Văn
bản:
CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG – Nguyễn
Dữ
Câu
1:
Nhan
đề “ TRUYỀN KÌ MẠN LỤC” : Ghi chép tản mạn những truyện có yếu tố kỳ lạ
hoang đường được lưu truyền trong dân gian.
Câu
2:
Phân
tích vai trò, ý nghĩa của chi tiết chiếc bóng trong văn bản: “Chuyện người con
gái Nam Xương”.
- Chiếc bóng trong câu chuyện có ý nghĩa đặc biệt vì đây là chi tiết tạo nên cách
thắt nút, mở nút hết sức bất ngờ.
+ Chiếc bóng là biểu hiện của tình yêu
thương, lòng chung thuỷ, trở thành nguyên nhân trực tiếp của nỗi đau oan khuất,
dẫn đến cái chết bi thảm của nhân vật (thắt nút).
+ Chiếc bóng làm nên sự hối hận của
chàng Trương và giải oan cho Vũ Nương (mở nút).
- Chính cách thắt, mở nút câu chuyện bằng chi tiết chiếc bóng đã làm cho cái chết của Vũ Nuơng thêm oan ức,
giá trị tố cáo đối với xã hội phong kiến nam quyền đầy bất công với nguời phụ
nữ càng thêm sâu sắc hơn.
Câu
3:
Chỉ
ra và phân tích ý nghĩa của các chi tiết hoang đường kỳ ảo trong câu chuyện.
- Cần chỉ ra đuợc các chi tiết kì ảo trong câu chuyện :
+ Phan Lang
nằm mộng rồi thả rùa
+ Phan Lang
gặp nạn, lạc vào động rùa, gặp Linh Phi, đuợc cứu giúp; gặp lại Vũ Nuơng, đợc
sứ giả của Linh Phi rẽ đuờng nuớc đa về duơng thế.
+ Vũ Nuơng
hiện về trong lễ giải oan trên bến Hoàng Giang giữa lung linh, huyền ảo rồi lại
biến mất.
- Ý nghĩ của các chi tiết huyền ảo:
+ Làm hoàn
chỉnh thêm nét đẹp vốn có của nhân vật Vũ Nuơng: nặng tình, nặng nghĩa, quan
tâm đến chồng con, khao khát đuợc phụ hồi danh dự.
+ Tạo nên một
kết thúc phần nào có hậu cho câu chuyện.
+ thể hiện uớc
mơ về lẽ công bằng ở đời của nhân dân
+ Tăng thêm ý
nghĩa tố cáo hiện thực của xã hội.
Câu 4: Lời nói của Đản: “Ô hay! Thế ra ông cũng là cho
tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít…
Trước đây, thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến…”.
- Câu nói phản ánh đúng ý nghĩ ngây thơ
của trẻ em: nín thin thít, đi cũng đi,
ngồi cũng ngồi (đúng như sự thực, giống như một câu đố giấu đi lời giải.
Người cha nghi ngờ, người đọc cũng không đoán được).
- Tài kể chuyện (khéo thắt nút mở nút)
khiến câu chuyện đột ngột, căng thẳng, mâu thuẫn xuất hiện.
- Trương Sinh giấu không kể lời con nói:
khéo léo kể chuyện, cách thắt nút câu chuyện làm phát triển mâu thuẫn.
-Ngay trong lời nói của Đản đã có ý mở
ra để giải quyết mâu thuẫn: “Người gì mà lạ vậy, chỉ nín thin thít”.
Câu
4 : Hãy phân tích ý nghĩa của các chi tiết
Vũ Nương hiện về trên bến sông cùng những lời nói của nàng khi kết thúc câu
chuyện.
- Câu nói cuối cùng của nàng : “Đa tạ tình
chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian đuợc nữa” là lời nói có ý nghĩa tố cáo
sâu sắc. Hiện thực xã hội đó không có chỗ cho nàng dung thân và làm cho câu
chuyện tăng tính hiện thực ngay trong yếu tố kì ảo : nguời chết không thể sống
lại đuợc.
Câu 5
: Nhân vật Trương Sinh: Điển hình cho quyền lực và tính cách
của người chồng trong chế độ phong kiến nam quyền: Gia trưởng, độc đoán, coi
thường nhân phẩm thậm chí coi thường cả mạng sống của vợ. Ngoài ra, Trương Sinh
còn là kẻ vô học, ghen tuông mù quáng,
vô lối.
