DÀN Ý CHI TIẾT
I. MỞ BÀI
- Trong nền văn học cổ Việt Nam, tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí được coi là một cuốn tiểu thuyết tiêu biểu viết bằng chữ Hán của Ngô gia văn phái. Tác phẩm là một bức tranh hiện thực rộng lớn về xã hội phong kiến Việt Nam khoảng 30 năm cuối thế kỉ XVIII và mấy năm đầu thế kỉ XIX. Mười bảy hồi của tác phẩm đã ghi lại cuộc sống thối nát của vua quan triều Lê - Trịnh và phong trào phát triển của phong trào Tây Sơn với hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ đánh thắng thù trong giặc ngoài.
- Hồi thứ 14 của tác phẩm đã kể lại lần thứ 3 ra Bắc của Nguyễn huệ với chiến công thần kỳ vào bậc nhất trong lịch sử đại phá 20 vạn quân Thanh chỉ trong 10 ngày và ở đây, hình tượng người anh hùng áo vải Quang Trung với khí phách hào hùng, trí tuệ sáng suốt, tài thao lược hơn người mãi mãi là hình ảnh đẹp trong những trang lịch sử chói ngời của dân tộc.
II. THÂN BÀI
1. Trước hết ở Quang Trung là hình ảnh vị hoàng đế có trí tuệ sáng suốt, có hành động mạnh mẽ quyết đoán.
- Sự sáng suốt của Nguyễn Huệ chính là ở việc nhận định tình hình và quyết định lên ngôi hoàng đế:
+ Khi 20 vạn quân Thanh tràn vào đất Bắc Hà chiếm giữ kinh thành Thăng Long thì lúc đó Nguyễn Huệ mới chỉ là Bắc Bình Vương đang ở Phú Xuân. Nhận được tin cấp báo Nguyễn Huệ đã định “thân chinh cầm quân đi ngay” song trước lời bàn của các tướng sĩ, ông đã nhận thấy rằng cần phải lên ngôi hoàng đế, chính vị niên hiệu rồi mới đàng hoàng xuất quân. Ở cương vị của Nguyễn Huệ, việc tiếp thu lời bàn của các tướng sĩ, biết lắng nghe và thực thi những điều ngoài ý định của mình, đó chính là một sự sáng suốt, sự sáng suốt của vị chỉ huy biết làm gì để đem đến những lợi chung cho sự nghiệp. Cho nên chỉ trong một ngày Nguyễn Huệ đã làm xong 2 việc lớn: lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu Quang Trung và cũng ngày 25 tháng Chạp, Mậu Thân, đã kịp thời hạ lệnh xuất quân. Việc lên ngôi trong tình thế cấp bách ấy đủ để thấy sự sáng suốt trong trái tim của con người luôn biết vì đất nước.
+ Quang Trung còn là người mưu lược sáng suốt khi nhận định tình hình của giặc, của ta. Ta hãy nghe Quang Trung dụ tướng sĩ trước lúc lên đường ra Bắc: “trong khoảng vũ trụ đất nào sao ấy đều đãphân biệt rõ ràng …”. Và để khích lệ lòng yêu nước của tướng sĩ, để nêu bật chính nghĩa của ta và sự phi nghĩa của địch, ông đã dẫn ra một hệ thống song hành liên tục: cứ một triều đại phong kiến phương Bắc thì đi liền với một nhân vật kiệt xuất, tiêu biểu phương Nam. Rồi để giúp tướng sĩ nhận ra chân tướng “Phù Lê diệt Trịnh” của Tôn Sĩ Nghị, nhận ra dã tâm, bản chất xâm lược của quân Thanh. Ông khéo léo khích lệ tướng sĩ khi ngợi ca truyền thống đánh giặc của tổ tiên để từ đó mà kêu gọi tướng sĩ “những kẻ có lương tri, lương năng hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực để dựng nên công lớn”. Lời lẽ phân tích của đấng minh quân thật rõ ràng, lập luật thật chặt chẽ khiến ta nhớ tới “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn và nhớ tới “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt. Có thể nói Quang Trung thật sáng suốt khi nhậns thấy rõ bản chất của kẻ thù và cũng rất sáng suốt khi khơi gợi lòng yêu nước cho nên quân lính nhất nhất “xin vâng lệnh không dám hai lòng”.
