Chủ
đề: KẾT NỐI
Câu
1.
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Ngày
nay, nhiều bạn trẻ không tiếc tiền đầu tư học đủ thứ môn thời thượng, từ kỹ
năng sống, kỹ năng mềm, kỹ năng giao tiếp, ngoại ngữ... nhưng dường như ít ai để
ý đến lời ăn tiếng nói của mình trên mạng xã hội.
Mỗi
người đều có một quan điểm sống khác nhau. Nhưng cứ mỗi khi lên mạng, vào những
trang hay diễn đàn có nhiều người theo dõi sẽ dễ dàng nhận ra nhiều bạn trẻ nói
năng bạt mạng, văng tục không biết ghê và mạt sát người khác không tiếc lời dù
hình ảnh đại diện và “lý lịch” trên mạng khá đẹp đẽ.
Nói
năng, không chỉ là chuyện phát âm cho tròn vành rõ chữ, câu cú chỉn chu, không
cắt ngang lời người khác đang nói mà còn là nói năng sao cho tử tế, giọng nói
nhẹ nhàng, không cục cằn, thô lỗ, ngôn từ đúng mực, không gây tổn thương hay
xúc phạm người nghe, hạn chế nói những lời không cần thiết nếu không thể nói những
lời dễ nghe...
Giao
tiếp, nói năng, cách ứng xử phải nhã nhặn, biết tiết chế khi giao tiếp trên các
mạng xã hội bởi đó cũng là một cách “nói”, ít nhiều thể hiện nhân cách của một
người.
(Theo
thanhnien.vn)
a. Theo tác giả, nhiều
bạn trẻ không tiếc tiền đầu tư học nhiều thứ nhưng ít để ý điều gì?
b. Cách nói năng bạt
mạng, văng tục không biết ghê và mạt sát người khác không tiếc lời của nhiều bạn
trẻ vi phạm phương châm hội thoại gì? Theo em nguyên nhân do đâu?
c. Nêu nội dung
chính của văn bản.
d. Em có đồng ý với
nhận định: Giao tiếp trên các mạng cũng
là một cách “nói”, ít nhiều thể hiện nhân cách của một người
không? Vì sao? (Trình bày khoảng 4-6 dòng)
Câu
2. Cư xử trên MXH
luôn không thể thiếu thái độ tôn trọng người khác, biết quan tâm, lắng nghe,
chia sẻ, thông cảm. Mọi lời nhận xét, comment phải khách quan và tế nhị, tỏ
thái độ, cảm giác phù hợp, không nói không tốt, kéo bè cánh nhằm hạ thấp danh dự,
nhân phẩm của người khác.
Em hãy viết bài
văn ngắn (khoảng 500 chữ) trả lời câu hỏi: Vì sao học sinh cần rèn luyện
kỹ năng ứng xử trên các trang mạng xã hội?
Câu
3. Học sinh được chọn 1 trong 2 đề sau:
Đề
1.
Đọc bài thơ “Viếng
lăng Bác” của Viễn Phương, chúng ta cảm nhận được muôn vạn nỗi niềm dồn nén,
tinh kết tình cảm chân thành thương nhớ Bác của tác giả, của nhân dân Miền Nam. Hãy
chọn phân tích 01 đoạn bài thơ “Viếng lăng Bác” để làm rõ điều đó.
Đề
2.
Khi các nhân vật học cách giải quyết
và vượt qua những trở ngại, họ chia sẻ những kinh nghiệm đó với chúng ta. Vì
vậy, khi chúng ta đối mặt với những thử thách tương tự trong cuộc sống, chúng
ta biết làm cách nào vượt lên trên những thử thách này.
Từ những gợi ý
trên và từ những trải nghiệm trong quá trình đọc tác phẩm văn học, hãy viết bài
văn với nhan đề: “Sách văn học giúp ta học cách giải quyết những trở ngại.”