Văn bản: HOÀNG
LÊ NHẤT THỐNG CHÍ - Ngô Gia Văn Phái
Câu 1 : Nhan đề: “Hoàng Lê nhất thống chí”: ghi chép
về sự thống nhất của vương triều nhà Lê
Câu 2 : Hình tượng Nguyễn Huệ:
-Yêu nước nồng nàn; quyết tâm đánh
đuổi giặc ngoại xâm cứu nước, cứu dân;
-Tài trí, dũng cảm: mưu cao mẹo
giỏi, hành binh thần tốc, chỉ huy quân sĩ trực tiếpchiến đấu và chiến thắng,
đại phá quân Thanh mùa xuận năm Kỉ Dậu(1789)
-Nhân cách cao đẹp vừa kiên quyết
vừa bao dung.
Đó là người anh hùng thể hiên sức
mạnh của dân tộc, nhân vật lịch sử kiệt xuất được khắc họa trung thực trong một
tác phẩm văn học trung đại.
Câu
3 : Chi tiết nào nói lên sự sáng suốt của
vua Quang Trung trong việc dùng người và
biểu hiện trí tuệ sáng suốt của Nguyễn Huệ ?
-
Cách
xử trí với các tướng sĩ tại Tam Điệp
- Phân tích đúng
tương quan giữa ta và địch và xét đoán người và dùng người
Câu 4
: Khi
nghe quân Thanh chiếm Thăng Long, Nguyễn Huệ định xuất quân ngay, nhưng lại
dừng lại để lên ngôi hoàng đế cho thấy
Nguyễn Huệ là người như thê nào ?
- Nguyễn Huệ đã biết nghe tướng
sĩ dù đang cơn giận. Ý kiến về việc lên ngôi, ân xá để lấy lòng người đã thuyết
phục Nguyễn Huệ vì đó là ý kiến sáng suốt. Nguyễn Huệ Đã thể hiện tính chất dn
chủ của một vị tướng.
Văn bản: TRUYỆN KIỀU – Nguyễn Du
Câu 1 : Truyện
Kiều còn có tên: “Đoạn trường Tân Thanh”
( Tiếng kêu mới đứt ruột )
Câu 2 : Trong hai bức chân dung của Thúy Vân và Thúy Kiều, em thấy bức chân dung
nào nổi bật hơn, vì sao?
- Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp ước lệ để ca ngợi cả hai
chị em Thúy vân, Thúy Kiều nhưng đậm nhạt khác nhau ở mỗi người, rõ ràng bức chân
dung của Thúy Kiều nổi bật hơn.
+
Đặc tả vẻ đẹp của Thúy Vân, Nguyễn Du tập trung miêu tả các chi tiết trên khuôn
mặt nàng bằng bút pháp ước lệ và nghệ thuật liệt kê -> Thuý Vân xinh đẹp,
thùy mị đoan trang, phúc hậu và rất khiêm nhường.
+Đặc
tả vẻ đẹp của Thuý Kiều, Nguyễn Du tập trung làm nổi bật vẻ đẹp của tài và
sắc.Tác giả vừa gợi vẻ đẹp hình thức, vừa gợi vẻ đẹp tâm hồn, -> Thúy Kiều
mang vẻ đẹp hoàn hảo có sức lôi cuốn mạnh mẽ.
- Cái tài của Nguyễn Du biểu hiện ở chỗ miêu
tả ngoại hình nhân vật làm hiện lên vẻ đẹp tính cách và tâm hồn. Và đằng sau
những tín hiệu ngôn ngữ lại là dự báo về số phận nhân vật.
Câu 3 : Trong đoạn trích "Chị em Thúy Kiều", tại sao tác giả Nguyễn
Du tả Thúy Vân trước, tả Thúy Kiều sau?
-Tác
giả miêu tả Vân trước, Kiều sau là dụng ý nghệ thuật của Nguyễn Du. Tác giả tả
vẻ đẹp của Vân để làm nền, tôn lên vẻ đẹp của Kiều. Trong văn học trung đại,
người ta gọi đây là nghệ thuật đòn bẩy ( Vẽ mây, nẩy trăng).
Câu 4 : Trong cảnh ngộ của mình khi ở lầu Ngưng
Bích, Kiều đã nhớ tới ai? Nàng nhớ ai trước, ai sau? Trình tự như thế có hợp lí
không, vì sao?
- Trong cảnh ngộ của mình khi
ở lầu Ngưng Bích kiều đã nhớ tới Kim Trọng và cha mẹ. Nàng nhớ Kim Trọng trước
khi nhớ cha mẹ.
