Hình ảnh anh “Bộ đội cụ Hồ” là hình
ảnh “con người đẹp nhất” đáng yêu nhất trong văn thơ và là
niềm tự hào lớn của dân tộc.Cùng với nhiều bài thơ khác, bài thơ “Đồng
chí” của Chính Hữu và “Bài
thơ về tiểu đội xe không kính” “của
tác giả Phạm Tiến Duật đã khắc họa thành công về đề tài người lính. Chính Hữu và Phạm Tiến Duật bằng một cái nhìn nhân văn, cao
đẹp,vượt lên những mất mát, đau thương của con người, đã bung nở cho đời những
vần thơ diệu kì về tình yêu nước, tình đồng đội gắn bó keo sơn:
Anh với
tôi biết từng cơn ớn lạnh
….
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.( Đồng chí )
Và
Bếp Hoàng Cầm ta dựng
giữa trời
…..
Lại đi, lại đi trời xanh thêm.( Bài thơ
về tiểu đội xe không kính)
Dù khác nhau từ hoàn
cảnh, xuất thân cho đến lí tưởng chiến đấu, những người lính trong “Đồng chí” và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”
vẫn cùng chung một mục tiêu duy nhất: chiến đấu vì hoà bình, độc lập, tự
do của tổ quốc. Họ lấy quyết tâm làm nền tảng, tinh thần làm cơ sở ,vững bước đến
tương lai trên tình đồng chí. Tình đồng chí là tình cảm cao đẹp và thiêng liêng
của những con người gắn bó keo sơn trong cuộc chiến đấu vĩ đại vì một lý tưởng
chung. Tình cảm ấy được hình thành trên cơ sở tình yêu Tổ Quốc, cùng chung lí
tưởng và mục đích chiến đấu. Hoàn cảnh chiến đấu gian khổ và ác liệt lại tôi
luyện thử thách làm cho mối tình đồng chí đồng đội của những người lính càng gắn
bó, keo sơn. Mối tình thiêng liêng sâu nặng, bền chặt đó đã tạo nên nguồn sức mạnh
to lớn để những người lính vượt lên mọi gian nguy để đi tới và làm nên thắng trận
để viết lên những bản anh hùng ca tô thắm thêm trang sử chống ngoại xâm hào
hùng của dân tộc.
Nhờ có tình đồng chí, đồng đội keo sơn gắn bó bền chặt, chan hoà và nhờ
lòng dũng cảm, hiên ngang, mà những người lính trong “Đồng chí” đã bất chấp những gian khổ, thiếu thốn đến tột cùng để
hoàn thành nhiệm vụ.
Anh với
tôi biết từng cơn ớn lạnh
….
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.( Đồng chí )
Bảy câu thơ ngồn ngộn
những chi tiết rất thực phản ánh hiện thực kháng chiến chống Pháp buổi đầu. Những
ngày đầu kháng chiến, quân và dân ta trải qua muôn vàn khó khăn: thiếu vũ khí,
thiếu quân trang, thiếu lương thực, thuốc men,… Người lính ra trận “áo vải chân
không đi lùng giặc đánh”, áo quần rách tả tơi, ốm đau bệnh tật, sốt rét rừng. Các câu thơ chầm chậm vang lên nhưng lại đứt
quãng, phải chăng sự khó khăn, vất vả, thiếu thốn của những người lính đã làm
cho nhịp thơ Chính Hữu sâu lắng hơn. Chữ “biết” trong đoạn thơ này nghĩa là nếm
trải, cùng chung chịu gian nan thử thách. Các chữ: “anh với tôi”, “áo anh… quần
tôi” xuất hiện trong đoạn thơ như một sự kết dính, gắn bó keo sơn tình đồng chí
thắm thiết cao đẹp. Câu thơ 4 tiếng cấu trúc tương phản: “Miệng cười buốt giá”
thể hiện sâu sắc tinh thần lạc quan của hai chiến sĩ, hai đồng chí. "Miệng
cười buốt giá" hẳn là cười trong buốt giá, vì áo quần không chống được
rét, mà cũng là nụ cười vượt lên trên buốt giá, mặc dù trời lạnh hẳn nụ cười
cũng khó mà tươi. Cũng có thể là nụ cười coi thường gian khổ. Chi tiết “miệng
cười buốt giá” đã ấm lên, sáng lên tình đồng đội và tinh thần lạc quan của người
chiến sĩ. Rồi đến cái cử chỉ “thương nhau tay nắm lấy bàn tay” đã thể hiện được
tình thương yêu đồng đội sâu sắc. Cách biểu lộ tình thương yêu không ồn ào mà
thấm thía. Một nửa câu nói về chất keo sơn gắn bó con người : thương nhau, nửa kia là hành động cụ thể
: tay nắm lấy bàn tay. Không lời nói
hoa mỹ, không lý lẽ, giải trình, chỉ có tình thương yêu giữa những người đồng đội
mới là sự liên kết chặt chẽ nhất cho tình đồng chí cách mạng. Họ quên mình đi để
động viên nhau, truyền cho nhau hơi ấm: “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”. Đây
là một cử chỉ rất cảm động chứa chan tình cảm chân thành. Nó không phải cái bắt
tay thông thường mà là hai bàn tay tự tìm đến với nhau truyền cho nhau hơi ấm để
vượt lên buốt giá, những bàn tay như biết nói. Và đó không phải sự gắn bó bất
chợt mà là sự gắn bó trong chiến đấu, đồng cam cộng khổ khiến tình đồng chí
thêm sâu dày để đi tới chiều cao: cùng sống chết cho lý tưởng. Trong suốt cuộc
kháng chiến trường kỳ đầy gian lao vất vả ấy, tình cảm đồng chí đã đi vào chiều
sâu của sự sống và tâm hồn người chiến sĩ để trở thành những kỷ niệm không bao
giờ quên. Câu thơ không chỉ nói lên tình cảm gắn bó sâu nặng của những người
lính mà còn thể hiện sức mạnh của tình cảm ấy.Hình ảnh những bàn tay nắm lấy
nhau chặt chẽ kia nói lên tất cả. Đó là sức mạnh vô địch mà kẻ thù phải khiếp sợ,
đó là cái tình người thực tế nhất, đẹp đẽ nhất, đáng quí nhất của quân đội
ta.