- Ở Quang Trung còn là sự quyết đoán mưu lược trước mọi biến cố, quyết đoán trong việc nhìn nhận bề tôi, ở cương vị hoàng đế việc nhìn nhận bề tôi là một điều quan trọng. Qua lời lẽ phân tích của ông đối với Ngô Văn Sở, Phan Văn Lân, những người mà đáng lẽ ra đang có tội “quân thua chém tướng” song Quang Trung rất hiểu năng lực của họ cho nên ông đã nhận rõ các tướng lĩnh của mình đều là “hạng võ dũng, chỉ biết gặp giặc là đánh, đến việc tuỳ cơ ứng biến là không có tài”. Vì thế ông đã xếp Ngô Thì Nhậm hỗ trợ cho họ. Hiểu rõ tướng lĩnh của mình, Quang Trung không phạt họ mà trái lại họ còn an ủi động viên họ “biết lo xa biết làm cho kẻ địch chủ quan kiêu ngạo”. Cách hiểu người, dùng người đến mức tri âm tri kỷ mà sáng suốt như thế chỉ có ở Quang Trung. Nhờ có sự sáng suốt am hiểu bề tôi tường tận, ân uy đúng mực như vậy bậc anh quân đó đã tập hợp, tổ chức được lực lượng giống như Lê Lợi xưa kia:
“Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc, ngọn cờ phấp phới
Tướng sĩ một lòng phu tử, hoà nước song chén rượu ngọt ngào”
- Ở Quang Trung ta còn thấy một sự sáng suốt thật đáng quý, đó là tầm nhìn xa trông rộng. Cho dù quân Thanh đang đóng gần hết đất Bắc Hà nhưng nhờ sự sáng suốt tự tin, mưu lược tiến đánh đã sẵn “mười ngày đánh đuổi người Thanh”. Nhưng đó không phải là cái đích lớn mà đích lớn Quang Trung tính đến đó là “khéo lời lẽ để dẹp yên binh đao” cho nên Nguyễn Huệ đã sáng suốt chọn Ngô Thì Nhậm vào việc giao dịch với nhà Thanh sau này. Nhưng tầm nhìn của ông còn xa hơn nữa. Ngay cả khi ngồi trên lưng voi trước trận đánh, Quang Trung đã chuẩn bị kế hoạch cho mười năm sau, quả là một nhà chính trị văn hoá, một đấng minh quân, một người anh hùng tài trí có tầm nhìn chiến lược sâu sắc biết bao.
* Qua việc phân tích tình hình ta, địch, qua việc chuẩn bị kế hoạch 10 năm xây dựng Đại Việt ta có thể khẳng định Quang Trung là con người có tài trí sáng suốt. Đó là điều cần thiết ở một đấng minh quân mà không phải ai cũng có được.
2. Dưới ngòi bút của tác giả Ngô gia văn phái, nhân vật người anh hùng áo vải còn mang vẻ đẹp của vị tướng có tài thao lược hơn người.
+ Tài thao lược của Nguyễn Huệ ở đoạn trích hồi thứ 14 đó là sự nhanh nhẹn của một nhà quân sự, một bậc kỳ tài trong việc dùng binh. Dưới sự sáng suốt trong việc chỉ huy của Quang Trung, đội quân của ông đã lớn mạnh không ngừng. Sáng suốt trong việc nhận định tình hình của giặc để rồi chớp lấy thời cơ, tổ chức chiến dịch thần tốc có một không hai trong lịch sử. Nghệ thuật cầm quân và tài năng quân sự, tài thao lược của Quang Trung chính là ở phương diện thần tốc bất ngờ.
