Trong thời đại 4.0 với công nghệ phát triển, chúng ta hình thành nên thói quen lướt Facebook hay Instagram để cập nhật tin tức, truy cập các trang báo mạng hàng ngày với mong muốn “bắt kịp xu hướng” và nghĩ rằng những gì chúng ta đọc được đã là quá đủ. Có lẽ vì vậy, chúng ta thường hay quên đi những giá trị đích thực mà văn học mang lại. Hiện tại, việc thực sự đọc, chìm lắng vào một nội dung văn học là việc ngày càng hiếm thấy trong đời sống đương đại.
Việc
thực sự đọc, chìm lắng vào một nội dung văn học là cách đọc nghiêm túc, chìm lắng
vào một nội dung văn học sâu sắc sẽ giúp người ta “có khả năng thấu hiểu, cảm
thông và nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ”. Đó là việc mỗi cá nhân cần làm.
Thói
quen đọc sách trong xã hội hiện nay ngày càng giảm.Sách văn học ít được lựa chọn
để đọc, nhất là trong giới trẻ hiện nay. Trong đời sống hiện nay, ít người “thực
sự đọc, chìm lắng vào một nội dung văn học”, thay vào đó là kiểu đọc “mì ăn liền”
lướt qua các trang mạng. Họ bận tâm tới việc kiểm tra thông báo Facebook hay lướt
mạng xã hội. Đây là một hiện tượng đáng lo ngại bởi cách đọc “mì ăn liền” ấy
không thể giúp người ta có khả năng “thấu hiểu, cảm thông và nhìn nhận sự việc
từ nhiều góc độ”.
Thói
quen đọc sách, nhất là sách văn học, đang bị mai một bởi sự phát triển như vũ
bão của các phương tiện nghe nhìn có kết nối mạng internet như laptop,
smartphone, máy tính bảng… đã khiến việc tập trung làm việc, đọc sách trở nên
quá ư là khó khăn. Hơn nữa, do nhịp sống hiện đại, người ta có xu hướng đọc những
tác phẩm ngắn hoặc đọc lướt nội dung của văn bản để nắm được ý chính…Và con người
có nhiều mối bận tâm khác nên nhu cầu đọc sách văn học cũng giảm sút. Với sự
phát triển của mạng xã hội, con người dễ tìm kiếm thông tin hơn nên ít có nhu cầu
tìm đọc sách, nhất là sách văn học. Một phần nữa là do thị trường sách tràn
lan, con người khó chọn lựa cho mình được thể loại phù hợp.
Việc
thiếu đi thói quen đọc nghiêm túc gây ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ và cảm
xúc của những thế hệ “sống trên mạng”. Đọc sách thường xuyên giúp đầu óc trở
nên nhạy bén và tinh tường hơn. Sách văn học chứa đựng nguồn tri thức dồi dào,
giúp bạn bồi dưỡng đời sống tinh thần, nhờ đó mà xã hội mới có thể phát triển
được. Đọc
sách văn học sẽ là bước đệm giúp bạn hình thành thói quen và tự xây dựng phương
pháp đọc những cuốn sách có từ vựng phong phú và phức tạp hơn, nội dung sâu sắc
hơn, như về kinh tế, chính trị, lịch sử … sau này. Hiểu biết về nhiều lĩnh vực
sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện hơn về cuộc sống, củng cố và gia tăng kiến thức
cần thiết trong giao tiếp, học tập hay công việc.
Không
có thói quen đọc nghiêm túc, thiếu chú tâm, không thực sự chìm lắng vào thế giới
của văn học khiến con người thiếu đi sự nhạy bén, thông minh; Đọc nghiêm túc người
đọc sẽ bước vào nội tâm nhân vật để phán đoán, nhận định, đưa ra lý giải, cách
xử lý… những tình huống mà nhân vật gặp phải. Điều này giúp tăng khả năng thấu
hiểu, cảm thông, xử lý vấn đề trong cuộc sống thực. Đọc không nghiêm túc con người
thiếu khả năng nhìn nhận vấn đề trong cuộc sống từ nhiều góc độ; con người thiếu
kỹ năng lập luận và phản biện và không có cái nhìn toàn diện hơn về cuộc sống,
củng cố và gia tăng kiến thức cần thiết trong giao tiếp, học tập hay công việc.
Khi không đồng tình với một vài ý kiến của ai đó, họ không biết phải tư duy, phản
bác lại với lập luận, lý lẽ của riêng mình. Họ gặp khó khăn với việc diễn đạt ý
nghĩ cũng như giao tiếp xã hội nói chung.
