1. Mở bài.
- Trong cuộc sống,
mỗi người đều có những giá trị riêng của mình.
- Để có thể vững
bước trên con đường đời, khẳng định được giá trị bản thân, hành trang thiết yếu
nhất mà mỗi người chúng ta đều phải có đó là tri thức.
- Phải chăng
tri thức làm nên giá trị con người?
2. Thân bài.
* Giải
thích:
- Tri thức là
những hiểu biết của con người về mọi lĩnh vực trong đời sống được tích lũy qua
quá trình học hỏi, rèn luyện, lao động.
- Giá trị con
người là những phẩm chất, năng lực, đóng góp của mỗi cá nhân đối với xã hội.
- Một con người
được coi là có giá trị khi chúng ta có sự cống hiến làm nên sự tốt đẹp, văn
minh, phát triển cho cộng đồng.
- Những hiểu biết
của con người ở mọi lĩnh vực trong cuộc sống sẽ giúp con người khẳng định được
vị trí của mình trong cuộc đời.
=> Có thể
nói tri thức là một yếu tố quan trọng, không thể thiếu trong việc định hình giá
trị của con người.
* Biểu hiện:
- Tri thức bao
gồm những kiến thức về khoa học, xã hội, văn hóa, nghệ thuật,...
- Người có tri
thức có thể tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển kinh tế, văn
hóa, xã hội,... đóng góp trí tuệ, sức lực của mình cho sự phát triển của đất nước,
của cộng đồng.
- Trên thế giới,
có rất nhiều tấm gương sáng về những người có tri thức và đạo đức cao đẹp. Ví dụ
như Albert Einstein, Bác Hồ…
* Phân
tích:
- Vì sao nói tri thức làm nên giá trị con người?
+ Tri thức đóng
vai trò vô cùng quan trọng và có tính quyết định đến việc thành công hay thất bại
của con người.
+ Tri thức là một
tài sản vô giá của con người. Có tri thức, con người mới có thể sống một cuộc đời
ý nghĩa, có ích cho bản thân và cho xã hội.
- Tri thức giúp ta điều gì để tạo dựng giá trị
con người?
+ Tri thức là một
con đường dẫn đến sự thành công của mỗi con người. Có tri thức, ta bản lĩnh hơn
trước những tính huống không mong muốn xảy ra, từ đó bản lĩnh, tự tin tìm cách
giải quyết., giúp họ có địa vị cao trong xã hội.
+ Tri thức giúp
con người có hiểu biết sâu rộng, phong phú, có thêm những kinh nghiệm trong cuộc
sống, có thêm nhiều kiến thức về văn hóa, nghệ thuật, giúp con người tận hưởng
cuộc sống một cách trọn vẹn hơn,
+ Tri thức giúp
con người có chỗ đứng trong xã hội. Có tri thức, ta sẽ biết làm thế nào cho hợp
lí với mọi tình huống trong cuộc sống, tự nâng cao khả năng giao tiếp, cải thiện
các mối quan hệ, giúp ta được nhiều người yêu mến và kính trọng.
+ Tri thức cũng
giúp con người rèn luyện đạo đức, hoàn thiện bản thân, để có lối sống phù hợp trở
thành một người có nhân cách cao đẹp, có ích cho xã hội.
- Tri thức
có phải yếu tố duy nhất làm nên giá trị con người?
+ Có thể nói rằng tri thức là một yếu tố quan trọng,
nhưng không phải là yếu tố duy nhất quyết định giá trị của con người.
+ Tri thức chỉ
thực sự làm nên giá trị của con người khi song hành với một nhân cách đẹp.
+ Một người có
tri thức cao nhưng thiếu đạo đức, nhân cách, trí tuệ cảm xúc và kỹ năng sống
thì không thể được coi là một người có giá trị cao.
* Phê
phán:
- Tri thức phải
gắn liền với thực tiễn, không đồng nhất bằng cấp với việc có tri thức.
- Vẫn còn nhiều
con người chỉ biết học trong sách vở mà không biết vận dụng vào đời sống thực tế.
- Nhiều bạn trẻ,
học sinhnhởn nhơ, bỏ phí thời gian tích lũy tri thức vào những việc vô bổ, để
cuộc đời trôi qua hoài phí.
* Bài học:
- Nhận thức:
+ Muốn có được
sức mạnh của tri thức con người cần không ngừng học tập, tích lũy kiến thức và
vận dụng những điều đã học vào thực tiễn cuộc sống.
+ Chúng ta cần
biết vận dụng tri thức vào việc tốt, không nên lợi dụng để làm việc xấu, lấy lợi
cho bản thân.
- Hành động:
+ Rèn luyện các
kỹ năng mềm hay kiến thức chuyên sâu môn học là chặng đường giúp các bạn học
sinh chúng em chuẩn bị tốt nhất để có hành trang tốt trên con đường đi tìm
thành công.
+ Trang bị cho
bản thân đầy đủ tri thức bàng việc chủ động hộc tập, nghiên cứu, đọc sách, báo,
tạp chí,...Tráng xa những trò vô bổ tốn thời gian, trách nhiệm với tương lai của
chính mình.
+ Rèn luyện kỹ
năng sống, nhân cách… qua việc tham gia các hoạt động thực tế, trải nghiệm, làm
theo gương người tốt, việc tốt, tích cực tham gia các hoạt động xã hội,...
3. Kết bài.
- Mỗi người cần
ý thức được tầm quan trọng của tri thức và những yếu tố khác quyết định giá trị
của con người.
- Hãy nỗ lực
trau dồi tri thức, rèn luyện đạo đức, nhân cách, … để trở thành người có giá trị,
có ích cho xã hội.