+ Tài thao lược của Quang Trung thể hiện ở phương diện chỉ huy thần tốc mà cho đến nay chúng ta vẫn chưa hết ngạc nhiên: tại sao Nguyễn Huệ có thể vượt qua quãng đường từ Phú Xuân đến Thăng Long chóng vánh, hơn bốn trăm dặm mét trong bốn ngày, một tốc độ di chuyển quân thần tốc và cũng một tốc độ tuyển quân thần kỳ: cứ 3 suất đinh thì lấy 1. Rồi lạ chỉ trong một ngày 30 Tết mà có thể tổ chức được cho quân lính ăn Tết rồi kịp ban bố lời dụ về chủ quyền đất nước. Đó cũng là một ngày đủ để chia thành 5 đoạ quân tiến về Thăng Long rồi dám dự tính đánh tan quân Thanh vào ngày 7 tháng giêng. Tất cả những công việc to lớn ấy chỉ diễn ra trong thời gian tính bằng ngày. Không phải là một bậc kỳ tài thì không thể làm nổi, đó chính là điều kỳ diệu của Quang Trung.
+ Tài thao lược của Quang Trung còn thể hiện rõ khi chọn cách đánh bất ngờ, biết giặc kiêu căng khinh suất là tổ chức đánh ngay, biết chọn tướng chỉ huy, hoạch định hướng tiến công, phối hợp giữa các cánh quân. Kết quả tài thao lược được thể hiện rõ ở đồn Hà Hồi, Ngọc Hồi khiến quân Thanh không kịp trở tay. Cách đánh bất ngờ thần tốc táo bạo đến mức khi quân Tây Sơn kéo vào thành Thăng Long, Tôn Sĩ Nghị không hề được tin cấp báo . Vì vậy quân tướng nhà Thanh nhìn thấy quân Tây Sơn như nhìn thấy “tướng ở trên trời rơi xuống, quân ở dưới đất chui lên”. Sự thảm bại của quân Thanh là kết quả tất yếu (so sánh với Bình ngô đại cáo)
“Thành Đan Xá thây chết đầy núi ….”
Quang Trung cùng với đội quân của mình đánh dấu thêm mốc son chói lọi trong những trang lịch sử hào hùng của dân tộc.
3. Hình ảnh Quang Trung – khí phách hào hùng lẫm liệt.
Quang Trung cưỡi voi chỉ huy chiến dịch thần tốc nhưng phong thái ung dung tỉnh táo khác thường. Quang Trung đã tự tin khẳng định 10 ngày đánh đuổi quân Thanh thể hiện trí tuệm sáng suốt, biết làm chủ trong mọi tình thế. Chính phong thái ung dung tự tin của con người có tài thao lược đã tô đậm vẻ đẹp khí phách hào hùng.
Dưới những trang văn hào hùng mang tính sử thi của đoạn trích, ta như nhìn thấy hình ảnh Quang Trung khoác áo bào đỏ cưỡi trên lưng voi chỉ huy 1 đội quân dàn trận chữ “Nhất” tiến vào Thăng Long.
Ba quân đội ngũ chỉnh tề tiến
Trăm họ chật đường vui tiếp nghênh.
- Trong lịch sử phong kiến Việt Nam đã có nhiều ông vua từng thân chinh cầm quân đánh giặc nhưng vừa nắm quyền chỉ huy, vừa quyết đoán phương lược, vừa đốc xuất chiến dịch và đi với một mũi tiến công xông pha nơi hòn tên mũi đạn thì chỉ có một Quang Trung. Trong ánh sáng lờ mờ của buổi ban mai, trong khói toả mù trời của súng đạn, Quang Trung với khí phách lẫm liệt, hào hùng đã khắc tạo một hình tượng đẹp trong chiến trận. Hình ảnh ấy đã được sử sách còn ghi lại “ngày mồng 5 tháng Giêng năm Kỷ Dậu” tấm áo bào đỏ của quang Trung sạm đen khói súng. Quang Trung đã trở thành một hình tượng đẹp đẽ về người anh hùng với khí phách hiên ngang lẫm liệt trong văn học cổ Việt Nam, trở thành một tượng đài bất hủ trong văn học cổ dân tộc.