Không
khô khan như những cuốn sách khoa học hay khó hiểu như sách triết học, văn học
nhẹ nhàng đưa bạn vào một thế giới tưởng tượng với những câu truyện hấp dẫn.
Trí tưởng tượng giúp bạn thúc đẩy năng khiếu và khả năng sáng tạo nghệ thuật
trong mỗi con người. Tiếp cận với một cuốn tiểu thuyết ta sẽ có
vô vàn sự tưởng tượng khác nhau. Đây như một “môi trường” rộng mở, kích thích
khả năng sáng tạo từ trí tưởng tượng phong phú của bạn. Việc không thưởng thức
văn chương khiến cho trí tưởng tượng không phát triển. Mà ai
cũng biết trí tưởng tượng của con người là kho báu của tâm hồn,và khả năng sáng
tạo luôn
là một trong những kỹ năng thiết yếu các nhà tuyển dụng tìm kiếm ở những ứng
viên tiềm năng.
Việc
thiếu thói quen đọc sách văn học nghiêm túc khiến con người không có khả năng
thấu hiểu, cảm thông, chia sẻ; không biết cách ứng xử ôn hòa, thân thiện; thậm
chí không được yêu thương. Họ không thể đặt mình vào vị trí của người khác, hiểu
những suy tư, cảm nhận của người khác. Không phân biệt được cái thiện, cái ác,
việc gì nên làm, việc gì không nên hiểu cách sống hướng thiện, và những việc
làm tử tế vì sự phát triển chung của cộng đồng. Đọc sách không nghiêm túc không
giải phóng được các chuỗi áp lực xã hội, và những cảm xúc chân thật của con người
thường bị che mờ dưới áp lực xung quanh. Con người không nhận ra chính mình, những
mong muốn và nhu cầu,những cảm xúc thực ta luôn che giấu đối với bản thân và những
người khác.
Không
phải tất cả mọi người đều đã quay lưng với văn học đích thực. Vì thế, việc người
ta có “thực sự đọc, chìm lắng vào một nội dung văn học” hay không phụ thuộc nhiều
vào việc có hay không những tác phẩm văn học có giá trị. Trong thực tế chúng ta
thấy những tác phẩm văn học có giá trị được in thành sách vẫn có sức hấp dẫn lớn
đối với nhiều người. Chúng ta vẫn bắt gặp hiện tượng những tác phẩm hay khi ra
đời đã thu hút sự chú ý của rất nhiều độc giả, Harry Potter là một ví dụ.
Mỗi
người cần phải tự xây dựng cho mình một thói quen đọc sách và thói quen thường
xuyên đọc sách văn học và cổ vũ mọi người đọc sách văn học để trở nên thông
minh và tốt tính hơn. Mỗi người cần tìm kiếm xem mình thích đọc thể loại văn học
nào. Cần hiểu là chăm đọc sách văn học là một cách góp phần làm cho những lối sống
tốt đẹp, những giá trị nhân văn được nhân rộng hơn lên trong thế giới này.Các
cơ quan tổ chức như trường học, cơ sở làm việc cần tổ chức các buổi chia sẻ về
sách để mọi người có cơ hội bày tỏ quan điểm của mình về những cuốn sách mình
đã đọc. Nhà trường và gia đình cần tạo điều kiện tối ưu thời gian và trải nghiệm
đọc của con em mình.
Mỗi
người chúng ta cần rèn luyện thói quen chú tâm đọc một nội dung sâu sắc để trở
thành người có khả năng thấu cảm tốt. Không nên đọc theo kiểu “mì ăn liền”, nhất
là đối với các tác phẩm văn học, bởi nó sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới sự phát
triển trí tuệ, tư tưởng và tình cảm, cảm xúc của chúng ta. Chỉ cần 15 tới 20
phút đọc sách mỗi ngày, ta sẽ ngạc nhiên trước hiệu quả không ngờ mà nó mang lại.
Ở
các quốc gia phát triển luôn đánh giá cao sức mạnh to lớn của văn chương đối với
sự phát triển của các thành viên trong xã hội. Bởi vậy, Bạn nên có thói quen đọc
sách và chọn sách là bạn đồng hành trên con đường hướng đến thành công của bạn.
Bạn hãy trân trọng từng quyển sách và hãy cố gắng tiếp thu và thực hành những
kiến thức trong sách – chắc chắn bạn sẽ có được những thứ mà bạn muốn!