Đề: Em hãy đóng vai Trương Sinh kể lại cuộc đời mình, có
sử dụng yếu tố miêu tả.
BÀI LÀM
Tôi là Trương Sinh ở
Nam Xương, cùng quê với Vũ Thị Thiết, sau này là vợ tôi. Câu chuyện thương tâm
của gia đình tôi đã xảy ra cách đây mấy năm, nhưng mỗi lúc nghĩ đến, tôi vẫn thấy
dường như mới chỉ xảy ra hôm qua.
Vũ Nương là một cô
gái nết na, thuỳ mị và xinh đẹp. Khuôn mặt nàng thanh tú, đôi mắt đen dịu hiền,
mái tóc dày óng mượt. Nàng đẹp một vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm và phúc hậu. Tôi
đem lòng yêu mến nàng nên đã xin mẹ cưới nàng về làm vợ. Nàng là một người vợ
hiểu lễ giáo, phép tắc, nói năng nhỏ nhẹ, một lòng thương chồng, phụng dưỡng mẹ
già nên dù tôi có tính đa nghi nhưng gia đình tôi luôn được êm ấm.
Cuộc sống của chúng
tôi đang êm ềm trôi qua thì chiến tranh xảy ra, tôi phải ghi tên tòng quân. Buổi
tiễn đưa, nàng buồn rười rượi, lòng trĩu nặng lo âu, phiền muộn. Nàng thương
tôi phải đi vào nơi gió cát nghìn trùng xa cách, đói rét, bệnh tật. Nàng lo cho
tôi rồi đây giáp mặt với giặc dữ, cận kề cái chết. Nàng không mong tôi lập công
được đeo ấn phong hầu mà chỉ mong tôi bình an trở về. Tay nàng nắm chặt áo tôi
chẳng rời, mắt nàng rưng rưng khiến tôi cầm lòng không được. Giờ phút chia tay
đã đến. Tôi dứt áo ra đi, nàng thẫn thờ nhìn theo, mắt nhoà lệ. Tôi vừa đi vừa
ngoái lại, bóng dáng nhỏ bé của người vợ hiền dần khuất sau ngàn dâu xanh thẳm.
Lòng tôi nhớ thương, chua xót không cùng.
Khi tôi đang ở nơi
khói lửa chiến trường thì Vũ Nương đến kì đã sinh được một bé trai. Cháu được đặt
tên là Đản. Nhưng mẹ tôi, vì quá nhớ thương tôi mà ốm đau mòn mỏi. Vũ Nương đã
thay tôi hết lòng thuốc thang, động viên nhưng vì bệnh tình trầm trọng, cụ đã
qua đời. Hàng xóm kể lại, Vũ Nương rất mực thương xót, lo ma chay chu tất như
cha mẹ đẻ. Nàng là một người trọn tình, vẹn nghĩa, trọn đạo hiếu khiến tôi càng
yêu thương, nể phục.
Cuối cùng, tôi cũng
được bình an trở về sau bao nhiêu gian khổ hiểm nguy. Mấy năm xa cách nhớ
thương, nay đoàn tụ, vợ chồng mừng mừng, tủi tủi. Hay tin mẹ qua đời, lòng tôi
buồn khổ quá. Tôi hỏi thăm mộ mẹ rồi bế con đi viếng. Dọc đường, bé Đản khóc,
tôi dỗ : Nín đi con, bà mất, lòng cha buồn khổ lắm rồi. Bé Đản liền nói tôi
không phải là cha nó, cha nó là người trước đây đêm nào cũng đến bên mẹ. Tôi
choáng váng. Đất dưới chân tôi như sụp xuống. Tôi cứ nghĩ Vũ Nương là một người
vợ ngoan hiền, đức hạnh, ngờ đâu nàng trở nên hư hỏng như vậy sao? Tôi bỗng thấy
căm giận Vũ Nương. Mối nghi ngờ trong tôi mỗi lúc càng được thổi bùng lên,
không có cách gì dập tắt được. Về đến nhà, tôi la mắng om sòm cho hả giận. Vũ
Nương bàng hoàng sửng sốt. Nàng vừa khóc vừa thanh minh : Thiếp vốn con nhà
nghèo khó, được nương tựa nhà giàu, vẫn lấy sự nết na thuỳ mị, công dung ngôn hạnh
làm đầu. Vợ chồng sum họp chưa được bao lâu, chia xa chỉ vì lửa binh chứ không
vì lí do gì khác. Trong ba năm cách biệt, thiếp một mực giữ gìn tiết hạnh,
không tô son điểm phấn, không bén gót chốn chơi bời hoa liễu, một mực nhớ
thương và chung thuỷ với chàng. Xin chàng hãy tin thiếp, đừng nghi oan cho thiếp
mà tội nghiệp. Nhưng bao nhiêu lời nói chân thật ấy cũng không làm dịu được mối
nghi ngờ trong tôi. Hàng xóm thương Vũ Nương cũng ra sức bênh vực và biện bạch
cho nàng, nhưng tôi không nghe ai hết. Ngọn lửa hờn ghen đốt cháy mọi cảm xúc,
ý nghĩ của tôi. Tôi mắng nhiếc không tiếc lời rồi đánh đuổi nàng đi. Cảm thấy
không thể thuyết phục được tôi, Vũ Nương bất đắc dĩ nói trong đau đớn, xót xa,
cay đắng rằng : Nàng đã nương dựa vào tôi là vì mong có một gia đình đầm ấm, hạnh
phúc. Nhưng bây giờ, trâm gãy bình tan, tình cảm vợ chồng sứt mẻ, nàng không
còn mặt mũi nào mà sống ở trên đời này thêm nữa. Rồi nàng tắm gội sạch sẽ, ra bến
Hoàng Giang than khóc, thề nguyền và gieo mình xuống sông tự vẫn.
Về phần tôi, mối nghi
ngờ không chỉ làm hại Vũ Nương mà còn làm khổ tôi, dằn vặt tôi không phút nào
yên. Tuy giận Vũ Nương thất tiết nhưng khi nàng tự vẫn, tôi cảm thấy lòng đau
nhói. Tôi lang thang đi tìm vớt xác nàng nhưng không thấy tăm hơi. Hoá ra, lời
thỉnh cầu của nàng đã linh nghiệm. Thần linh thấu hiểu và thương tình đã cho
các nàng tiên dưới thuỷ cung cứu vớt, cho nàng nương nhờ trong cung điện của
Linh Phi.
Hai cha con tôi sống
những ngày tháng cô đơn, buồn bã đằng đẵng. Một đêm, phòng không vắng vẻ, tôi
ngồi dưới ngọn đèn khuya, bóng in trên vách. Bé Đản thấy thế liền chỉ tay lên
chiếc bóng và nói : Cha Đản lại đến kia kìa! Tôi ngỡ ngàng rồi hiểu ra. Hỡi ơi,
tôi đã hại chết Vũ Nương rồi! Tôi đau đớn, ân hận, xót xa, day dứt vô hạn. Bây
giờ tôi mới hiểu vợ tôi bị oan, rằng nàng đã chết trong nỗi oan ức và tuyệt vọng.