- Là
người con có hiếu, lẽ ra ở nơi xa xôi, đất khách quê người, nhớ tới người thân,
trước hết Kiều phải nhớ đến cha mẹ. Nhưng Kiều đã đặt nỗi nhớ Kim Trọng lên
trước nỗi nhớ cha mẹ.Thoạt đọc thì thấy không hợp lí, nhưng đặt trong cảnh ngộ
Kiều lúc đó thì lại rất hợp lí. Bởi:
+
Trong cơn gia biến, Kiều đã hi sinh mối tình đầu đẹp đẽ để cứu gia đình, Kiều
đã phần nào “đền ơn sinh thành” cho cha mẹ.
+
Với Kim Trọng , Kiều luôn canh cánh bên mình vì cảm thấy đã phụ tình chàng và
có lỗi với chàng khi không giữ được lời hẹn ước. Nỗi đau ấy cứ vò xé tâm can
Kiều khiến Kiều luôn nghĩ đến Kim Trọng.
-
Nguyễn Du đã miêu tả khách quan tâm trạng nhớ thương của Thúy Kiều vượt qua
những định kiến của tư tưởng phong kiến: đặt chữ tình trước chữ hiếu. Qua đó,
thể hiện rõ sự tinh tế trong ngòi bút của Nguyễn Du, đồng thời cũng cho ta thấy
rõ sự cảm thông đối với nhân vật của tác giả.
Văn bản: LỤC VÂN TIÊN – Nguyễn Đình Chiểu
Câu 1 : *Hình tượng Lục Vân Tiên:
-Lí tưởng đạo đức cao đẹp, thể hiện
quan niệm lí tưởng và mơ ước của NĐC.
-Quan niệm phò đời giúp nước, giúp
dân, "kiến nghĩa bất vi - phi anh hùng", lí tưởng của đạo Nho.
-Trừng trị kẻ ác cứu người hoạn nạn,
cứu dân lầm than;
-Không mong sự đền đáp, khiêm tốn,
giản dị.
Câu 2 : Nêu cảm nhận của em về nhân vật Kiều Nguyệt Nga trong đoạn trích “Lục
Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”.
Với
tư cách là người chịu ơn, Kiều Nguyệt Nga cũng bộc lộ nhiều nét đẹp tâm hồn:
-
Một cô gái thuỳ mị, nết na, có học thức, cách xưng hô khiêm nhường ,nói năng
văn vẻ, mực thước, khuôn phép.
-
Một con người đằm thắm, ân tình, cư xử có trước có sau.
Câu 3 : Chép chính xác câu thơ nói lên quan điểm về người anh hùng của nhân vật
“Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”. Em hiểu câu thơ ấy như thế nào?
Câu
thơ nói rõ nhất quan niệm này của Nguyễn Đình Chiểu là:
Nhớ câu kiến ngãi bất vi
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng
-
Nội dung câu thơ: Thấy việc nghĩa mà không làm thì không phải là anh hùng.
- Quan
niệm anh hùng của Nguyễn Đình Chiểu: phải có tài trí phi thường để thấy hoạn
nạn thì sẵn sàng cứu giúp vô tư đem lại điều tốt đẹp cho mọi người, người anh
hùng phải là người hành động vì nghĩa, vì lẽ phải, vì lẽ công bằng.
Văn
bản: ĐỒNG CHÍ – Chính Hữu
Câu 1 : Ý nghĩa nhan đề :
Đó
là tên một tình cảm mới, đặc biệt xuất hiện và phổ biến trong những năm cách
mạng và kháng chiến. Đó là cách xưng hô phổ biến của những người lính, công
nhân, cán bộ từ sau Cách mạng. Đó là biểu tượng của tình cảm cách mạng, của con
người cách mạng trong thời đại mới.
Câu 2 : Hình ảnh người lính trong bài thơ “Đồng
chí”
-
Bài thơ về tình đồng chí đã cho ta thấy vẻ đẹp bình dị mà cao cả của người lính
cách mạng, cụ thể ở đây là anh bộ đội hồi đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Họ
là những người nông dân mặc áo lính, ra đi từ những miền quê nghèo khó “nước
mặn đồng chua”, “đất cày lên sỏi đá”.
-
Đất nước có chiến tranh, họ sẵn sàng cầm súng lên đường, để lại sau lưng quê
hương, công việc và tình cảm nhớ thương của người thân .
