Chủ đề: Danh dự
Câu 1.
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Mẹ dạy tôi: “Con đừng ăn
cơm cháy mà học dốt”. Mẹ dạy tôi: “Con đừng uống nước trong bóng tối mà học dốt”.
Suốt một thời tuổi nhỏ, tôi cứ cười mẹ tôi mê tín. Lớn lên tôi mới hiểu mẹ
không mê tín. […] Mẹ “doạ” tôi biết lo sợ trước dốt nát, bởi chỉ tri thức mới
có thể đánh thức trong con người ý thức về danh dự, và từ đó, biết sống đàng
hoàng.
Cha mẹ cho ta làm người.
Cha mẹ đặt tên cho ta, đó là danh. Danh ấy có thành danh tốt hay không, phụ thuộc
vào phẩm chất của danh, đó là danh dự. […] Danh dự giống như con ngươi trong mắt,
nó không thể chịu đựng được tí dơ bẩn nào mà không bị hư hỏng; […] danh dự như
que diêm, chỉ cháy một lần là hết; […] danh dự là điều gì quý giá lắm đối với mỗi
con người, không có danh dự thì cũng chẳng nên thân người.
[…] Có danh dự cá nhân và
danh dự cộng đồng. Bao nhiêu bạn bè ta đang chịu cực khổ để học hành. Bao nhiêu
bạn bè ta đang chịu đói chịu rét, phải làm lụng vất vả ở xứ người để du học, để
tìm tri thức, để có đủ danh dự và tư cách công dân hạng nhất. Đất nước mình chỉ
có thể to đẹp khi đó là đất nước của những công dân đàng hoàng. Một công dân
đàng hoàng là một công dân có danh dự.
(Trích
Danh dự công dân, danh dự quốc gia, Đoàn Công Lê Huy, theo “Tôi muốn hỏi em: Về sau thế nào?”, NXB Kim Đồng,
2018, trang 26-30)
a. Qua văn bản, em hiểu
thế nào là danh dự của mỗi người và danh dự có ý nghĩa gì với mỗi chúng ta?
b. Phân tích 01 phép tu từ
nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn cuối.
c. Em hiểu như thế nào về
quan niệm: “danh dự như que diêm, chỉ cháy một lần là hết”?
d. Theo tác giả, làm thế
nào để có được danh dự của mỗi người? Em có đồng ý với ý kiến đó không, vì sao?
(Trả lời khoảng 4-6 dòng)
Câu 2. Đã
bao giờ bạn chia sẻ một quan điểm trên Facebook nhưng bị hàng loạt người không
quen biết vào 'ném đá', công kích, kết tội? Nhiều người sử dụng mạng xã hội một
cách thiếu văn minh, sử dụng chúng như một công cụ để công kích, "vạch trần"
người khác gây tổn thương đến danh dự và nhân phẩm của người khác.
Từ gợi ý trên,
em hãy viết bài văn ngắn (khoảng 500 chữ) trình bày suy nghĩ về:Vấn nạn
làm nhục trên mạng xã hội
Câu 3. Học sinh được chọn
1 trong 2 đề sau:
Đề
1.
Đọc
truyện ngắn “Làng” của Kim Lân, chúng ta cảm nhận được về tình yêu làng,
yêu nước hòa nhập làm một trong tâm hồn ông Hai - người nông dân
chất phác và trọng danh dự. Hãy phân tích cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt
của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo tây trong truyện ngắn “Làng”
để làm rõ điều đó.
Đề
2.
Mỗi nhà văn nhà thơ khám phá quê hương ở những điểm nhìn
khác nhau với cá tính sáng tạo riêng biệt nên hình ảnh quê hương hiện ra với
những nét đẹp riêng rất đa dạng.
Từ những trải nghiệm trong quá trình đọc tác phẩm văn
chương, em hãy viết bài văn với nhan đề: Văn chương đã làm cho tình yêu
quê hương đất nước sẵn có trong ta thêm phong phú và sâu sắc.