Nhưng việc đã lỡ rồi, tôi chẳng biết làm gì hơn là đau khổ, buồn thương, day dứt.
Một hôm, Phan Lang -
người cùng làng tôi đến kể cho tôi nghe là đã gặp Vũ Nương dưới thuỷ cung. Ban
đầu tôi không tin, nhưng khi chàng đưa chiếc hoa vàng cho tôi, tôi sửng sốt vì
đó chính là vật vợ tôi đem theo lúc ra đi. Phan Lang nói, Vũ Nương vẫn cảm thấy
tủi cực vì chưa được minh oan, vẫn thương nhớ chồng con, đau xót ứa nước mắt
khi nghe kể cảnh buồn tủi của cha con tôi, cảnh nhà cửa, vườn tược hoang vu, phần
mộ mẹ cha cỏ gai rợp mắt... Được biết nàng vẫn thương nhớ chồng con, tôi rất
vui. Lòng tôi chứa chan hi vọng được gặp lại nàng. Tôi làm theo lời nhắn của
nàng, lập một đàn giải oan ở bến sông, những mong nàng sẽ tha thứ cho lỗi lầm của
tôi mà trở về, để tôi có thể bù đắp lại những đau khổ, thiệt thòi mà tôi đã gây
ra cho nàng. Quả nhiên, Vũ Nương đã trở về. Giữa dòng Hoàng Giang mênh mông
sóng nước bỗng hiện lên một chiếc kiệu hoa vàng lộng lẫy, rực rỡ. Nàng ngồi
trên chiếc kiệu hoa ấy, mắt phượng mày ngài, dáng vẻ thanh thoát, cử chỉ khoan
thai như một nàng tiên. Theo sau nàng, hơn 50 chiếc xe cờ tán, võng lọng rực rỡ
đầy sông, lung linh trong ánh nến thoáng ẩn, thoáng hiện. Cả dòng sông như một
lâu đài nguy nga tráng lệ mà nàng là người chủ lâu đài đó. Tôi vội gọi, khẩn
thiết, chới với. Nàng nghe tiếng tôi nhưng cứ đứng giữa dòng, đôi mắt buồn thăm
thẳm. Rồi nàng nói vọng vào, cảm tạ tình tôi, nhưng đã hứa với Linh Phi nên
không trở về trần gian được nữa. Tôi đau khổ quá mức, nhưng còn biết làm sao được.
Tuy vẫn còn thương nhớ nhau nhưng cốc nước đầy một khi đã đổ xuống đất thì dù
có cố gắng thế nào cũng không thể vớt lại cho đầy được. Giữa chúng tôi đã có những
khoảng cách không thể nào bù đắp.
Còn chưa hết cay đắng,
ngậm ngùi thì khói sương đã phủ, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần rồi biến mất.
Câu chuyện của tôi,
những sai lầm của tôi là có thật. Tôi đã đánh mất hạnh phúc của mình. Kể ra câu
chuyện đau lòng này, tôi chỉ muốn mọi người đừng xử sự nông nổi, cả giận mất
khôn như tôi. Hãy tin yêu con người, thực lòng yêu thương người thân để gia
đình không rơi vào những bi kịch đau đớn.
Đề: Em hãy đóng vai Vũ Nương kể lại cuộc đời mình, có sử
dụng yếu tố miêu tả.
BÀI LÀM
Tôi tên là Vũ Thị Thiết còn được gọi là Vũ Nương, quê ở
Nam Xương. Cuộc đời của tôi đầy hạnh phúc nhưng cũng chứa đầy nước mắt.Tôi là một
người phụ nữ nông thôn bình thường với nhiều ước mơ .Mọi người trong làng yêu mến
thường khen tôi là nết na, thuỳ mị, xinh đẹp. Họ cầu mong cho tôi sẽ lấy được một
người chồng xứng đáng và được hưởng hạnh phúc.
Tôi đã gặp và thành vợ
chàng Trương. Chàng rất mực yêu thương tôi, nhưng lại cũng rất đa nghi. Biết vậy,
tôi cố gắng từ lời ăn tiếng nói cho đến hành động đều giữ đúng khuôn phép nên
gia đình luôn được êm ấm.
Cuộc sống của tôi
đang êm ềm trôi qua thì chiến tranh xảy ra, chồng tôi phải ghi tên tòng quân.
Buổi tiễn chồng ra biên ải, lòng tôi trĩu nặng lo âu, phiền muộn. Nghĩ chàng phải
đi vào nơi gió cát nghìn trùng xa cách, đói rét, bệnh tật, việc quân khó liệu,
thế giặc khôn lường, lòng tôi thương chàng vô hạn. Tôi không mong chàng lập
công để được ấn phong hầu mà chỉ mong chàng bình an trở về là tôi đã thoả nguyện.
Giờ phút chia tay đã hết. Chàng dứt áo ra đi, tôi thẫn thờ dõi theo bóng chàng,
mắt nhoà lệ, lòng tái tê chua xót.
Ngày tháng khắc khoải
trôi qua. Trong lòng tôi, mùa xuân tươi vui bướm lượn đầy vườn ; hay mùa đông
giá băng ảm đạm, mây che kín núi cũng chỉ là một, bởi nỗi nhớ chàng luôn đằng đẵng,
thường trực trong lòng. Đến kì sinh nở, tôi sinh được một bé trai và đặt tên
cháu là Đản. Nhưng mẹ chồng tôi, vì nhớ thương con mà ốm đau mòn mỏi. Tôi đã hết
lòng thuốc thang, động viên nhưng vì bệnh tình trầm trọng, cụ đã qua đời. Cảm động
trước tình mẫu tử thiêng liêng mẹ dành cho chồng tôi, xót thương mẹ vô hạn, tôi
đã lo ma chay chu tất cho mẹ.
Sau bao nhiêu chờ đợi
mỏi mòn, nhớ thương khôn xiết, cuối cùng Trương Sinh đã trở về. Tôi vô cùng
sung sướng và hạnh phúc. Nhưng cuộc đời, có ai mà đoán trước được số phận.
Chàng về tới nhà, biết mẹ đã qua đời liền bế con đi viếng mộ mẹ. Lúc trở về,
chàng bỗng dưng nổi giận la mắng om sòm. Chàng cho rằng tôi đã phản bội chàng,
không giữ tình yêu chung thuỷ với chàng. Tôi bàng hoàng sửng sốt. Nước mắt tôi ứa
ra. Tôi vừa khóc thổn thức vừa giải thích : Thiếp vốn con nhà nghèo khó, được
nương tựa nhà giàu, vẫn lấy sự nết na thuỳ mị, công dung ngôn hạnh làm đầu. Vợ
chồng sum họp chưa được bao lâu, chia xa chỉ vì lửa binh chứ không vì lí do gì
khác.Trong ba năm cách biệt, thiếp một mực giữ gìn tiết hạnh, không tô son điểm
phấn, không bén gót chốn chơi bời, một mực nhớ thương và chung thuỷ với chàng.