- Họ
là những người chiến sĩ cách mạng trải qua những gian khổ, thiếu thốn của cuộc
đời người lính.
-
Đẹp nhất ở họ là tình đồng chí, đồng đội sâu sắc, thân thiết.
Câu 3 : Nhận xét về hình ảnh thơ : Thương nhau tay nắm lấy bàn tay
- Đây
là một cử chỉ rất cảm động chứa chan tình cảm chân thành. Nó không phải cái bắt
tay thông thường mà là hai bàn tay tự tìm đến với nhau truyền cho nhau hơi ấm
để vượt lên buốt giá, những bàn tay như biết nói.
Hình
ảnh những bàn tay nắm lấy nhau chặt chẽ kia nói lên sức mạnh vô địch mà kẻ thù
phải khiếp sợ, đó là cái tình người thực tế nhất, đẹp đẽ nhất, đáng quí nhất
của quân đội ta.
Câu 4 : Cảm nhận về ý nghĩa của tiếng cười trong bài thơ:
- Hoàn cảnh mà người lính nở nụ cười: tiếng cười được cất lên trong hoàn cảnh vô cùng khó khắn thiếu thốn. Nghệ thuật hoán dụ trong hai câu thơ đầu giúp người đọc cảm nhận sự khó khăn gian khổ ấy. Đó là bối cảnh chung của cuộc đời kháng chiến thời kì đầu
- Ý nghĩa tiếng cười:
+ Khẳng định tinh thần lạc quan, sự bất chấp khó khăn gian khổ của người lính
+ Tiếng cười giúp người lính thêm niềm tin sức mạnh, ý chí nghị lực để tiếp tục chiến đấu
+ Trao truyền cho nhau hơi ấm của tình đồng chí đồng đội
==> Dùng tiếng cười để khẳng định vẻ đẹp và sức mạnh của đồng chí đồng đội cao cả thiêng liêng
- Hoàn cảnh mà người lính nở nụ cười: tiếng cười được cất lên trong hoàn cảnh vô cùng khó khắn thiếu thốn. Nghệ thuật hoán dụ trong hai câu thơ đầu giúp người đọc cảm nhận sự khó khăn gian khổ ấy. Đó là bối cảnh chung của cuộc đời kháng chiến thời kì đầu
- Ý nghĩa tiếng cười:
+ Khẳng định tinh thần lạc quan, sự bất chấp khó khăn gian khổ của người lính
+ Tiếng cười giúp người lính thêm niềm tin sức mạnh, ý chí nghị lực để tiếp tục chiến đấu
+ Trao truyền cho nhau hơi ấm của tình đồng chí đồng đội
==> Dùng tiếng cười để khẳng định vẻ đẹp và sức mạnh của đồng chí đồng đội cao cả thiêng liêng
Câu 5: Giá trị nghệ thuật của hình ảnh hoán dụ mang tính nhân hoá
trong câu thơ: “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”
(Tham
khảo bài tập làm văn)
Hình
ảnh “ giếng nước gốc đa” đã tô đậm sự
gắn bó yêu thương của người lính với quê hương . Hình ảnh ấy vừa được sử dụng
như một phép hoán dụ ( Giếng nước gốc đa
biểu hiện cho làng quê Việt Nam – quê hương người lính ) , vừa được sử dụng như
một phép nhân hoá ( giếng nước gốc đa biết nhớ nhung người lính ) . Nó giúp người lính diễn
tả một cách hồn nhiên và tinh tế tâm hồn mình. Giếng nước gốc da kia nhớ người
ra lính hay chính tấm lòng người ra đi
không nguôi nhớ về quê hương và đã tạo cho giếng nước gốc đa một tâm hồn ? Quả
thực giữa người chiến sĩ và quê hương đã có một mối giao cảm vô cùng ssâu sắc
đậm đà . Tác giả như đang gợi lên hai tâm tình đang soi vào nhau đến tận
cùng.
Câu 6: Giá trị nghệ thuật của hình ảnh ẩn dụ « Đầu
súng trăng treo ».
-
Hình ảnh thơ hết sức độc đáo và lí thú , vừa hiện
thực vừa lãng mạn bay bổng. Súng và trăng cách xa nhau trong không gian , thế nhưng lại được xếp cạnh nhau.
Súng là biểu tượng cuộc chiến đấu đầy gian khổ, trăng là biểu tượng cho cuộc
sống thanh bình.
