Thứ Hai, 2 tháng 11, 2020

Thay lời người lính kể lại nội dung bài thơ Đồng chí

 

Đề. Thay lời người lính kể lại nội dung bài thơ Đồng chí

I. Mở bài:

“Chín năm làm một Điện Biên

Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng”

Mỗi lần đọc lại câu thơ ấy của Tố Hữu, trong tôi lại ùa về biết bao kỉ niệm của những năm tháng kháng chiến gian khổ nhưng hào hùng. Tôi nhớ những ngày hành quân ra trận, nhớ những hôm liên hoan cùng bà con đồng bào.

- Nhưng có lẽ, để lại dấu ấn rõ nét hơn cả là những người đồng đội đã cùng tôi kề vai sát cánh. Tình đồng đội tình đồng chí keo sơn gắn bó đối với tôi là những kỉ niệm đầy giá trị và quý báu, chẳng thể phai nhòa trong ký ức.

II.Thân bài

a. Giới thiệu về bản thân:Xuất thân, lý do vào lính…(kết hợp biểu cảm, miêu tả nội tâm)

- Nghe theo Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác, tôi cùng nhiều người khác hăm hở lên đường đi đánh giặc. Vốn xuất thân là nông dân, hành trang của tôi chẳng có gì ngoài lòng nồng nàn yêu nước và căm thù giặc sâu sắc.

- Có khá nhiều người có xuất thân và hoàn cảnh giống tôi. Sau buổi đầu với bao bỡ ngỡ, xa lạ, chúng tôi nhanh chóng làm quen và trở thành thân thiết. Điều đầu tiên chúng tôi trao đổi là về miền quê của mỗi người.

+ Quê hương anh là một vùng chiêm trũng ven biển khó cấy cày làm ăn.

+ Tôi sinh ra ở vùng trung du miền núi “chó ăn đá gà ăn sỏi, đất đai cằn cỗi; khốn khó trăm bề.

+ Phải chăng cùng xuất thân từ những miền quê nghèo khó đã giúp chúng tôi xích lại gần nhau hơn? Giữa bọn tôi tồn tại một sợi dây cảm thông kì lạ mặc dù chỉ vừa mới quen biết.

- Chúng tôi đến đây vì ước mơ giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và hi vọng cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho muôn nhà, muôn nơi.

+ Chúng tôi - những người nông dân vốn xưa nay chỉ quen tay cấy tay cày giờ phải cầm súng chiến đấu để bảo vệ ruộng nương nhà cửa, những người thân yêu và miền quê yêu dấu.

+ Nói chúng tôi ra đi mà không lưu luyến là nói dối, nhưng vận nước đang lâm nguy, chẳng một ai có thể ngồi yên chờ đợi. Tôi cùng đồng đội đành phải gác lại tất cả, quyết chí hy sinh vì Tổ quốc.

- Những đêm cạnh nhau, chúng tôi tâm sự, chia sẻ mọi nỗi bận lòng hay những suy nghĩ thầm kín

+ Anh tâm sự: Căn nhà không trống tuếch trồng toàng giờ đây lại thiếu vắng trụ cột gia đình nên càng trống vắng hơn giờ hết. Nhưng anh vẫn dứt khoát ra đi. Còn nước là còn nhà.

+ Tất cả người lính chúng tôi đều có chung suy nghĩ như vậy. Vào lính nhưng chúng tôi vẫn nặng nỗi nhớ quê hương, vẫn bận lòng về mẹ già, vợ trẻ, con thơ.

+ Chúng tôi kể nhau nghe những câu chuyện riêng tư rất chân thật và đầy sự cảm thông.

=> Mỗi ngày trôi đi, tôi lại càng hiểu về anh nhiều hơn, mối quan hệ của chúng tôi vì thế ngày một thắm thiết.

b. Cuộc sống người lính với bao gian khổ, hi sinh và mất mát. (kết hợp miêu tả, biểu cảm, miêu tả nội tâm)

Nhớ lại những tháng ngày đấu tranh nghiệt ngã với bệnh tật với thiên nhiên lòng tôi lại đau xót đến nhói lòng.