Xin chàng hãy tin thiếp, đừng nghi oan cho thiếp mà tội nghiệp. Nhưng bao nhiêu
lời nói chân thành, tha thiết cũng không làm chàng tin. Hàng xóm thương tôi
cũng bênh vực và biện bạch giúp nhưng rốt cuộc chẳng có kết quả gì. Chàng mắng
nhiếc tôi thậm tệ rồi đánh đuổi tôi đi. Lòng tôi đau đớn, xót xa, cay đắng đến
tuyệt vọng.
Tôi đã nương dựa vào
chàng những mong có một gia đình đầm ấm, hoà thuận, hạnh phúc. Nhưng giờ đây,
trâm gãy bình tan, tình cảm vợ chồng sứt mẻ. Dù vẫn thương chồng, thương con
tha thiết, nhưng tôi đâu còn mặt mũi nào mà sống ở trên đời này thêm nữa. Nghĩ
vậy, tôi bèn tắm gội sạch sẽ rồi ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời mà than rằng
: Con duyên phận hẩm hiu, bị chồng con ruồng bỏ. Nếu con giữ gìn trinh tiết mà
bị oan thì khi thác xuống xin được làm Mị Nương hoặc cỏ Ngu mĩ. Nếu con phản bội
chồng con thì chết đi xin làm mồi cho cá tôm, diều quạ và chịu để mọi người phỉ
nhổ. Sau đó, tôi gieo mình xuống sông tự vẫn. Thần linh thấu hiểu và thương
tình đã cho các nàng tiên dưới thuỷ cung cứu vớt, cho tôi nương nhờ trong cung
điện của Linh Phi.
Xuống thiên cung, tôi
gặp lại Phan Lang - người cùng làng. Nghe Phan Lang kể gia cảnh chồng con tôi,
nhà cửa, vườn tược hoang vu, phần mộ mẹ cha cỏ gai rợp mắt, lòng tôi xót
thương, ai oán. Được biết chàng Trương đã hiểu đúng ngọn ngành sự việc và vẫn
thương nhớ tôi, tôi rất vui, bối rối nhưng lại cũng cảm thấy tủi cực bởi mình vẫn
chưa được minh oan. Khi Phan Lang trở lại trần gian, tôi bèn gửi cho Trương
Sinh một chiếc hoa vàng và nhắn chàng nếu còn nhớ tới chút tình xưa nghĩa cũ
xin lập một đàn giải oan ở bến sông, tôi sẽ về. Trương Sinh liền làm theo. Tôi
ngồi trên kiệu hoa về gặp chàng. Thấy tôi, chàng vội gọi. Nhìn chàng và nghe tiếng
chàng gọi, lòng tôi bồi hồi, xót xa khôn xiết. Nhưng giữa chúng tôi đã có một
khoảng cách không sao hàn gắn được. Tôi cũng đã thề với đức Linh Phi nên không
thể trở về nhân gian được nữa. Tôi tạ ơn chàng đã lập đàn giải oan rồi quay lại
thuỷ cung dù trong lòng còn bao lưu luyến cõi trần.
Đề: Dựa vào văn bản Kiều ở lầu Ngưng Bích, em hãy kể lại
tâm trạng của Thuý Kiều, có sử dụng yếu tố miêu tả và miêu tả nội tâm.
BÀI LÀM
Sau khi bị Mã Giám
Sinh lừa gạt, bị Tú Bà ép tiếp khách làng chơi, Thuý Kiều đau đớn, tủi nhục tìm
đến cái chết. Tú Bà sợ mất vốn vội khuyên can, vờ hứa hẹn sẽ gả nàng cho một
người tử tế. Mụ đưa Kiều ra sống ở lầu Ngưng Bích, thực chất là giam lỏng, lập
mưu buộc nàng sống cảnh “ cuộc vui suốt tháng; trận cười thâu đêm “.
Lầu Ngưng Bích là chiếc
lầu hoang vắng, nằm trơ trọi giữa bốn bề mênh mông trời nước. Nó cao ngất nghểu,
đứng trên lầu như sắp với được mặt trăng. Từ trên lầu nhìn ra chỉ thấy những
dãy núi mờ xa, những cồn cát bụi bay mù mịt. Thuý Kiều sống ở đó, sớm làm bạn với
trời mây, đêm làm bạn với ngọn đèn, thui thủi một mình một bóng.
Cô đơn, Thuý Kiều nhớ
tới Kim Trọng, người đã cùng nàng thề nguyền gắn bó rồi chính nàng đã phụ lời
nguyền. Giờ này chắc hẳn Kim Trọng vẫn đang chờ mong tin tức của nàng, đâu biết
rằng nàng đã phải bán mình vào nơi nhơ bẩn, một mình bơ vơ nơi góc biển chân trời.
Nàng đau đớn nghĩ, tấm lòng son trong trắng dành cho Kim Trọng nay đã bị dập
vùi hoen ố, biết bao giờ gột rửa cho sạch mà còn mong xứng đáng với chàng ?
Buồn thương, Kiều nhớ
đến cha mẹ. Nàng thương cha xót mẹ sáng chiều tựa cửa trông ngóng tin con. Nàng
xót xa nghĩ, lúc cha mẹ tuổi già sức yếu lẽ ra mình phải ở bên để đỡ đần, phụng
dưỡng thì nay lại phải xa xôi cách biệt. Nàng tự hỏi, không biết giờ đây ai
đang chăm sóc cha mẹ, ai là người trời nóng bức thì quạt cho cha mẹ ngủ, trời lạnh
giá thì vào nằm trước trong giường cho ấm chiếu chăn để cha mẹ được yên giấc? Kể
từ ngày xa cha mẹ đến nay đã mấy mùa mưa nắng. Quê nhà chắc đã nhiều sự đổi
thay. Cha mẹ mỗi ngày thêm già yếu, mà con thì lưu lạc xứ người... Nghĩ đến
đây, lòng nàng vô cùng đau đớn, nghĩ mình đã phụ công sinh thành nuôi dưỡng.
Buồn bã, nàng trông
ra cửa biển. Chiều buông, cả một vùng nước non bát ngát, hoang vắng. Xa xa,
thuyền ai thấp thoáng lúc ẩn, lúc hiện. Thuyền ơi đi về đâu ? Nàng ngước nhìn
lên ngọn thác, ngọn nước vừa đổ xuống xô đẩy cánh hoa lạc loài tan tác trôi
xuôi. Hoa ơi trôi về đâu ? Nàng trông sang nội cỏ, chân mây, mặtđất... Tất cả,
tiếp nối nhau thành một màu xanh rợn ngợp. Cuối cùng, nàng trông xuống mặt duềnh.
Ngọn gió thổi mạnh cuốn theo sóng biển ầm ầm, thét gào xung quanh như một dự
báo hãi hùng về số phận, cuộc đời nàng.
Đề: Trong mơ, em đã lạc vào chốn du xuân và gặp gỡ chị em
Thuý Kiều trong tiết thanh minh. Em hãy kể lại cuộc gặp gỡ thú vị đó.