- Các tác giả Ngô gia văn phái là những cựu thần, chịu ơn sâu nghĩa nặng của nhà Lê nhưng họ đã không thể bỏ qua sự thực là ông vua nhà Lê hèn yếu cõng rắn cắn gà nhà và chiến công lừng lẫy của vua Quang Trung là niềm tự hào lớn lao của cả dân tộc. Họ là những người tôn trọng sự thực lịch sử và có ý thức dân tộc bởi thế họ viết thực và hay về người anh hùng dân tộc Quang Trung.
III. KẾT LUẬN
- Ở tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí hồi thứ 14 là một sự cống hiến vô giá của các tác giả về những trang tư liệu hào hùng trong lịch sử dân tộc qua việc khắc hoạ vẻ đẹp của hình tượng người anh hùng Quang Trung. Hình ảnh Quang Trung trong đoạn trích giống như một thứ ánh sáng trong những phút đầu còn le lói nhưng vẫn sáng ấy, mỗi lúc một cao rộng, lan toả để rồi khắc sâu vào tâm khảm chúng ta vẻ đẹp trí tuệ sáng suốt, tài thao lược hơn người và một khí phách hào hùng lẫm liệt.
- Vẻ đẹp của Quang Trung trong khúc khải hoàn ca chiến thắng còn in dấu trong những câu thơ của Ngô Ngọc Du một nhà thơ đương thời:
“Giặc đâu tàn bạo sang điên cuồng
Quân vua một giận oai bốn phương
Thần tốc ruổi dài xông thẳng tới
Như trên trời xuống ai dám đương …”
- Trong nền văn học cổ Việt Nam, tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí được coi là một cuốn tiểu thuyết tiêu biểu viết bằng chữ Hán của Ngô gia văn phái. Tác phẩm là một bức tranh hiện thực rộng lớn về xã hội phong kiến Việt Nam khoảng 30 năm cuối thế kỉ XVIII và mấy năm đầu thế kỉ XIX. Mười bảy hồi của tác phẩm đã ghi lại cuộc sống thối nát của vua quan triều Lê - Trịnh và phong trào phát triển của phong trào Tây Sơn với hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ đánh thắng thù trong giặc ngoài.
- Hồi thứ 14 của tác phẩm đã kể lại lần thứ 3 ra Bắc của Nguyễn huệ với chiến công thần kỳ vào bậc nhất trong lịch sử đại phá 20 vạn quân Thanh chỉ trong 10 ngày và ở đây, hình tượng người anh hùng áo vải Quang Trung với khí phách hào hùng, trí tuệ sáng suốt, tài thao lược hơn người mãi mãi là hình ảnh đẹp trong những trang lịch sử chói ngời của dân tộc.