Hình ảnh đó vừa có caí lạnh của
rừng hoang sương muối, vừa có cái trắng trẻo tuyệt vời của lí tưởng chiến đấu,
vừa có cái ấm áp , nồng hậu của tình người, tình đồng chí. Quả thật , ngọn lửa
ấm áp của trái tim những người lính đã xua tan cái lạnh khắc nghiệt của thiên
nhiên cái gian khổ hiểm nguy của cuộc chiến và đưa những người đồng đội
xích lại gần nhau hơn. Rõ ràng tình đồng chí đã làm đời người lính đẹp đẽ thơ
mộng giữa thực taị khắc nghiệt.
Văn
bản: BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE
KHÔNG KÍNH – Phạm
Tiến Duật
Câu 1 : Ý nghĩa nhan đề :
Bài
thơ có một nhan đề khá dài, tưởng như có chỗ thừa nhưng chính nhan đề ấy lại
thu hút người đọc ở cái vẻ lạ, độc đáo của nó. Nhan đề bài thơ đã làm nổi bật
rõ hình ảnh của toàn bài: những chiếc xe không kính. Hình ảnh này là một sự phát hiện thú vị của tác giả, thể hiện sự gắn bó
và am hiểu của nhà thơ về hiện thực dời sống chiến tranh trên tuyến đường
Trường Sơn. Nhưng vì sao tác giả còn thêm vào nhan đề hai chữ “Bài thơ”? Hai
chữ “bài thơ” nói lên cách nhìn, cách khai thác hiện thực của tác giả: không phải chỉ viết về những chiếc xe không
kính hay là cái hiện thực khốc liệt của
chiến tranh, mà chủ yếu là Phạm Tiêến Duật muốn nói về chất thơ của hiện thực ấy,
chất thơ của tuổi trẻ Việt Nam dũng cảm, hiên ngang, vượt lên những thiếu thốn, gian khổ, khắc
nghiệt của chiến tranh.
Câu 2 : Cảm nhận tiếng cười trong bài thơ :
- Hoàn cảnh người lính bộc lộ nụ cười: cuộc kháng chiến chống Mĩ vô cùng khó khăn gian khổ, vô cùng cam go khốc liệt. Tuyến đường Trường Sơn trở thành huyết mạch cho sự chi viện sức người sức của từ miền Bắc vào miền Nam. Trên con đường ấy có sự gặp gỡ của hàng triệu thanh niên yêu nước, của những trái tim cùng một nhịp đập hướng về miền Nam thân yêu. Niềm vui của thế hệ trẻ Việt Nam là được "xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước"
- Ý nghĩa tiếng cười:
+ Tiếng cười khẳng định nét tinh nghịch, ngang tàng trong tâm hồn người lính lái xe
+ Tiếng cười tạo nên sự hóm hỉnh lạc quan, tạo nên sự khúc khích, cái khúc khích thuộc về thế hệ trẻ Việt Nam
+ Tiếng cười còn bộc lộ tinh thần lạc quan, bất chấp gian khổ, hiểm nguy của người lính
- Hoàn cảnh người lính bộc lộ nụ cười: cuộc kháng chiến chống Mĩ vô cùng khó khăn gian khổ, vô cùng cam go khốc liệt. Tuyến đường Trường Sơn trở thành huyết mạch cho sự chi viện sức người sức của từ miền Bắc vào miền Nam. Trên con đường ấy có sự gặp gỡ của hàng triệu thanh niên yêu nước, của những trái tim cùng một nhịp đập hướng về miền Nam thân yêu. Niềm vui của thế hệ trẻ Việt Nam là được "xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước"
- Ý nghĩa tiếng cười:
+ Tiếng cười khẳng định nét tinh nghịch, ngang tàng trong tâm hồn người lính lái xe
+ Tiếng cười tạo nên sự hóm hỉnh lạc quan, tạo nên sự khúc khích, cái khúc khích thuộc về thế hệ trẻ Việt Nam
+ Tiếng cười còn bộc lộ tinh thần lạc quan, bất chấp gian khổ, hiểm nguy của người lính
Văn
bản: ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ - Huy Cận
Câu 1 : Ý nghĩa nhan đề :
Đoàn thuyền đánh cá là hình ảnh con người trong thời đại” con
người mới,lao động mới”.đó là khúc tráng ca thể hiện niềm tin , niềm vui cuộc
sống mới.
