DÀN
Ý CẢM NHẬN, PHÂN TÍCH MỘT ĐOẠN THƠ
Đề:
Phân tích vẻ đẹp của người lính chống Pháp qua khổ cuối bài thơ
“Đồng chí” của Chính Hữu
DÀN
Ý CHUNG |
DÀN Ý CHI TIẾT |
A.Mở bài -
Tác giả (phong cách, sự đóng góp …) - Tác phẩm (xuất xứ, vị trí
của tác phẩm…) - Khái quát nội dung tác phẩm - Nội dung đoạn thơ cần phân tích - Trích dẫn đoạn thơ cần phân tích B.Thân
bài: 1.Nhận
định chung về tác phẩm, đoạn thơ: -
Cảm xúc chung về tác phẩm (chủ
đề, kết cấu…) -
hoặc Hoàn cảnh sáng tác (nếu mở bài theo chủ đề) 2. Lần lượt phân tích, cảm nhận từng ý thơ: Ta
có thể sắp xếp theo trình tự sau: -
Nêu ý khái quát (luận điểm): …… -
Trích thơ -
Phân tích từng nét NT- ND cụ thể: +
Nghệ thuật –> Nội dung =>
Tiểu kết và chuyển ý *
Lưu ý: Tiến hành lần lượt cho đến hết giá trị NT- ND tác
phẩm mà đề yêu cầu. -
Cần tránh diễn xuôi ý thơ, mà phải chú ý chọn lọc và bám sát
các phương tiện nghệ thuật (từ ngữ, hình ảnh, âm điệu, giọng điệu, các biện
pháp tu từ về từ, tu từ về câu...) - Bút pháp nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm -
Tư tưởng mà tác phẩm đem lại C.Kết
bài -
Khẳng định lại toàn bộ giá trị nghệ thuật và nội dung của bài thơ -
Liên hệ thực tế - Liên hệ bản thân. |
A.Mở
bài *Cách
1.
(Giới thiệu tác giả -> Tác phẩm -> Nội dung bài thơ -> Nội
dung đoạn thơ) -
Chính Hữu là một nhà thơ chiến sĩ chuyên viết về chiến tranh và
hình ảnh người lính với những ngôn từ hàm xúc, giản dị. -
Bài thơ “Đồng chí” là một trong những tiêu biểu và thành công
nhất của ông. -
Bằng những câu thơ tự do, ngôn từ giản dị, bài thơ thể hiện ấn tượng
hình ảnh người lính thời kì đầu chống Pháp và tình đồng chí đồng
đội thắm thiết, keo sơn giữa các anh. -
Khổ thơ cuối là một trong những đoạn tiêu biểu của bài thơ. Khổ thơ
đã thể hiện vẻ đẹp can trường, tình đồng chí sâu sắc và tâm hồn hào hoa,
lãng mạn của người chiến sĩ chống Pháp. -
Chép lại khổ thơ *
Cách 2. (Đề tài -> Tác phẩm -> Nội dung bài thơ -> Nội dung đoạn
thơ) -
Đề tài về người lính là một trong những đề tài nổi bật của thơ ca
kháng chiến. Hình tượng người lính đã đi vào lòng người và văn
chương với tư thế, tình cảm và phẩm chất cao đẹp. Một trong những tác
phẩm ra đời sớm nhất, tiêu biểu và thành công nhất viết về tình cảm của những
người lính Cụ Hồ là “Đồng chí” của Chính Hữu (1948). -
Với bài thơ này, Chính Hữu đã dẫn bạn đọc vào bức tranh hiện thực nơi
núi rừng biên giới nhưng thấm đẫm tình đồng chí đồng đội bằng thứ văn
giản dị, mộc mạc. -
Khổ thơ cuối là một trong những đoạn tiêu biểu của bài thơ. Khổ thơ đã thể
hiện vẻ đẹp can trường, tình đồng chí sâu sắc và tâm hồn hào hoa, lãng mạn
của người chiến sĩ chống Pháp. -
Chép lại khổ thơ B.Thân
bài: 1.