BÀI LÀM
Chưa đọc xong cho bà
nghe một đoạn Kiều, tôi đã ngủ lúc nào không biết. Tôi thấy mình đang đứng giữa
một vùng trời đất bao la rộng lớn trong một buổi sáng mùa xuân.
Cảm giác như hơi thở
mùa xuân vương trên vạn vật. Bầu trời trong xanh, từng tia nắng xuân lấp lánh đậu
trên những cành cây, sương long lanh treo trên từng ngọn biếc. Khí trời mát mẻ
và trong trẻo. Từng đàn chim én ríu rít chao liệng giữa bầu trời như muốn tận
hưởng hết sắc xuân. Tôi phóng tầm mắt ra xa và choáng ngợp trước một khung cảnh
còn tuyệt diệu hơn. Một tấm thảm óng mượt như nhung được dệt từ muôn ngàn sợi
tơ làm từ cỏ non trải rộng khắp mặt đất, hắt lên nền trời một sắc xanh bất tận.
Trên cái nền xanh vô tận ấy, một vài bông hoa lê trắng muốt điểm xuyết khoe sắc
cùng vạn vật. Có lẽ chỉ có khoảnh khắc này đây, mùa xuân mới đẹp đến thế, tươi
tắn và tinh khôi đến thế. Buổi sáng mùa xuân diễm lệ và tươi sáng quá. Bất chợt,
hai câu Kiều văng vẳng bên tai tôi :
Cỏ non xanh tận chân
trời
Cành lê trắng điểm một
vài bông hoa.
Tôi mải mê đi, mải mê
ngắm cảnh, rồi không biết tự lúc nào chân đã lạc bước vào một khung cảnh lễ hội
náo nức. Tiết thanh minh, người người, nhà nhà du xuân thưởng ngoạn cảnh đẹp ;
viếng thăm, sửa sang phần mộ để tưởng nhớ những người thân đã khuất. Cảnh tượng
nhộn nhịp, nô nức, ríu rít như chim oanh chim én mùa xuân. Nơi gặp lại linh hồn
những người đã khuất cũng là nơi hội ngộ của những người đang sống, nơi tụ hội
tuổi thanh xuân. Từng đoàn người trẻ tuổi, nam thanh nữ tú, trai tài gái sắc;ngựa
xe như nước, áo quần như nêm; dập dìu gặp gỡ, hẹn hò... Tưởng như một mùa vui
đang bao trùm cả nhân gian, trời đất.
Tôi như mê đi cùng với
cảnh vật. Lòng mỗi lúc thêm xốn xang. Chân cuốn theo dòng người tảo mộ. Đâu đâu
cũng thấy ;thoi vàng vó rắc, tro tiền giấy bay. Đang bước, tôi bỗng khựng lại.
Không thể tin vào mắt mình, dường như..., không, chắc chắn rồi, kia là 3 chị em
nàng Kiều của cụ Nguyễn Du: Vương Quan, Thuý Vân và Thuý Kiều. Tôi nhận ra Thuý
Vân và Thuý Kiều giữa muôn người qua lại bởi vẻ đẹp mười phân vẹnmười không dễ
thấy ở hai nàng. Này đây, rõ ràng là nét trang trọng khác vời, khuôn trăng đầy
đặn, nét ngài nở nang, phúc hậu của nàng Vân. Còn đây đúng là vẻ đẹp;sắc sảo mặn
mà; nghiêng nước nghiêng thành với làn thu thuỷ, nét xuân sơn chỉ có ở nàng Kiều.
Quả thật,mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười. Họ thướt tha, yêu kiều, e lệ
trong những bộ xiêm y lộng lẫy. Họ rực rỡ trong ánh nắng xuân, nổi bật giữa
dòng người du xuân trẩy hội đông đúc. Khi họ xuất hiện giữa lễ hội, thiên nhiên
dường như càng đẹp hơn, bầu trời như trong xanh hơn, chim én thêm rộn ràng tung
cánh và cỏ cây hoa lá cũng như muốn rung rinh, toả hương theo gót hai nàng. Họ
đi đến đâu, những ánh mắt ngưỡng mộ, yêu mến đổ dồn theo đến đấy. Tôi bèn ráng
hết sức, rẽ đám đông tiến lại gần chị em Thuý Kiều và cất tiếng chào :
- Em chào hai chị,
chào anh. Hai chị và anh đi chơi có vui không ạ ?
Ba người nhìn tôi, mỉm
cười thân thiện rồi nhẹ nhàng gật đầu :
- Chào em. Vui lắm em
ạ... Chúc em đi chơi vui nhé...
Tôi chưa kịp đáp lại,
dòng người đã đẩy tôi ra xa. Tôi đành tìm một nơi thoáng đãng đứng dõi mắt theo
hai nàng. Mãi ngắm họ, tôi quên mất thời gian trôi qua, trời về chiều từ lúc
nào không biết. Mặt trời ngả bóng về phía tây. Khắp không gian đang dần khoác
lên mình tấm áo màu hoàng hôn vàng êm dịu. Rồi không khí nhộn nhịp, tưng bừng của
buổi du xuân thưa vắng dần. Ngày vui đi qua trả lại sự yên lành và chút lặng lẽ
vốn có nơi mộ địa.
May sao trên đường trở
về tôi lại gặp chị em Thuý Kiều. Tôi định chạy tới tiếp tục chuyện trò với họ,
nhưng có một cái gì đó ngăn tôi lại. Hai nàng Kiều dường như chưa muốn về. Họ
bâng khuâng bước, vừa đi vừa tha thẩn ngắm cảnh lúc chiều buông. Hoàng hôn thường
gợi trong lòng ta cảm giác buồn thương, tàn tạ. Cuộc du xuân thưởng cảnh vừa
náo nức, tưng bừng là thế, giờ đã lặng lẽ chìm vào cô tịch. Tâm trạng hai nàng
Kiều chắc không khỏi lưu luyến, hụt hẫng. Dù cảnh vẫn đẹp, vẫn nên thơ với dòng
nước uốn quanh;nhịp cầu nho nhỏ nhưng có cái gì đó đã mất, đã thiếu vắng. Bước
chân thơ thẩn trên dặm đường về của hai nàng, đặc biệt trong cái dáng đăm chiêu
thẫn thờ của Thuý Kiều như ẩn chứa nỗi bồi hồi khôn tả. Dường như nàng đang
mong ngày vui đừng qua nhanh, những điều tốt lành luôn ở lại. Nhưng số phận Kiều
thì tôi đã biết rồi.
Lòng tôi bỗng nao nao
thương cảm. Tôi không thể hiểu được vì sao một người con gái tài sắc vẹn toàn bậc
nhất như Thuý Kiều lại phải chịu định mệnh cay đắng oan khiên vào loại bậc nhất
như vậỵ ? Liệu lúc này đây, nàng đã có linh cảm gì về cuộc đời hoa trôi, bèo dạt
tan tác giữa dòng sau này hay chưa ... Không, tôi phải nói cho nàng biết, nhất
định tôi phải nói cho nàng biết trước để nàng chống trả lại số phận.Nàng Kiều
ơi ! Nàng Kiều ơi !.... Tôi cứ gọi, gọi mãi, còn hai nàng Kiều thì cứ đi, xa dần,
xa dần rồi nhạt nhoà trong ánh chiều bảng lảng.