Văn
bản: BẾP LỬA
– Bằng Việt
Câu 1 : Ý nghĩa nhan đề :
Hình ảnh này rất quen thuộc đối với mỗi gia đình Việt Nam thời xưa
và còn thể hiện một tình cảm rất đẹp rất thiêng liêng.Đó là tình bà cháu.Nhà
thơ ở xa đã gửi gắm tình cảm của mình với bà mình ở quê nhà.
Câu 2 : Hãy nêu nhận xét về hình ảnh tượng trưng của hình tượng “bếp lửa”.
Hình
ảnh bếp lửa vốn là hình ảnh thật của bếp lửa mà ngày ngày người bà nhen lửa nấu
cơm. Nhưng bếp lửa lại trở thành hình ảnh tượng trưng, gợi lại tất cả những kỷ
niệm ấm áp của hai bà cháu. Lửa thành ra ngọn lửa tình yêu, lửa niềm tin, ngọn
lửa bất diệt của tình bà cháu, tình quê hương đất nước. Bếp lửa mà người bà ấp
iu hay chính là tình yêu thương mà bà nâng niu dành tất cả cho cháu, từ việc
dạy cháu làm, chăm cháu học, bảo cháu nghe. Bếp lửa cũng là nơi bà nhóm lên
tình cảm, khát vọng cho người cháu. Nhóm lửa do đó cũng vừa có nghĩa thực, vừa
có ý nghĩa tượng trưng.
Câu 3 : Hình ảnh bếp lửa gợi lại những kỷ niệm nào giữa bà và
cháu? Vì sao người cháu có “ngọn lửa trăm tàu, có lửa trăm nhà, có niềm vui
trăm ngả mà vẫn không quên nhắc về bếp lửa”?
Hình
ảnh bếp lửa gợi lại trong lòng cháu kỷ niệm về năm lên bốn tuổi đói kém, bếp
khói hun nhèm mắt. Rồi những mùa vải chín, chim tu hú kêu, những câu chuyện kể
của bà. Những việc bà dạy bảo, bà chăm cháu học, bà lo lắng cho mọi người. Bếp
lửa gợi lại những niềm vui của nồi xôi gạp mới, niềm yêu thương, những tâm tình
tuổi thơ. Bếp lửa tượng trưng cho tình cảm vững bền của bà cháu, tình quê hương
sâu nặng. Chính vì thế, khi người cháu đi xa, có những niềm vui mới, có những
tình cảm mới, có những bến bờ mới, nhưng vẫn không thể quên bếp lửa, nơi ủ sẵn
tình cảm bà cháu, quê hương.
Văn
bản: ÁNH TRĂNG - Nguyễn Duy
Câu 1 : Ý nghĩa nhan đề :
-Ánh trăng là hình ảnh đẹp của thiên nhiên với tất cả những gì là
thi vị, gần gũi, hồn nhiên, tươi mát.
-Nhưng nhan đề “ánh trăng” còn thực sự sâu sắc, ý nghĩa bởi vầng
trăng ấy còn là biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình - kí ức gắn với cuộc kháng
chiến chống Mĩ cứu nước cam go mà hào hùng. Ánh trăng lặng lẽ toả sáng trong
bài thơ len lỏi vào những nơi khuất lấp trong tâm hồn con người để thức tỉnh họ
nhận ra những điều sai trái, hướng con người ta đến với những giá trị đích thực
của cuộc sống.
Câu 2 : : Hình ảnh vầng trăng trong bài
thơ tượng trưng cho điều gì? Ý nghĩa khái quát của bài thơ “Ánh trăng”.
-
HÌnh ảnh vầng trăng trong bài thơ trước hết là vầng trăng của tự nhiên. Nhưng
vầng trăng còn là biểu tượng của quá khứ đầy tình cảm, khi con người trần trụi
giữa thiên nhiên, hồn nhiên, không so đo, tính toán. Trăng tượng trưng cho quá
khứ ân tình, cho những tình cảm lớn lao mộc mạc nhưng bất tử, sáng trong mãi
mãi.
- Bài
thơ “Ánh trăng” là tâm sự của Nguyễn Duy, là suy ngẫm của nhà thơ trước sự đổi
thay của hoàn cảnh sống, khi mà con người từ chiến tranh trở về cuộc sống hoà
bình. Ánh trăng cảnh báo hiện tượng suy thoái về tình cảm, sẽ dẫn đến suy thoái
lối sống, suy thoái đạo đức. Nó nhắc nhở con người cần thuỷ chung với quá khứ,
với những điều tốt đẹp của quá khứ (không có mới nới cũ).