- Cơm ăn không đủ no, đi nhiều hơn ngủ; hành quân liên tục. Lương thực và thuốc men thì không kịp chi viện cho quân đội.

- Những cơn sốt rét rừng vẫn còn ám ảnh tôi tới tận bây giờ, khi nghĩ lại vẫn thấy rùng mình ớn lạnh. Ai trải qua rồi mới biết cái cảm giác bên trong thì lạnh buốt, bên ngoài thì nóng toát mồ hôi nó như thế nào.

- Khí hậu khắc nghiệt; địa hình hiểm trở như những con quỷ chỉ chực nuốt trọn những tấm thân gầy gò, xanh xao, bệnh tật ấy. Thực tế, số đồng đội tôi chết vì sốt rét còn nhiều hơn cả hy sinh ngoài trận mạc. Các anh nằm lại rải rác trên cung đường hành quân, được đắp vội tấm chiếu và tấm lòng thương tiếc của người ở lại.

- Khi ấy, có một chiếc chăn đơn mà tận hai người đắp chung,cùng nhường nhau bát cháo loãng húp vội.

- Những ngày thiếu thốn quân trang quân bị, nhìn cái áo rách vai, cái quần có vài mảnh vá, chúng tôi chỉ biết cười, nắm tay nhau để cùng vượt qua khó khăn.

- Thế nhưng, chính cái thiếu thốn, gian khổ: “bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng” ấy đã khiến chúng tôi dễ dàng cảm thông và thấu hiểu nhau nhiều hơn.

c. Hai tiếng “Đồng chí” với tôi chứa biết bao ân tình bao nghĩa nặng cao cả. (kết hợp miêu tả, biểu cảm, miêu tả nội tâm)

- Những người lính xa lạ từ mọi miền quê hương qua sự thử thách của đất trời, của khó khăn đã hun đúc nên tình cảm tri kỉ đáng giá.

- Đặc trưng của người lính chúng tôi là những cái nắm tay. Nắm tay để động viên nhau cùng cố gắng; nắm tay để kéo nhau đứng dậy, sải bước tiếp trên con đường cách mạng đầy trắc trở.

- Cuộc sống người lính giản dị mà ý nghĩa là thế đó. Người lính không biết nói những câu hoa mĩ, người lính chỉ biết nói cho thực cái bụng của mình, chỉ biết dùng những hành động để thể hiện ý chí và tấm lòng son sắt.

d. Bên cạnh những khó khăn, gian khổ thường thấy, đời lính cũng không hiếm những phút giây lãng mạn. (kết hợp nghị luận, biểu cảm, miêu tả nội tâm)

- Tôi còn nhớ mãi những đêm canh gác giữa rừng hoang giá buốt năm ấy. Trời thì lạnh buốt; gió cứ từng cơn ào ào; hối hả xả vào mặt tê tái nhưng chúng tôi vẫn thực hiện mọi nhiệm vụ canh gác như thường.

-  Ánh trăng đêm đó lên cao qúa, sáng quá. Ánh trăng lan tỏa khắp không gian; treo trên mũi súng người lính. Tôi nghĩ đến ánh trăng hòa bình, có lẽ ánh trăng hòa bình sẽ còn đẹp và tròn vành hơn nhiều.

- Hình ảnh đấy thật đẹp thật lãng mạn; in sâu trong tâm trí tôi những đêm dài chiến đấu, phục kích và cho đến tận bây giờ…Chính nó cho tôi niềm tin để chắc them tay súng.

3. Kết bài

- Đất nước độc lập, thống nhất, chúng tôi trở về quê nhà, có những người lính người đồng đội đã mãi mãi hi sinh đã nằm xuống nhưng tình đồng chí của chúng tôi vẫn mãi vẹn nguyên và đậm đà như thế.

- Tôi mong rằng máu sương của chúng tôi sẽ được thế hệ sau trân trọng và phát triển để dựng xây đất nước ngày càng phát triển và giàu đẹp hơn nữa.