Tôi vùng chạy theo,
nhưng bị vấp ngã.
- Mẹ cha mày, lại mơ
phải không con ? - Bà tôi hỏi khi tôi choàng tỉnh giấc.
- Bà ơi, cháu đã mơ
được gặp hai nàng Kiều trong tiết thanh minh. Cháu mơ thấy mùa xuân đẹp lắm, và
hai nàng Kiều thì y hệt Nguyễn Du tả, nghiêng nước nghiêng thành! Cháu muốn chạy
theo mách trước cho họ những điều tai ương sẽ gặp sau này, nhưng chạy mãi, chạy
mãi mà không theo kịp...
Bà tôi an ủi :
- Cháu của bà ! ở vào
thời của Thuý Kiều, những đau khổ oan khiên kia khó có thể tránh được. Còn bây
giờ, điều đó là có thể bởi người phụ nữ đã làm chủ được số phận của mình và được
thông cảm, chia sẻ nhiều hơn.
Đề: Từ văn bản Chị em Thuý Kiều, em hãy kể chuyện tài sắc
chị em Thuý Kiều bằng lời của mình.
BÀI LÀM
Vương Ông và Vương Bà
sinh được hai cô con gái đầu lòng vô cùng xinh đẹp. Cô chị tên là Thuý Kiều, cô
em tên là Thuý Vân. Cả hai nàng vóc dáng mảnh mai, thanh tú như cây hoa mai;
tinh thần trắng trong, tinh khiết như tuyết. Mỗi người đẹp một vẻ, không ai giống
ai. Vẻ đẹp của họ đạt đến mức lí tưởng, hoàn mĩ, trọn vẹn mười phân vẹn mười,
tưởng như không còn gì có thể đẹp hơn.
Trước hết nói về Thuý
Vân. Thuý Vân đẹp một vẻ đẹp phúc hậu, đoan trang, quý phái hơn người. Khuôn mặt
nàng đầy đặn, ngây thơ, trong sáng như trăng rằm ; nét lông mày cong, đậm; miệng
cười tươi như hoa nở ; tiếng nói trong trẻo như ngọc rung ; mái tóc đen óng, mượt
mà hơn mây ; làn da trắng mịn màng hơn tuyết. Nét nào ở nàng cũng hoàn hảo hơn
những vẻ đẹp vốn có trong trời đất.
Thuý Vân đã đẹp thế,
nhưng Thuý Kiều còn đẹp hơn. Cả tài và sắc Thuý Kiều đều nổi bật hơn em. Thuý
Kiều đẹp sắc sảo mặn mà. Một vẻ đẹp nổi bật, có sức hấp dẫn, cuốn hút mạnh mẽ
người khác. Đôi mắt nàng trong biếc, xanh thăm thẳm như làn nước mùa thu dợn
sóng. Đôi lông mày thanh tú càng tôn thêm vẻ đẹp sâu thẳm của đôi mắt. Đôi mắt ấy
thể hiện cái sắc sảo của trí tuệ, sự mặn mà của tâm hồn nàng. Vẻ đẹp của nàng
khiến hoa phải ghen ghét vì thua sắc thắm, liễu phải đố kị vì kém xanh; khiến
người ta ngẩn ngơ, nghiêng nước nghiêng thành.
Không chỉ đẹp, Kiều
còn rất có tài. Vốn sinh ra, Thuý Kiều đã là một cô gái tài giỏi thông minh.
Theo quan niệm thẩm mỹ phong kiến, người tài là người hội đủ cả bốn khả năng :
cầm, kỳ, thi, hoạ. Thuý Kiều là người tài theo đúng nghĩa đó. Nàng biết làm
thơ, vẽ tranh, biết ca ngâm, thành thạo âm nhạc và đặc biệt ở lĩnh vực nào cũng
xuất sắc hơn người. Nàng thuộc lòng các cung bậc âm thanh ngón đàn điêu luyện.
Tự tay nàng đã soạn thảo một bản nhạc có tên là Bạc mệnh nói về người phận mỏng,
xấu số khiến ai nghe cũng phải sầu não, buồn thương rơi lệ.
Gia đình Vương Viên
ngoại thuộc tầng lớp phong lưu, nền nếp. Hai nàng thiếu nữ họ Vương dù xuân xanh
đã sắp đến tuổi lấy chồng nhưng vẫn sống một cuộc sống yên bình, phẳng lặng,
khuôn phép : Êm đềm trướng rủ, màn che - Tường đông ong bướm đi về mặc ai.
Đề : Dựa vào đoạn trích “Cảnh ngày xuân” hãy kể về việc
chị em Thúy Kiều đi du xuân và dự lễ trong tiết thanh minh và trở về trong buổi
hoàng hôn. Bài viết có sử dụng yếu tố miêu tả tự nhiên hợp lí.
Bài làm
Nhà viên
ngoại họ Vương có hai người con gái xinh đẹp, yêu kiều và đều đang ở độ tuổi
thanh xuân. Người em là Thúy Vân,, mang một vẻ đẹp nhân hậu, trang trọng. Người
chị là Thúy Kiều lại sắc sảo, mặn mà, so bề tài sắc lại là phần hơn. Mỗi người
một vẻ, đều mang vẻ đẹp lý tưởng, hoàn thiện trong chân dung và
toàn mỹ trong phẩm hạnh.
Nhân dịp
Tết thanh minh, hai chị em Kiều rủ nhau đi chơi xuân. Ngày xuânn trôi qua mau
như con thoi dệt cửi, thắm thoắt đã sang tháng ba. Tiết xuân ấm áp, đã không
còn cái oi bức của mùa hè, cái se lạnh của mùa thu hay giá buốt của mùa đông.
Trong tháng này, những cánh én vẫn rộn ràng bay liệng giữa bầu trời rộng bao
la, mang theo cái hơi ấm của mùa xuân. Ẩn nấp dưới không gian đầy khoáng đạt,
trong trẻo, những tia sáng tuyệt đẹp, diệu kì của mùa xuân như đang tỏa ánh hào
quang rực rỡ bao trùm vạn vật. Dù mùa xuân đã trôi qua hơn sáu mươi ngày nhưng
ánh sáng ấy vẫn mạnh mẽ, kiên trì tỏa một sự bình yên, ấm áp đến lạ kỳ. Trên
nền không gian ấy, nổi bật lên một bức họa tuyệt đẹp về những thảm cỏ non xanh
tươi, được mẹ thiên nhiên ban tặng một sức sống mãnh liệt. Màu xanhh óng chuối,
mỡ màng như đang vận động, cựa quậy để tuôn trào sức sống vào bầu trời xanh
thẳm, rộng đến khôn cùng. Những thảm cỏ nối đuôi nhau bạt ngàn, trải rộng tựa
như một cây cầu vĩ đại nối liền mặt đất với bầu trời, cùng hòa hợp để tận hưởng
cái không khí tươi vui của mùa xuân. Sắc xanh của bầu trời và sắcc xanh của cỏ
cây như vẽ vào trong lòng người một bức tranh xuân ngọt ngào, rực rỡ sắc màu.