II. THÂN BÀI
1. Trước hết ở Quang Trung là hình ảnh vị hoàng đế có trí tuệ sáng suốt, có hành động mạnh mẽ quyết đoán.
- Sự sáng suốt của Nguyễn Huệ chính là ở việc nhận định tình hình và quyết định lên ngôi hoàng đế:
+ Khi 20 vạn quân Thanh tràn vào đất Bắc Hà chiếm giữ kinh thành Thăng Long thì lúc đó Nguyễn Huệ mới chỉ là Bắc Bình Vương đang ở Phú Xuân. Nhận được tin cấp báo Nguyễn Huệ đã định “thân chinh cầm quân đi ngay” song trước lời bàn của các tướng sĩ, ông đã nhận thấy rằng cần phải lên ngôi hoàng đế, chính vị niên hiệu rồi mới đàng hoàng xuất quân. Ở cương vị của Nguyễn Huệ, việc tiếp thu lời bàn của các tướng sĩ, biết lắng nghe và thực thi những điều ngoài ý định của mình, đó chính là một sự sáng suốt, sự sáng suốt của vị chỉ huy biết làm gì để đem đến những lợi chung cho sự nghiệp. Cho nên chỉ trong một ngày Nguyễn Huệ đã làm xong 2 việc lớn: lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu Quang Trung và cũng ngày 25 tháng Chạp, Mậu Thân, đã kịp thời hạ lệnh xuất quân. Việc lên ngôi trong tình thế cấp bách ấy đủ để thấy sự sáng suốt trong trái tim của con người luôn biết vì đất nước.
+ Quang Trung còn là người mưu lược sáng suốt khi nhận định tình hình của giặc, của ta. Ta hãy nghe Quang Trung dụ tướng sĩ trước lúc lên đường ra Bắc: “trong khoảng vũ trụ đất nào sao ấy đều đãphân biệt rõ ràng …”. Và để khích lệ lòng yêu nước của tướng sĩ, để nêu bật chính nghĩa của ta và sự phi nghĩa của địch, ông đã dẫn ra một hệ thống song hành liên tục: cứ một triều đại phong kiến phương Bắc thì đi liền với một nhân vật kiệt xuất, tiêu biểu phương Nam. Rồi để giúp tướng sĩ nhận ra chân tướng “Phù Lê diệt Trịnh” của Tôn Sĩ Nghị, nhận ra dã tâm, bản chất xâm lược của quân Thanh. Ông khéo léo khích lệ tướng sĩ khi ngợi ca truyền thống đánh giặc của tổ tiên để từ đó mà kêu gọi tướng sĩ “những kẻ có lương tri, lương năng hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực để dựng nên công lớn”. Lời lẽ phân tích của đấng minh quân thật rõ ràng, lập luật thật chặt chẽ khiến ta nhớ tới “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn và nhớ tới “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt. Có thể nói Quang Trung thật sáng suốt khi nhậns thấy rõ bản chất của kẻ thù và cũng rất sáng suốt khi khơi gợi lòng yêu nước cho nên quân lính nhất nhất “xin vâng lệnh không dám hai lòng”.
- Ở Quang Trung còn là sự quyết đoán mưu lược trước mọi biến cố, quyết đoán trong việc nhìn nhận bề tôi, ở cương vị hoàng đế việc nhìn nhận bề tôi là một điều quan trọng. Qua lời lẽ phân tích của ông đối với Ngô Văn Sở, Phan Văn Lân, những người mà đáng lẽ ra đang có tội “quân thua chém tướng” song Quang Trung rất hiểu năng lực của họ cho nên ông đã nhận rõ các tướng lĩnh của mình đều là “hạng võ dũng, chỉ biết gặp giặc là đánh, đến việc tuỳ cơ ứng biến là không có tài”. Vì thế ông đã xếp Ngô Thì Nhậm hỗ trợ cho họ. Hiểu rõ tướng lĩnh của mình, Quang Trung không phạt họ mà trái lại họ còn an ủi động viên họ “biết lo xa biết làm cho kẻ địch chủ quan kiêu ngạo”. Cách hiểu người, dùng người đến mức tri âm tri kỷ mà sáng suốt như thế chỉ có ở Quang Trung. Nhờ có sự sáng suốt am hiểu bề tôi tường tận, ân uy đúng mực như vậy bậc anh quân đó đã tập hợp, tổ chức được lực lượng giống như Lê Lợi xưa kia:
“Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc, ngọn cờ phấp phới
Tướng sĩ một lòng phu tử, hoà nước song chén rượu ngọt ngào”
- Ở Quang Trung ta còn thấy một sự sáng suốt thật đáng quý, đó là tầm nhìn xa trông rộng. Cho dù quân Thanh đang đóng gần hết đất Bắc Hà nhưng nhờ sự sáng suốt tự tin, mưu lược tiến đánh đã sẵn “mười ngày đánh đuổi người Thanh”. Nhưng đó không phải là cái đích lớn mà đích lớn Quang Trung tính đến đó là “khéo lời lẽ để dẹp yên binh đao” cho nên Nguyễn Huệ đã sáng suốt chọn Ngô Thì Nhậm vào việc giao dịch với nhà Thanh sau này. Nhưng tầm nhìn của ông còn xa hơn nữa. Ngay cả khi ngồi trên lưng voi trước trận đánh, Quang Trung đã chuẩn bị kế hoạch cho mười năm sau, quả là một nhà chính trị văn hoá, một đấng minh quân, một người anh hùng tài trí có tầm nhìn chiến lược sâu sắc biết bao.