Khái quát *
Cách 1 -
Toàn bộ bài thơ, Chính Hữu tập trung ca ngợi tình đồng chí, đồng đội, lí tưởng
cao đẹp của người lính cụ Hồ. Tuy nhiên, ở mỗi khổ thơ, vẻ đẹp chiến sĩ hiện
lên không giống nhau. Từ hoàn cảnh xuất thân khác nhau, gặp gỡ, trải qua cuộc
sống chiến đấu gian khổ đến cùng chung một lí tưởng, họ đã cảm thông, gắn bó
với nhau như những người tri kỷ. Nếu ở các khổ thơ đầu, vẻ đẹp đã quyện hoà
cuộc sống hiện thực thì đến ba câu thơ cuối, người chiến sĩ và lí tưởng đã chắp
cánh cho nhau tạo nên vẻ đẹp vừa hiện thực vừa lãng mạn. *
Cách 2 -
Bài thơ Đồng chí, Chính Hữu sáng tác vào đầu năm 1948. Được xếp vào hàng những
bài thơ tiêu biểu nhất, thành công nhất của thơ ca Việt Nam những ngày đầu chống
thực dân Pháp. Bài thơ đã khắc hoạ thành công hình ảnh chân thực giản dị mà
cao đẹp của anh bộ đội cụ Hồ trong những năm hết sức khó khăn gian khổ của cuộc
kháng chiến. Và điều đặc biệt là Đồng chí đã nói một cách rất giản dị mà sâu
sắc về tình đồng chí, đồng đội thắm thiết
của những người lính vốn xuất thân từ nông dân. Một chủ đề hết sức mới
mẻ của thi ca lúc bấy giờ. 2.
Phân tích: a.
Nhà
thơ đã khắc hoạ một đêm phục kích giặc với vẻ đẹp của khí phách can
trường và hào hùng; của tình đồng chí gắn bó thắm thiết của người
lính: “Đêm nay….giặc tới.” -
Câu thơ tự do dài đã mở ra một không gian núi rừng rộng lớn, hoang vu, vắng
vẻ. Núi rừng Việt Bắc lạnh giá, sương dày đặc trắng xóa. -
Cụm từ “Rừng hoang sương muối” gợi ra một cảnh tượng âm u, hoang
vắng và lạnh lẽo. Không chỉ cái giá, cái rét cứ theo đuổi mà còn bao nguy
hiểm đang rình rập người chiến sĩ. - Nổi bật trên nền hiện thực khắc nghiệt ấy
là những người lính “đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”. Tình bạn gắn kết
trong cái nơi mà sự sống và cái chết chỉ trong gang tấc. Chính những gian nan
ấy càng khiến cho tình cảm của họ thêm gắn bó, khiến cho tình người,
tình đồng đội của họ càng ấm áp hơn. -
Từ “chờ” cũng đã nói rõ cái tư thế, cái tinh thần chủ động đánh
giặc của họ. Rõ ràng khi những người lính đứng cạnh bên nhau vững
chãi, truyền cho nhau hơi ấm thì tình đồng chí đã trở thành ngọn lửa sưởi ấm
họ để họ có sức mạnh vượt qua cái cái gian khổ, ác liệt, giá rét ấy… -
Hai câu thơ đối nhau thật chỉnh và gợi cảm giữa khung cảnh và toàn cảnh.
Khung cảnh lạnh lẽo, buốt giá. Toàn cảnh và tình cảm ấm nồng của người lính với
đồng đội của anh. Tình cảm ấy
như xua bớt cái lạnh lẽo của sương muối.Tầm vóc của những người lính bỗng trở
nên lớn lao anh hùng. =>
Sức mạnh của tình đồng đội đã giúp người lính vượt lên tất cả sự khắc nghiệt
của thời tiết, của chiến tranh.Tình đồng đội đã sưởi ấm lòng các anh giữa
rừng hoang mùa đông và sương muối buốt giá. b.