Trong không gian rộng lớn ấy, điểm suốt một màu trắng thuần khiết của những
bông hoa lê rung rinh trước gió. Đó là sắc trắng – sức sống của mùa xuân khiến
con người như thấy được mầm sống đang cựa quậy, bừng tỉnh sau một giấc ngủ đông
dài. Màu trắng là biểu tượng của sự tinh khôi, trong trẻo, nếu thiếu đi nó thì
mùa xuân sẽ không còn cái thanh mát, dịu nhẹ như trước. Màu trắng ấy lại tô
điểm cho bức tranh xuân. Sự hòa quyện giữa xanh và trắng khiến cho bức tranh
như được mở ra với chiều cao của bầu trời, chiều rộng của những bãi cỏ xanh và
được thu gần trên một cành hoa lê mới nở. Trước một cảnh đẹp nên thơ ấy, lòng
người sao không khỏi xao xuyến. Mở lòng mình theo âm hưởng du dương của mùa
xuân, sức xuân thiên nhiên như gọi dậy sức xuân của lòng người.
Cùng với
nhịp bước của mùa xuân, hai chị em Thúy Kiều cũng hòa vào dòng mình đi lễ, trảy
hội. Trong tiết thanh minh, mọi người đi tảo mộ, viếng và sửa sang phần mộ của
người thân. Không khí đông vui, rộn ràng như thêm phần náo nhiệt khi đoàn người
trảy hội đều là những “tài tử giai nhân” ,nam thanh nữ tú. Trên con đường
nhỏ, ngựa xe đi lại tấp nập, ai cũng muốn trong tiết trời xuân ấm áp dành thời
gian để nhớ về tiên nhân, tri ân những công lao của người đã khuất. Những nén
hương được thắp lên, những thoi vàng, tiền giấy được rắc ra như những cây cầu
nối liền giữa âm và dương để nhắc nhở con cháu không bao giờ được quên quá khứ,
nguồn cội của mình. Đó là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ ngàn đời
nay.
Thời gian
trôi đi, mặt trời dần ngả về phía tây, hoàng hôn đã bảng lảng khắp đất trời.
Chị em Thúy Kiều cùng nhau trở về nhà. Ánh nắng hồng ban mai của buổi sáng đã
nhường chỗ cho những tia sáng yếu ớt để lại trên những cành cây muôn vệt nắng
mờ. Hai chị em bước đi thật chậm, nhẹ nhàng, thướt tha, yêu kiều như vẫn
còn luyến tiếc cho một ngày du xuân. Trong buổi hoàng hôn, thay cho sự rộn
ràng, nhộn nhịp của ban ngày là một không khí bình yên, êm ả đến nao lòng. Hai
chị em bước đi trên con đường men theo một dòng suối nhỏ, uốn mình như dải lụa.
Cuối ghềnh là một cây cầu vắt ngang như một nét thơ tạc vào đất trời.
Khung cảnh
chiều xuân man mác một nỗi u buồn, nhuốm một chút nhạt phai. Thúy Kiều thấy
lòng mình xôn xao, tĩnh lặng lại trong những suy nghĩ, thương cảm trước một tấm
mồ vô chủ. Cuộc du xuân với nàng không chỉ đơn giản là ngắm nhìn đất trời, thu
vào lòng mình cái tình với thiên nhiên mà còn là mở lòng ra đón lấy những
âm thanh trong trẻo của tình yêu, xao xuyến trong tình thương người…
Trần Ngọc Anh – lớp 9A4
Trườn THCS Giảng Võ – Hà Nội
Đề :Hóa thân thành thúy kiều kể lại đoạn trích
"Kiều ở lầu Ngưng Bích"
BÀI LÀM
Từ một thiếu nữ tài sắc
sống trong cảnh "êm đềm trước rủ màn che", sau khi tự nguyện bán mình
để cứu cha, tôi rơi vào tay Mã Giám Sinh và Tú Bà mụ chủ lầu xanh. Do chưa ép
được tôi tiếp khách làng chơi, Tú Bà đưa tôi ra ở lầu Ngưng Bích để xoa dịu và
thực hiện âm mưu mới..
Lầu Ngưng Bích thật
thơ mộng, nhưng lại hoang vắng đến rợn người.Ngồi trên lầu cao, tôi nhìn phía
trước chỉ thấy núi non trùng điệp, ngẩng lên phía trên là vầng trăng như sắp chạm
đầu, nhìn xuống phía dưới là những đoạn cát vàng trải dài vô tận, lác đác như
“bụi hồng” nhỏ bé. Cả một không gian mênh mông, hoang vắng không một bóng người
tôi càng thấy cô đơn, trơ trọị. Trong cái không gian rợn ngợp và thời gian dài
dặc, quẩn quanh "mây sớm đèn khuya" gợi vòng tuần hoàn khép kín của
thời gian, tất cả như giam hãm con người, như khắc sâu thêm nỗi đơn côi khiến tôi
càng thấy "bẽ bàng" chán ngắt, buồn tủi.. Tôi đau buồn, xấu hổ, tủi
thẹn với thiên nhiên, với lòng mình, với những người thân yêu. Tôi chẳng biết
tâm sự cùng ai. Sớm và khuya, ngày và đêm tôi thui thủi một mình nơi đất khách
quê người, chỉ còn biết làm bạn với mây và đêm.
Tôi nhớ tới Kim Trọng,
nhớ tới quãng thời gian hạnh phúc bên nhau, nhớ đến những lới thề nguyền dưới
ánh trăng vằng vặc. Tôi dường như đắm chìm trong tâm trạng nhớ nhung. Tôi thương Kim Trọng đang mong chờ mình vô vọng,
không biết tôi đã lỗi hẹn xưa.Nhưng thương chàng rồi lại thương mình. Thương
mình bơ vơ bên trời góc bể, càng nuối tiếc mối tình đầu, càng hiểu rằng tấm son
mà tôi dành cho chàng Kim chẳng bao giờ nguôi ngoai. Không chỉ vậy mà tấm son
đã bị hoen ố của tôi đến khi nào mới rửa cho được. Tôi đau đớn xót xa.ân hận, tủi
hổ.
Rồi tôi nhớ đến cha mẹ,
thương cha mẹ ngày ngày tựa cửa ngóng trông, thương cho cha me ngày càng già,
day dứt không được ở cận kề chăm sóc. Nỗi xót thương da diết và day dứt trong
tôi khôn nguôi vì không thể quạt nồng, ấp lạnh, phụng dưỡng song thân khi già yếu.
Nơi quê nhà giờ chắc tất cả đã đổi thay.