Văn
bản: LÀNG – Kim Lân
Câu 1 : . Ý nghĩa nhan đề :
Nhan
đề của truyện là “Làng” không phải là “Làng Dầu” vì nếu là “làng Dầu” thì vấn
đề mà tác giả đề cập tới chỉ nằm trong phạm vi nhỏ hẹp, cụ thể ở một làng. Dụng
ý của tác giả muốn nói tới một vấn đề mang tính phổ biến ở khắp các làng quê,
có trong mọi người nông dân. Bởi thế “làng” là nhan đề hợp lý với dụng ý của
tác giả. Qua đó ta hiểu chủ đề của truyện: ca ngợi tình yêu làng quê tha thiết
của những người nông dân Việt Nam trong kháng
chiến chống Pháp.
Như
vây, nhan đề “làng” vừa nói lên được cái riêng là tình yêu làng của ông Hai,
đồng thời qua cái riêng ấy, cũng nói lên
được cái chung : tấm lòng của những người dân quê đất Việt.
Câu 2
: Truyện ngắn
Làng đã xây dựng được một tình huống truyện làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng
quê và lòng yêu nước ở nhân vật ông Hai. Đó là tình huống nào? Nhận xét về nghệ
thuật xây dựng tình huống truyện của tác giả?
- Truyện Làng đã xây dựng được một tình huống truyện
làm bộc lộ sâu sắc tình cảm yêu làng, yêu nước ở người nông dân. Ông Hai trong
truyện là người rất yêu cái làng chợ Dầu của mình, luôn hãnh diện khoe về làng,
ấy thế mà ông lại phải nghe cái tin làng ông theo giặc, lập tề từ miệng những
người tản cư dưới xuôi lên.
- Nhận xét: Tình huống ấy khiến ông đau xót, tủi hổ,
day dứt trong sự xung đột giữa tình yêu làng quê và tình yêu nước, mà tình cảm
nào cũng mãnh liệt, thiết tha. Đặt nhân vật vào tình huống gay gắt ấy, tác giả
đã làm bộc lộ sâu sắc cả hai tình cảm nói trên ở nhân vật và cho thấy tình yêu
nước, tinh thần kháng chiến lớn rộng bao trùm lên tình yêu làng, nó chi phối và
thống nhất, mọi tình cảm khác trong con người Việt Nam thời kháng chiến.
Câu 3
: Ngôi kể của truyện ngắn Làng và tác tác
dụng của việc chọn ngôi kể
Truyện ngắn Làng được kể theo ngôi thứ 3
và này ta thấy lời trần thuật lời nhân vật có sự thống nhất về sắc thái giọng
điệu do truyện được trần thuật chủ yếu theo điểm nhìn của nhân vật ông Hai .
Việc chọn ngôi kể thứ 3 vừa làm cho truyệnmang tính khách quan vừa làm cách
trần thuật linh hoạt tự nhiên có nhiều chi tiết sinh hoạt đời sống hàng ngày
xen với mạch tâm trạng khiến truyện sinh động hơn.
Văn
bản: LẶNG LẼ SA PA - Nguyễn Thành Long
Câu 1 : Ý nghĩa nhan đề :
-Vẻ
đẹp của Sa Pa, vẻ đẹp lặng lẽ, êm đềm và rất thơ mộng, lặng lẽ mà không hề
quạnh hiu.
-
Khắc hoạ vẻ đẹp của những con người lao động lặng thầm. Những công việc, thành
quả mà học đạt được cũng hết sức bình dị, họ làm việc say mê không hề nghĩ đến
nghỉ ngơi và cũng không cần ai biết đến mình. Họ là những con người rất đỗi
khiêm tốn, những anh hùng vô danh.
=>Nhan
đề giúp ta cảm nhận sâu sắc hơn vẻ đẹp của những con người nơi Sa Pa lặng lẽ. «
Lặng lẽ » được đưa lên đầu câu để nhấn mạnh vẻ đẹp thầm lặng, bình dị của họ.
Và phải chăng đó cũng là nhịp sống bình yên, êm ả của vùng đất xa xôi và thơ mộng ấy.
Câu 2
: Nhận xét về
cốt truyện và tình huống cơ bản của truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa".