Tình đồng chí, đồng đội keo sơn gắn bó
là phẩm chất của người lính. Những khoảnh khắc của chiến tranh, giữa sống chết,
những người lính trẻ lái xe Trường Sơn từ những miền quê khác nhau nhưng cùng một nhiệm vụ, lý
tưởng đã gắn bó nhau như ruột thịt, gia đình :
Bếp Hoàng Cầm ta dựng
giữa trời
….
Lại đi, lại đi trời
xanh thêm. ( Bài thơ
về tiểu đội xe không kính)
Sinh hoạt của người
lái xe, cái ăn cái ngủ bình thường của con người, được tóm lược vào trong hai
hình ảnh “Bếp Hoàng Cầm” và “võng mắc chông chênh”. Cái gì cũng tạm bợ, cơ động,
gian khổ nhưng cách nhìn, cách nghĩ của người chiến sĩ về chúng thật tươi tắn
và cảm động : là gia đình đấy. Chất thơ nghịch ngợm đầy ý vị đã mở ra từ những
hình ảnh chân chất đời lính đã ấm lên tình đồng ngũ, nghĩa anh em. Các anh trò chuyện,
ăn uống, nghỉ ngơi thoải mái, xuềnh xoàng, nhường nhịn nhau như anh em ruột thịt:
chung bát,chung đũa, mắc võng chông chênh... chỉ trong một thoáng chốc.Cái ăn,
giấc ngủ thật giản dị, gian khổ nhưng tâm hồn người lính thật vui tươi, lạc
quan. Nhưng có cái gì xao xuyến : “Võng mắc chông chênh đường xe chạy”. “Chông
chênh” gì thì chông chênh nhưng ý chí chiến đấu, khí phách, nghị lực vẫn vững
vàng, kiên định, vượt lên tất cả. Chính mình đồng đội đã tiếp cho họ sức mạnh để
tâm hồn họ phơi phới lạc quan. Tình cảm gia đình người lính thật bình
dị, ấm áp thân thương tạo nên sức mạnh, nâng bước chân người lính để rồi các
anh lại tiếp tục hành quân :“Lại đi lại đi trời xanh thêm”, đi đến thắng lợi cuối
cùng.Trong tâm hồn họ, trời như xanh thêm chứa chan hi vọng lạc quan dào dạt.
Câu thơ bay bay, phơi phới, thật lãng mạn, thật mộng mơ. Nhịp điệu câu thơ vừa
sôi nổi, vừa nhịp nhàng cùng với điệp từ “lại đi” được lặp lại hai lần gợi tả
nhịp sống chiến đấu và hành quân của tiểu đội xe không kính mà không một sức mạnh
đạn bom nào có thể ngăn cản nổi. Sự sống không chỉ tồn tại mà còn tồn tại trong
một tư thế kiêu hãnh, hiên ngang – tư thế của người chiến thắng. “Trời xanh thêm” là một hình ảnh đầy chất thơ và giàu
ý nghĩa. Trời xanh là trời đẹp, bầu trời yên tĩnh, không gian cao xa.
Câu thơ đã gợi mở biết bao tâm hồn vẫn sôi nổi lên đường, rộng mở những ngày mai, những ngày vẫn “xanh thêm” niềm tin chiến thắng …
Câu thơ đã gợi mở biết bao tâm hồn vẫn sôi nổi lên đường, rộng mở những ngày mai, những ngày vẫn “xanh thêm” niềm tin chiến thắng …
Hình tượng người lính dù ở thời kỳ
kháng chiến chống Pháp hay kháng chiến chống Mỹ đều mang phẩm chất cao đẹp của
“anh bộ đội cụ Hồ” thời đại đã cung cấp cho các nhà thơ nhưng nguyên mẫu đẹp
đẽ, họ tại nên những hình tượng làm xúc động lòng người. Viết về những người
lính, các nhà thơ nói về chính mình và những người đồng đội của mình. Vì thế,
hình tượng người chân thật và sinh động.
Nhìn lại những chặng đường lịch sử đã đi qua, đọc lại hai bài thơ về người
lính qua hai thời kì, trong ta bỗng dấy lên niềm xúc động lẫn tự hào. Hình ảnh
những người lính ấy trở nên bất tử và đẹp rực rỡ. Dù lớp bụi thời gian có phủ đầy
những trang sách và những đổi mới của cuộc sống làm biến chuyển đi tất cả,
nhưng hình ảnh những anh lính cụ Hồ, anh giải phóng quân đến các anh chiến sĩ
Trường Sơn vẫn sống mãi trong lòng mọi người với một niềm cảm xúc trào dâng mạnh
mẽ.