Cha mẹ thì mỗi người thêm một già yếu mà tôi thì chẳng thể ở bên chăm sóc. Giờ
đây khoảng cách không gian giữa tôi và cha mẹ diệu vợi.Buồn biết bao khi phải dấn
thân vào nơi vô định. Buồn biết bao khi phải mãi mãi xa cách người yêu. Buồn biết
bao khi có cha, mẹ mà không được phụng dưỡng sớm hôm. Một nỗi buồn mênh mông
như đè nặng, bao quanh lấy tôi. Nhìn đâu tôi cũng thấy buồn, cảnh vật dù có đổi
thay nhưng nỗi buồn của tôi thì như cố định. Tôi cảm nhận được những gì sẽ đến
với mình như một định mệnh không sao thoát ra được.
Tôi nhớ thương cha mẹ,
quê hương mong ước có ngày đoàn tụ và trông ra cửa bể lúc chiều hôm.Không
gian mênh mông và thời gian buồn bã. Giữa khung cảnh ấy chỉ có một con thuyền
vô định và hiện hữu với cánh buồm thấp thoáng xa xa như một ảo ảnh. Cảnh càng
làm tôi buồn nhớ về cha mẹ, quê nhà xa cách, nỗi cô đơn và khát khao sum họp.
Cánh hoa trôi man mác trên ngọn nước mới sa gợi trong lòng tôi nỗi buồn về thân
phận trôi nổi của tôi không biết rồi sẽ bị trôi dạt, bị vùi dập ra sao.Tôi đau đớn cho thân phận của mình và đưa mắt nhìn bãi cỏ
trước lầu.Cả nội cỏ trải ra mênh mông một màu vàng úa gợi tới sự héo tàn, buồn
bã. Màu xanh nhàn nhạt trải dài từ mặt đất tới chân mây không phải màu xanh của
sự sống của hy vọng mà chỉ gợi nỗi chán ngán vô vọng vì cuộc sống vô vị, tẻ nhạt,
cô quạnh này không biêé bao giờ mới kết thúc. Cảnh mờ mịt cũng giống như tương
lai mờ mịt, thân phận nội cỏ hoa héo của tôi. Và tôi nghe con sóng nổi lên ầm ầm sau cơn gió.Âm thanh của
tiếng sóng "ầm ầm" dữ dội va vào vách đá như đang ở dưới ngay dưới
"ghế ngồi" của tôi. Tôi lo sợ, kinh hãi trước sóng gió, bão táp của
cuộc đời này sắp đổ xuống đầu mình.
Đề: Em hãy đóng vai Kiều Nguyệt Nga kể lại buổi gặp nạn
được Lục Vân Tiên giải thoát.
BÀI LÀM
Tôi là Kiều Nguyệt
Nga, con gái tri phủ Hà Khê. Cha tôi vốn nghiêm khắc; ông muốn sắp đặt chuyện
tình duyên của tôi nên cho gọi tôi từ quê nhà ở huyện Tây Xuyên qua Hà Khê để
yên bề gia thất. Tôi dù không muốn nhưng phận làm con phải vâng lời cha mẹ liền
đem theo cô hầu Kim Liên lên đường. Đường xa, phận gái yếu liễu đào tơ, nếu chẳng
may giữa đường gặp chuyện chẳng lành thì biết xoay sở làm sao ? Nghĩ thế tôi thấy
rờn rợn.
Quả như điều tôi lo lắng,
khi xe đến một quãng đường vắng xa nhà cửa không người qua lại, bất thình lình
một toán cướp từ đâu xông tới chặn trước xe quát tháo, đòi vàng bạc. Tôi và Kim
Liên vô cùng hoảng sợ. May thay, đúng lúc đó, một tiếng quát sang sảng vang lên
:
- Lũ côn đồ kia, hãy
dừng tay ! Giữa ban ngày ban mặt sao dám chặn đường cướp bóc dân lành ?
Bọn cướp thấy thế liền
quay lại quát nạt, vây đánh chàng trẻ tuổi. Nhưng chàng trai, với cây gậy trong
tay tả xung hữu đột đánh tan bọn cướp khiến chúng phải bỏ chạy tháo thân. Lúc
đó tôi mới hoàn hồn, vui mừng khôn xiết. Chàng là ai nhỉ ? Chàng tên gì ? Chàng
đi đâu, sao lại dám một mình xông vào bọn cướp ? Sao lại ra tay cứu giúp khi
chưa rõ trong xe là ai ? Liệu đây có phải là duyên trời không ?
Kim Liên khóc nức nở
trong xe. Nghe tiếng khóc, chàng tiến lại hỏi han ân cần :
- Ai than khóc trong
xe vậy ?
Kim Liên đáp :
- Cô con chúng tôi là
người lương thiện, gặp kẻ hung đồ, may có công tử ra tay cứu giúp. Đa tạ ơn
công tử cứu mạng.
Nghe vậy, chàng đáp :
- Ta đã trừ bọn lâu
la rồi, giờ thì không còn sợ gì nữa. Nhưng khoan, nàng đừng ra, nàng là phận
gái cứ ngồi trong đó không phải ra làm gì. Chẳng hay tên nàng là gì, nàng là
con gái nhà ai, thân liễu yếu đào tơ sao đi đâu dặm trường vắng vẻ thế này ?
Tôi nghẹn ngào trong
nước mắt :
- Thưa công tử, tiện
thiếp tên Kiều Nguyệt Nga, còn đây là đầy tớ tên Kim Liên. Quê thiếp ở tận Tây
Xuyên, cha thiếp làm tri phủ Hà Khê. Cha cho gọi thiếp qua đó để yên bề gia thất.
Làm phận con đâu dám trái lời cha mẹ. Chẳng may giữa đường gặp nạn, may được
công tử giải nguy. Nếu không trinh tiết, phẩm giá gìn giữ một đời cũng đã bỏ đi
rồi.
Nói rồi, tôi sửa soạn
khăn áo thưa tiếp :
- Mời công tử ngồi tạm
trước xe để cho tiện thiếp được lạy tạ tỏ lòng biết ơn người cứu nạn. Thiếp chẳng
biết làm thế nào cho phải . ở đây, gặp gỡ giữa đường chẳng có bạc vàng, gấm
vóc. May sao, Hà Khê cũng không xa lắm, xin chàng theo thiếp về bên đó để thiếp
được dịp trả ơn chàng.
Chàng cười nói :
- Nàng chớ bận tâm
làm gì. Ta làm ơn đâu phải để trông chờ trả ơn. Là đấng nam nhi, thấy việc
nghĩa không làm thì đâu còn xứng mặt !
Nói xong, chàng cáo
biệt. Tôi vẫn chưa biết tên chàng, ơn này bao giờ trả được ?
Đề: Em hãy chuyển thể văn bản Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguỵệt
Nga bằng thơ thành văn bản tự sự, có sử dụng yếu tố miêu tả và đối thoại.
BÀI LÀM
Ánh mặt trời đã lên
cao tự lúc nào, người đi đường thấp thoáng sau rặng tre xa xa. Bầu trời trong vắt,
những đám mây trôi nhè nhẹ. Từng đàn cò trắng nhẹ nhàng hạ cánh xuống cánh đồng
lúa đang thì con gái. Hai bên bờ sông, rặng liễu rũ bóng thướt tha. Thầy trò Lục
Vân Tiên vừa đi vừa ngắm cảnh. Bỗng từ xa chàng nhìn thấy một toán hung đồ đang
vây quanh một cỗ xe song mã. Vân Tiên rảo bước bẻ một cành cây bên đường chạy tới
và quát lớn :
- Lũ côn đồ kia, hãy
dừng tay ! Giữa ban ngày ban mặt sao dám chặn đường cướp bóc dân lành ?
