáng hình nhưng vẻ đẹp của người lao
động được gợi ra từ những công việc hàng ngày, đầy tài hoa mà giản dị, đời thường.
Cái “yêu lắm” của “người đồng mình” là gì nếu không phải là cốt
cách tài hoa, là tinh thần vui sống? Phải chăng, ẩn chứa bên trong cái dáng vẻ
thô mộc là một tâm hồn phong phú, lãng mạn biết bao?
Hơn
tất cả, con lớn lên trong sự đùm bọc che chở của con người và rừng núi quê
hương thơ
mộng, nghĩa tình:
Rừng
cho hoa
Con
đường cho những tấm lòng
Nếu
như hình dung về một vùng núi cụ thể, chắc hẳn mỗi người có thể gắn nó với những
hình ảnh khác cách nói của Y Phương: là thác lũ, là bạt ngàn cây hay rộn rã tiếng
chim thú hoặc cả những âm thanh “gió gào ngàn, giọng nguồn thét núi”, những bí
mật của rừng thiêng….. Nhưng Y Phương chỉ chọn hình ảnh “hoa” để nói về cảnh quan của rừng.
Hình ảnh ấy có sức gợi rất lớn, gợi về những gì đẹp đẽ và tinh tuý nhất. Hình ảnh
này góp phần diễn đạt điều tác giả đang muốn khái quát: Thiên nhiên không chỉ đẹp
thơ mộng mà còn chan chứa nghĩa tình. Thiên nhiên đã ban tặng cho con người những
gì đẹp nhất. Rừng cho hoa trái ngát thơm, trên đường con đi, con sẽ gặp những tấm
lòng rộng mở vỗ về con. Cha muốn con hiểu rằng, bên con không chỉ có tình yêu
thương của cha mẹ mà còn có sự đùm bọc che chở của quê hương, làng xóm. Không
chỉ có gia đình mà quê hương cũng chính là mái nhà ấm áp của con. Nếu cơm gạo của
cha mẹ nuôi lớn con về thể xác thì quê huơng đã nuôi dưỡng con về tâm hồn, về lẽ
sống. Bằng cách nhân hoá “rừng” và “con đường” qua điệp từ “cho”, người đọc có thể nhận ra lối
sống tình nghĩa của “người đồng
mình”. Đó cũng chính là một nguồn mạch yêu thương vẫn tha thiết chảy trong
lâm hồn mỗi người, bởi “con đường
cho những tấm lòng”, vẻ như mộng ấy của thiên nhiên, nghĩa tình sâu đậm ấy
của “những tấm lòng” đã che
chở, nuôi dưỡng, bồi đắp tâm hồn cũng như lối sống của con. “Con đường” là nơi con người liên kết
gặp gỡ, tâm tình, và cũng là nơi để con người chia sẻ với nhau những khó khăn,
trở ngại trong cuộc sống. Thế nên từ “hoa” cũng
có thể hiểu là những tình cảm tốt đẹp mà “người
đồng mình” dành tặng cho nhau mỗi ngày. Điệp từ “cho” đã
khiến hai câu thơ trở nên sống động, giúp người đọc cảm nhận được cuộc sống của
Người đồng mình. Người cha dạy dỗ con bằng chính tình yêu quê hương và muốn con
cũng trở nên như vậy.
Chỉ
với những câu thơ ngắn gọn, nhà thơ giúp ta hình dung được hình ảnh đáng yêu của
người đồng mình giữa núi rừng thơ mộng, hiền hòa. Vẻ đẹp của họ được gợi ra từ
cuộc sống lao động bình dị, từ bàn tay tài hoa và khối óc sáng tạo. Họ có niềm
vui giản dị, tinh tế ngay trong cuộc sống mộc mạc đời thường.
b. Luận
điểm 2
“Người
đồng mình” không chỉ “yêu lắm” với những hình ảnh đẹp đẽ, giản dị ghi nhắc nguồn
cội sinh dưỡng tâm hồn, tình cảm, lối sống cho con người mà còn với những đức
tính cao đẹp, đáng tự hào. Người
đồng mình còn có một lẽ sống cao đẹp, biết lo toan và có chí đi lên:
Người đồng mình thương lắm
con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Nếu
trên kia “yêu lắm con ơi” – yêu cuộc sống vui tươi bình dị, yêu bản làng
thơ mộng, yêu những tấm lòng chân thật nghĩa tình, thì đến đây người cha nói “thương
lắm con ơi”– bởi sau từ “thương” đó là những những nỗi vất vả, gian
khó của con người quê hương. Người cha biểu lộ tình cảm yêu thương chân thành về
gian truân, thử thách cùng ý chí mà người đồng mình đã trải qua.