* Qua việc phân tích tình hình ta, địch, qua việc chuẩn bị kế hoạch 10 năm xây dựng Đại Việt ta có thể khẳng định Quang Trung là con người có tài trí sáng suốt. Đó là điều cần thiết ở một đấng minh quân mà không phải ai cũng có được.
2. Dưới ngòi bút của tác giả Ngô gia văn phái, nhân vật người anh hùng áo vải còn mang vẻ đẹp của vị tướng có tài thao lược hơn người.
+ Tài thao lược của Nguyễn Huệ ở đoạn trích hồi thứ 14 đó là sự nhanh nhẹn của một nhà quân sự, một bậc kỳ tài trong việc dùng binh. Dưới sự sáng suốt trong việc chỉ huy của Quang Trung, đội quân của ông đã lớn mạnh không ngừng. Sáng suốt trong việc nhận định tình hình của giặc để rồi chớp lấy thời cơ, tổ chức chiến dịch thần tốc có một không hai trong lịch sử. Nghệ thuật cầm quân và tài năng quân sự, tài thao lược của Quang Trung chính là ở phương diện thần tốc bất ngờ.
+ Tài thao lược của Quang Trung thể hiện ở phương diện chỉ huy thần tốc mà cho đến nay chúng ta vẫn chưa hết ngạc nhiên: tại sao Nguyễn Huệ có thể vượt qua quãng đường từ Phú Xuân đến Thăng Long chóng vánh, hơn bốn trăm dặm mét trong bốn ngày, một tốc độ di chuyển quân thần tốc và cũng một tốc độ tuyển quân thần kỳ: cứ 3 suất đinh thì lấy 1. Rồi lạ chỉ trong một ngày 30 Tết mà có thể tổ chức được cho quân lính ăn Tết rồi kịp ban bố lời dụ về chủ quyền đất nước. Đó cũng là một ngày đủ để chia thành 5 đoạ quân tiến về Thăng Long rồi dám dự tính đánh tan quân Thanh vào ngày 7 tháng giêng. Tất cả những công việc to lớn ấy chỉ diễn ra trong thời gian tính bằng ngày. Không phải là một bậc kỳ tài thì không thể làm nổi, đó chính là điều kỳ diệu của Quang Trung.
+ Tài thao lược của Quang Trung còn thể hiện rõ khi chọn cách đánh bất ngờ, biết giặc kiêu căng khinh suất là tổ chức đánh ngay, biết chọn tướng chỉ huy, hoạch định hướng tiến công, phối hợp giữa các cánh quân. Kết quả tài thao lược được thể hiện rõ ở đồn Hà Hồi, Ngọc Hồi khiến quân Thanh không kịp trở tay. Cách đánh bất ngờ thần tốc táo bạo đến mức khi quân Tây Sơn kéo vào thành Thăng Long, Tôn Sĩ Nghị không hề được tin cấp báo . Vì vậy quân tướng nhà Thanh nhìn thấy quân Tây Sơn như nhìn thấy “tướng ở trên trời rơi xuống, quân ở dưới đất chui lên”. Sự thảm bại của quân Thanh là kết quả tất yếu (so sánh với Bình ngô đại cáo)
“Thành Đan Xá thây chết đầy núi ….”