Câu thơ cuối là một hình ảnh đẹp được nhận ra từ những đêm hành
quân phục kích giặc của chính người lính: Vẻ đẹp của tâm hồn hào hoa,
lãng mạn: “Đầu súng trăng treo.” -
Đêm khuya, trăng trên vòm trời cao đã sà xuống thấp dần, ở vào một vị trí và
tầm nhìn nào đó, vầng trăng như treo trên đầu mũi súng của người chiến sĩ. Người
lính đứng gác nòng súng hướng lên trời cao, nhìn lên như trăng treo đầu
súng. Một hình ảnh không thực trong đời sống nhưng rất thực
trong cảm giác của con người. Rõ ràng, tình cảm đồng chí ấm áp, thiêng liêng
đã mang đến cho người lính nét lãng mạn, cảm hứng thi sĩ trong hiện thực đầy
khắc nghiệt qua hình ảnh “Đầu súng trăng treo”.Trong hoàn cảnh hết
sức gian khổ khốc liệt: đêm đông giá lạnh, rừng hoang sương muối, cái chết cận
kề, tâm hồn nhạy cảm của người chiến sĩ vẫn tìm thấy chất thơ bay bổng
trong vẻ đẹp bất ngờ của trăng. -
Bốn chữ “Đầu súng trăng treo”chia làm hai vế làm nhịp thơ đột ngột thay đổi, dồn nén,
như nhịp lắc của một cái gì đó chông chênh, trong bát ngát…gây sự chú ý cho
người đọc. +
Từ “treo” đã tạo nên một mối quan hệ bất ngờ độc đáo, nối hai sự
vật ở cách xa nhau - mặt đất và bầu trời, gợi những liên tưởng thú vị, bất ngờ.
+
“Súng” là biểu tượng của chiến đấu, “trăng” là biểu tượng của
cái đẹp, cho niềm vui lạc quan, cho sự bình yên của cuộc sống. Súng là biểu
tượng cho chiến tranh, trăng là biểu tượng hòa bình. Cây súng ấy bảo
vệ cho vầng trăng hòa bình. Cuộc chiến đấu của ngày hôm
nay là để cho ánh trăng hòa bình ngày mai mãi tỏa sáng trên quê hương của
người lính. Hình ảnh ẩn dụ “Đầu súng trăng treo” tô đậm vẻ đẹp
của những cặp đồng chí đang đứng cạnh bên nhau. Chính tình đồng chí đã
làm cho người chiến sĩ cảm thấy cuộc đời vẫn đẹp, vẫn thơ mộng, tạo cho họ sức
mạnh chiến đấu và chiến thắng. =>
Hình tượng thơ “Đầu súng trăng treo là một sáng tạo đầy bất ngờ góp phần
nâng cao giá trị bài thơ, tạo được những dư vang sâu lắng trong lòng người đọc. 3.
Đánh giá thành công của tác phẩm: Với
nhịp chậm, giọng thơ hơi cao, ba câu thơ cuối của bài một lần nữa
khắc họa chân thực mà sâu sắc về hình ảnh người lính trong thời kì kháng chiến
chống Pháp. Ba câu thơ ngắn gọn, nhưng đẹp bởi sự cách sử dụng ngôn từ
giàu sức tạo hình, biểu cảm; âm hưởng thơ vừa rắn rỏi, vừa mềm mại
vừa thể hiện được cái kiên cường, mạnh mẽ của người lính, vừa thể hiện vẻ
nên thơ, lãng mạng của tâm hồn người lính. Chân dung người lính vệ quốc
trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp hiện lên thật đẹp đẽ qua những
vần thơ mộc mạc, chân tình mà gợi nhiều suy tưởng. C.Kết
bài -
Chính Hữu đã cho ta một cái nhìn chân thực về người lính chống Pháp, về
anh bộ đội Cụ Hồ một thời gian khổ mà hào hùng của dân tộc. Nhà thơ đã
vẽ lên bức chân dung của người lính với hai mặt tưởng như đối lập mà lại thống
nhất, hài hòa. Bức chân dung ấy của người lính kết tinh làm nên bức
tượng đài về người lính chống Pháp đau thương nhưng hào hùng của dân tộc. Bài
thơ xứng đáng là một trong những tác phẩm thi ca xuất sắc về đề tài người
lính và chiến tranh cách mạng của văn học Việt Nam. -
Bài thơ “Đồng chí” đặc biệt là ba câu kết như lời nhắn nhủ với mọi người:
Hãy biết nâng niu và gìn giữ những tình cảm đẹp trong cuộc sống, phải biết
kính trọng những người lính. |