Bằng
cách tư duy độc đáo của người miền núi, Y Phương đã lấy cái cao vời vợi của trời
để đo nỗi buồn, lấy cái xa của đất để đo ý chí con người:
Cao
đo nỗi buồn
Xa
nuôi chí lớn
Câu
thơ có cách diễn đạt vô cùng độc đáo. Nỗi buồn và chí lớn vốn không thể định
hình, định lượng nhưng lại được tác giả dùng cao để đo nỗi buồn, xa để đo ý chí
của con người. Cách nói trên đã hữu hình hóa những trắc trở, khó khăn mà người
đồng mình phải trải qua đồng thời còn cho thấy ý chí quyết tâm của họ. Trước mọi
khó khăn, thử thách họ vẫn không ngừng cố gắng, không ngừng vươn lên. Những khó
khăn kia chỉ là thuốc thử, tôi rèn ý chí của họ ngày một mạnh mẽ hơn. Tác giả sử
dụng các tính từ “cao”, “xa” trong sự tăng tiến để thấy được những khó
khăn, gian truân như ngày càng tăng lên, thử thách ý chí và nghị lực của con
người. Nỗi buồn, những bộn bề thiếu thống càng nhiều thì ý chí của con người
càng lớn, càng mạnh mẽ hơn để vượt qua tất cả. Có thể nói, cuộc sống của người
đồng mình còn nhiều nỗi buồn, còn nhiều bộn bề thiếu thốn song họ sẽ vượt qua tất
cả, bởi họ có ý chí và nghị lực, họ luôn tin tưởng vào tương lai tốt đẹp của
dân tộc. Người cha vừa tự hào về tinh thần, ý chí của người đồng mình, đồng thời
cũng gửi gắm ước mong về đứa con sẽ rắn rỏi như truyền thống quê hương. Y
Phương muốn con mình hiểu rằng giá trị của con người không phải đo bằng những của
cải vật chất mà là những phẩm chất người đó có. Giá trị đích thực của con người
phải ở tầm cao nhân văn mà con người đang vươn tới. Người cha mong ngay từ nhỏ, đứa con phải nhận
biết rằng những gì làm nên phần tốt đẹp nhất của cuộc đời là những giá trị tinh
thần chứ không phải là của cải vật chất tầm thường. Sống phải tràn đầy niềm tin
và khí phách.
3. Đánh
giá
Giọng
điệu tha thiết, trìu mến, lúc bay bổng, nhẹ nhàng, lúc triết lí sắc nhọn… tạo sự
cộng hưởng hài hòa với những cung bậc tình cảm trong lời người cha truyền thấm
sang con làm rung động tâm hồn chúng ta. Tác giả đã xây dựng các hình ảnh cụ thể
mà có tính khái quát, mộc mạc nhưng giàu chất thơ một cách thành công. Bố cục
chặt chẽ, từ ngữ giản dị, mộc mạc như lời nói hàng ngày của người miền núi, đã
lột tả cái hồn cốt trong bản sắc người dân tộc với tiếng thơ mang phong cách độc
đáo. Lời cha dìu dặt tựa như một khúc ca nhẹ nhàng mà âm vang sẽ là hành trang
đi theo con suốt cuộc đời. Có lẽ, đó sẽ là một bài học, một lời tâm niệm bổ ích
cho các bạn trẻ – bài học về lối sống nghĩa tình,nghị lực, ý chí vươn lên.
4. Tác
động
Đoạn
thơ đã thể hiện tình yêu thương sâu sắc của tác giả dành cho người đồng mình,
cho quê hương, đất nước. Đoạn thơ đã rất thành công trong việc ca ngợi phẩm chất
của người đồng mình, giúp
em
hiểu thêm về vẻ đẹp và sức sống mãnh liệt của người dân miền núi và ta cũng như
đang bắt gặp lại chính làng quê mình, tâm hồn mình. . Qua những hình ảnh đẹp đẽ
về người đồng mình, tác giả muốn nhắn nhủ con cũng như em hay những bạn học
sinh còn trên ghế nhà trường: Phải biết yêu thương, trân trọng quê hương và con
người nơi đây, qua lao động, bằng văn hóa đã nuôi dưỡng, chở che, giúp con khôn
lớn, trưởng thành. Phải học tập và rèn luyện để có "chí lớn", noi
gương những người đồng mình đã vượt qua mọi khó khăn để vươn lên trong cuộc sống. Đây chính là nền tảng
cơ bản để tiếp bước cho con khôn lớn, trưởng thành. Con phải luôn sống bằng
tình yêu và niềm tự hào về quê hương,
mong con luôn trân trọng quê hương và sống xứng đáng với tình yêu thương đó. Bài
thơ cũng là lời nhắn nhủ cho bản thân em: dù cuộc sống có khó khăn đến đâu, cũng
cần phải giữ cho mình ý chí kiên cường, nghị lực vươn lên và không ngừng nuôi
dưỡng ước mơ, hoài bão. Em
thật sự biết ơn cha mẹ, thầy cô giáo và những người đã giúp đỡ em trong cuộc sống, từ đó ra sức học tập, rèn luyện
để trở thành người có ích cho xã hội.
III.
Kết bài
Nói với con của Y Phương là niềm rung cảm tự nhiên, ẩn sâu
chiều sâu triết lí. Chỉ vài câu thơ ngắn, vài lời thơ giản dị nhưng nhà thơ
giúp ta hình dung được hình ảnh đáng yêu của người đồng mình giữa núi rừng thơ
mộng, hiền hòa. Vẻ đẹp của họ được gợi ra từ cuộc sống lao động bình dị, từ bàn
tay tài hoa và khối óc sáng tạo. Họ có niềm vui giản dị, tinh tế ngay trong cuộc
sống mộc mạc đời thường. Vẻ đẹp cuộc sống của người đồng mình hay cũng chính là
tất cả những gì mà con người cần mang theo trên mỗi bước đường đời.