Truyện “LLSP” có cốt truyện rất đơn giản, xoay quanh
một tình huống gặp gỡ bất ngờ giữa ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ với anh thanh
niên làm công tác ở trạm khí tượng trên đỉnh Yên Sơn thuộc Sa Pa. Nhân vật
chính của truyện – anh thanh niên chỉ hiện ra trong chốc lát nhưng để lại cho
các nhân vật khác trong truyện những tình cảm tốt đẹp. Tình huống gặp gỡ này là
cơ hội thuận tiện để nhân vật chính được hiện ra qua sự quan sát, suy nghĩ của
những nhân vật khác, đặc biệt là ông họa sĩ già. Chính vì thế nhân vật chính
không chỉ hiện ra một cách tự nhiên mà còn được soi chiếu, đánh giá từ cái nhìn
và cảm xúc của những nhân vật khác, rồi lại tác động đến tình cảm và suy nghĩ
của những nhân vật ấy.
Câu 3
: Nét đặc sắc trong nghệ thuật trần thuật của truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa".
- Điểm
đáng chú ý trong nghệ thuật trần thuật của truyện ngắn này là truyện được trần
thuật chủ yếu từ điểm nhìn và ý nghĩa của nhân vật ông hoạ sĩ. Vì vậy, dù không
phải là nhân vật chính nhưng nhân vật ông hoạ sĩ có vị trí quan trọng trong
truyện. Cùng với nhân vật anh thanh niên, các nhân vật khác (bác lái xe, cô kĩ
sư trẻ mới ra trường, ông hoạ sĩ) và cả những nhân vật gián tiếp như ông kĩ sư
ở vườn ra dưới Sa Pa, anh cán bộ kĩ thuâậ nghiên cứu về sét) đều góp phần thể
hiện chủ đề và tư tưởng của tác phẩm.
- Các nhân vật trong truyện đều không có tên riêng, chỉ
được nhà văn gọi theo giới tính và tuổi tác (anh thanh niên, cô kĩ sư nông
nghiệp, ông hoạ sĩ già...) => Dụng ý của tác giả muốn người đọc liên tưởng
đến những nhân vật tốt đẹp mà trong truyện không phải chỉ là những cá nhân
riêng lẻ mà là số đông. Điều này tăng thêm sức khái quát đời sống của câu
chuyện.
Văn
bản: CHIẾC LƯỢC NGÀ - Nguyễn
Thành Long
Câu 1 : Ý nghĩa nhan đề :
“Chiếc
lược ngà” là cầu nối tình cảm giữa hai cha con ông Sáu. Chiếc lược ngà là kỉ
vật của người cha vô cùng yêu con để lại cho con trước lúc hy sinh....
Chiếc
lược ngà là minh chứng cho tình cảm giữa hai cha con ông Sáu.Chiếc lược của hi
vọng và niềm tin, là quà tặng của người đã khuất....
Câu 2
: Truyện ngắn
« Chiếc lược ngà » đã sáng tạo được tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên, hợp
lí. Đó là tình huống nào ? Tình huống ấy đã thể hiện tâm trạng của người cha và
đứa con như thế nào ? )
Truyện
ngắn đã thể hiện tình cha con sâu sắc của hai cha con ông Sáu trong hai tình
huống:
- Tình
huống thứ nhất: hai cha con gặp nhau sau tám năm xa cách, nhưng thật trớ trêu
là bé Thu không nhận cha, đến lúc em nhận ra và biểu lộ tình cảm thắm thiết thì
ông Sáu lại phải ra đi. Đây là tình huống cơ bản của truyện.
- Tình
huống thứ hai: ở khu căn cứ, ông Sáu dồn tất cả tình yêu thương và mong nhớ đứa
con vào việc làm cây lược ngà để tặng con, nhưng ông Sáu đã hy sinh khi chưa
kịp trao món quà ấy cho con gái.
=> Nếu
tình huống thứ nhất bộc lộ tình cảm mãnh liệt của bé Thu với cha thì tình huống
thứ hai lại biểu lộ tình cảm sâu sắc của người cha với đứa con.
Câu 3 : Ngôi kể của truyện ngắn “Chiếc lược ngà” và tác tác dụng của việc chọn
ngôi kể
Tác giả đã kể chuyện từ nhân vật
“tôi” (bác Ba) – người bạn thân chiến đấu của ông Sáu, một người chứng kiến
toàn bộ câu chuyện. Việc sử dụng ngôi kể này tạo được giọng điệu kể chuyện thủ
thỉ tâm tình, gợi cảm giác chân thực, gần gũi với người đọc. Khi cần có thể bày
tỏ trực tiếp cảm xúc, thái độ đối với sự kiện và nhân vật. Câu chuyện trở nên
đáng tin cậy. Người kể hoàn toàn điều khiển nhịp kể.