Quang Trung cùng với đội quân của mình đánh dấu thêm mốc son chói lọi trong những trang lịch sử hào hùng của dân tộc.
3. Hình ảnh Quang Trung – khí phách hào hùng lẫm liệt.
Quang Trung cưỡi voi chỉ huy chiến dịch thần tốc nhưng phong thái ung dung tỉnh táo khác thường. Quang Trung đã tự tin khẳng định 10 ngày đánh đuổi quân Thanh thể hiện trí tuệm sáng suốt, biết làm chủ trong mọi tình thế. Chính phong thái ung dung tự tin của con người có tài thao lược đã tô đậm vẻ đẹp khí phách hào hùng.
Dưới những trang văn hào hùng mang tính sử thi của đoạn trích, ta như nhìn thấy hình ảnh Quang Trung khoác áo bào đỏ cưỡi trên lưng voi chỉ huy 1 đội quân dàn trận chữ “Nhất” tiến vào Thăng Long.
Ba quân đội ngũ chỉnh tề tiến
Trăm họ chật đường vui tiếp nghênh.
- Trong lịch sử phong kiến Việt Nam đã có nhiều ông vua từng thân chinh cầm quân đánh giặc nhưng vừa nắm quyền chỉ huy, vừa quyết đoán phương lược, vừa đốc xuất chiến dịch và đi với một mũi tiến công xông pha nơi hòn tên mũi đạn thì chỉ có một Quang Trung. Trong ánh sáng lờ mờ của buổi ban mai, trong khói toả mù trời của súng đạn, Quang Trung với khí phách lẫm liệt, hào hùng đã khắc tạo một hình tượng đẹp trong chiến trận. Hình ảnh ấy đã được sử sách còn ghi lại “ngày mồng 5 tháng Giêng năm Kỷ Dậu” tấm áo bào đỏ của quang Trung sạm đen khói súng. Quang Trung đã trở thành một hình tượng đẹp đẽ về người anh hùng với khí phách hiên ngang lẫm liệt trong văn học cổ Việt Nam, trở thành một tượng đài bất hủ trong văn học cổ dân tộc.
- Các tác giả Ngô gia văn phái là những cựu thần, chịu ơn sâu nghĩa nặng của nhà Lê nhưng họ đã không thể bỏ qua sự thực là ông vua nhà Lê hèn yếu cõng rắn cắn gà nhà và chiến công lừng lẫy của vua Quang Trung là niềm tự hào lớn lao của cả dân tộc. Họ là những người tôn trọng sự thực lịch sử và có ý thức dân tộc bởi thế họ viết thực và hay về người anh hùng dân tộc Quang Trung.
III. KẾT LUẬN
- Ở tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí hồi thứ 14 là một sự cống hiến vô giá của các tác giả về những trang tư liệu hào hùng trong lịch sử dân tộc qua việc khắc hoạ vẻ đẹp của hình tượng người anh hùng Quang Trung. Hình ảnh Quang Trung trong đoạn trích giống như một thứ ánh sáng trong những phút đầu còn le lói nhưng vẫn sáng ấy, mỗi lúc một cao rộng, lan toả để rồi khắc sâu vào tâm khảm chúng ta vẻ đẹp trí tuệ sáng suốt, tài thao lược hơn người và một khí phách hào hùng lẫm liệt.
- Vẻ đẹp của Quang Trung trong khúc khải hoàn ca chiến thắng còn in dấu trong những câu thơ của Ngô Ngọc Du một nhà thơ đương thời:
“Giặc đâu tàn bạo sang điên cuồng
Quân vua một giận oai bốn phương
Thần tốc ruổi dài xông thẳng tới
Như trên trời xuống ai dám đương …”