Thứ Hai, 2 tháng 11, 2020

Thay lời ông Hai kể lại truyện ngắn Làng của Kim Lân

 

Đề. Thay lời ông Hai kể lại truyện ngắn Làng của Kim Lân

1. Mở bài:

- “Quê hương” – hai tiếng ấy mới thiêng liêng làm sao! Dẫu rằng tôi chỉ người nông dân chân lấm tay bùn, ngày ngày đầu tắt mặt tối, bán mặt cho đất bán lưng cho trời thì chúng tôi cũng có quê hương của mình và rất yêu nó.

- Sau Cách mạng tháng Tám, tình yêu quê hương của chúng tôi còn được mở rộng ra, gắn kết, gắn liền với tình yêu nước, tinh thần kháng chiến. Tôi cũng không ngoại lệ.

- Ấy vậy mà có một lần, tình yêu làng, yêu nước của tôi đã bị đặt vào trong một thử thách làm tôi mất ăn mất ngủ suốt mấy ngày liền.

2.Thân bài

a. Giới thiệu về bản thân:

- Mọi người thường gọi tôi là ông Hai nhưng tên thật của tôi là Nguyễn Hai Thu.

- Làng tôi chính là làng Chợ Dầu thuộc huyện Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh đấy!Làng tôi có tinh thần kháng chiến lắm.

- Do cái chân của tôi đau nhức quá, hơn nữa nhà tôi còn có một đàn con nheo nhóc, nên gia đình tôi buộc phải đi tản cư ở vùng đất Thắng theo chính sách của cụ Hồ: tản cư là yêu nước.

b. Tuy tản cư nhưng “tôi” luôn hướng về làng Chợ Dầu, rất mực yêu làng mình.

- Cứ mỗi khi nằm vật xuống giường, tôi lại vắt tay lên trán nghĩ về làng rồi lại tự tưởng tượng về những công việc kháng chiến của làng: đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá,…

- Chỉ nghĩ đến thôi là tôi cảm thấy mình như tràn trề sinh lực, phảng phất như tất cả mệt mỏi đều tan biến hết. Chắc tối nay tôi sẽ lại sang nhà bác Thứ để khoe về làng mất! Ôi, làng của tôi mới đáng tự hào làm sao!

- Công việc ưa thích của tôi ở đây là xuống phòng thông tin nghe lỏm tin tức mà người ta đọc trên báo. Bao nhiêu là tin hay…(SGK)

c. Khi nghe tin làng theo giặc (kết hợp nghị luận, biểu cảm, miêu tả nội tâm)

- Ngồi trong quán nước, bất ngờ một người đàn bà cho con bú lại nói cho tôi một tin dữ: cả làng Chợ Dầu của tôi theo Tây.-> “tôi” rơi vào trạng thái bẽ bàng, đau đớn: Cổ nghẹn ắng, da mặt tê rân rân,... (SGK)

- Đắng ngắt! Bây giờ tôi chỉ có một ý nghĩ muốn về nhà trốn tránh hết thảy. Tôi vội đứng dậy trả tiền trà, rồi vờ như không thèm để ý, vươn vai nói to rồi chuồn thẳng. -> “tôi” xấu hổ, tủi thân vì vốn rất tự hào vì làng.

- Khi về nhà, toàn thân tôi như bị rút cạn sức lực, nằm vật ra giường, đưa mắt nhìn lũ trẻ nhà mình bị người ta gán cho cái mác trẻ con làng Việt gian cơ chứ. Khốn nạn, ….(SGK). Đau đớn, tủi hổ làm sao?

- Tức giận, tôi mắng ra lời luôn cho bõ tức. Mắng xong rồi tôi mới ngờ ngợ như lời mình có gì đó không đúng. Nhưng không có lửa làm sao có khói, người ta không có thù oán …(SGK)

- Ba bốn ngày sau đó tôi luôn cảm thấy bất an lo sợ, không dám bước chân ra khỏi nhà nửa bước dù chỉ là sang nhà bác Thứ. -> Tôi xấu hổ, đau đớn luôn đeo đẳng, nơm nớp lo sợ.

- Thỉnh thoảng mụ lại chạy sang nói bóng nói gió, đâm chọt, chế giễu, dọa nạt gia đình tôi một hồi. Hình như mụ ta lấy điều làm cho vợ chồng tôi khổ ngấm khổ ngầm là mụ thích.

- Đấu tranh nội tâm giữa tình yêu làng quê và tình yêu đất nước: “Hay là quay về làng…” vừa mới chớm nghĩ như vậy, tôi lập tức phản đối ngay, … (SGK)

- Cuối cùng, phải gian nan lắm tôi mới ra được quyết định: Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù.

- Quyết định thì như vậy nhưng đâu phải bảo thù là tôi thù ngay được, tôi tìm trò chuyện với thằng Húc để giải khuây. Tâm sự của nó cũng là tâm sự của tôi, nói với nó cũng là tôi đang tự giải tỏa lòng mình, như để mình lại minh oan cho mình nữa.

d. Khi nghe tin cải chính làng không theo giặc: Sung sướng, hồ hởi, đi khoe khắp nơi... khoe cả cái tin nhà tôi bị Tây đốt mất.

- Mặc dù đối với người nông dân chúng tôi cái nhà là quan trọng nhất nhưng tôi không ức chế nổi sự sung sướng của mình. Chỉ là một căn nhà thôi, sau này chiến tranh kết thúc quay về xây dựng lại cũng được, chứ nếu danh dự của làng bị mất thì đó sẽ là một vết nhơ mà kể cả qua bao nhiêu năm cũng không xóa nhòa đi nổi.

3. Kết bài

- Khẳng định tình cảm của “ tôi”: Tình yêu làng gắn liền với tình yêu quê hương, đất nước.

- Cuộc sống ngày hôm nay của chúng ta đang ngày càng trở nên tốt hơn, tất cả là nhờ có Cách mạng. Chính vì vậy chúng ta càng phải cố gắng đem hết sức mình cống hiến cho đất nước, cho quê hương để đất nước hết giặc, cuộc sống của người nông dân sẽ được đổi mới hoàn toàn.