Bọn cướp nghe tiếng
quát quay ra. Tên cầm đầu tên là Phong Lai lớn tiếng nạt nộ :
- Thằng nào dám quát
tháo vậy ? Khôn hồn thì cuốn xéo khỏi đây ngay.
Nói rồi, hắn trừng mắt
sai bọn đàn em vây đánh Vân Tiên. Vân Tiên tả xung hữu đột, trong chốc lát đã
phá tan vòng vây. Bọn cướp bỏ chạy tán loạn. Tướng cướp Phong Lai trở tay không
kịp bị Vân Tiên phạt cho một gậy.
Bọn cướp đã đi rồi,
không gian yên tĩnh. Vân Tiên nghe tiếng một người con gái khóc trong xe. Chàng
đến gần và hỏi :
- Ai than khóc trong
xe vậy ?
- Đa tạ ơn công tử cứu
mạng. Cô, con chúng tôi là người lương thiện, gặp kẻ hung đồ, may được công tử
ra tay cứu giúp.
Vân Tiên động lòng
thương cảm. Chàng nói :
- Ta đã trừ bọn lâu
la rồi, giờ thì không còn sợ gì nữa. Nhưng khoan, nàng đừng ra, nàng là phận
gái cứ ngồi trong đó không phải ra làm gì. Chẳng hay tên nàng là gì, nàng là
con gái nhà ai, thân gái liễu yếu đào tơ lại đi đâu dặm trường vắng vẻ thế này
? Hai nàng ai là thầy, ai là tớ ?
Trong xe có tiếng thổn
thức đáp lời :
- Thưa công tử, thiếp
tên Kiều Nguyệt Nga, còn đây là đầy tớ tên là Kim Liên. Quê thiếp ở tận Tây
Xuyên, cha thiếp làm tri phủ ở Hà Khê. Cha cho gọi thiếp qua đó để yên bề gia
thất. Làm phận con đâu dám trái lời cha mẹ. Chẳng may giữa đường thình lình gặp
nạn, may được công tử giải nguy, nếu không trinh tiết, phẩm giá gìn giữ một đời
cũng đã bỏ đi rồi.
Nguyệt Nga vén màn,
nhìn Lục Vân Tiên, sửa soạn khăn áo và nói :
- Mời công tử hãy ngồi
tạm trước xe để cho tiện thiếp được lạy tạ tỏ lòng biết ơn người cứu nạn. Thiếp
chẳng biết làm thế nào cho phải. Giữa đường, thiếp chẳng có bạc vàng, gấm vóc.
May sao, đây cách Hà Khê cũng không xa lắm, xin chàng hãy theo thiếp về qua đó
để cho thiếp được dịp trả ơn chàng.
Lục Vân Tiên cười nói
:
- Nàng chớ bận tâm việc
đó. Ta làm ơn đâu phải để trông chờ người trả ơn. Là đấng nam nhi, thấy việc
nghĩa không làm thì đâu còn là nam tử nữa !
Vân Tiên nói xong,
cáo biệt hai nàng, để lại trong Nguyệt Nga niềm cảm kích sâu nặng.
Đề: Dựa vào văn bản Hoàng Lê nhất thống chí, Hồi thứ mười
bốn, kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm, em hãy đóng vai vua Quang Trung kể
lại chuyện đánh bại giặc Thanh xâm lược.
BÀI LÀM
Năm ta kéo quân ra Bắc
lần thứ hai để bắt Vũ Văn Nhậm, sợ thanh thế Tây Sơn, sau khi ta rút về Phú
Xuân, Lê Chiêu Thống hèn hạ sang cầu cứu triều đình Mãn Thanh. Giặc Thanh chỉ đợi
có thế, ồ ạt kéo sang, nhân cơ hội này muốn thôn tính nước ta làm quận, huyện.
Được tin, ta vô cùng căm giận. Ta căm lũ giặc tham tàn, độc ác ; giận lũ vua
quan bù nhìn bán rẻ đất nước. Lòng ta như lửa đốt, đứng ngồi không yên. Ta liền
bàn bạc với tướng sĩ định thân chinh cầm quân đi ngay. Nhưng lúc này lòng dân
chưa yên, ta đành nghe theo lời khuyên của quần thần, tế cáo trời đất, lên ngôi
hoàng đế rồi mới hạ lệnh xuất quân.
Xong xuôi mọi việc,
ta đại hội binh mã thuỷ bộ, sắp sẵn kế hoạch tiến đánh, mở cuộc duyệt binh, an ủi
và kêu gọi binh sĩ đoàn kết đánh đuổi giặc ngoại xâm, mở tiệc khao quân, chia
thành 5 đạo, thân hành cầm quân ra trận. Tối 30 tết lên đường, thời điểm mà
quân giặc chủ quan nhất. Ta hẹn chắc chắn với tướng sĩ là ngày mồng 7 tết sẽ dẫn
đại quân vào mở tiệc ăn mừng thắng lợi giữa kinh thành Thăng Long.
Quân ta ra đến sông
Gián, binh lính giặc trấn thủ ở đó tan vỡ. Toán quân Thanh đi do thám bị bắt sống
hết. Nửa đêm mồng 3 tết Kỉ Dậu (1789), quân tiến tới Hà Hồi, Thượng Phúc, lặng
lẽ vây kín thành, bắc loa gọi vào trong. Chỉ đến lúc đó, quân giặc mới biết, rụng
rời sợ hãi xin hàng, bao nhiêu lương thực khí giới đều bị quân ta tịch thu.
Mờ sáng mồng 5 tết,
quân tiến sát đồn Ngọc Hồi. Ta truyền lệnh lấy sáu chục tấm ván, cứ ghép liền 3
tấm làm một bức, bên ngoài lấy rơm dấp nước phủ kín, cứ mười người khiêng một bức
dàn thành trận chữ nhất.
Nhân gió bắc, quân
Thanh bèn dùng ống phun khói lửa ra để tiêu diệt quân ta nhưng không ngờ trời lại
đổi gió nam thiêu đốt lại bọn chúng. Quân Thanh chống cự không nổi, bỏ chạy tán
loạn, giẫm đạp lên nhau mà chết. Tướng giặc là Sầm Nghi Đống phải thắt cổ tự tử.
Lường trước rằng thế nào quân Thanh cũng tìm lối chạy trốn, ta bèn sai một toán
quân theo bờ đê Yên Duyên kéo lên, mở cờ gióng trống đánh nghi binh ở phía
đông. Quân Thanh tháochạy trông thấy lại càng hoảng sợ bèn tìm lối tắt theo đường
Vịnh Kiều. Ta lại cho quân đón đường, dồn giặc xuống đầm Mực, cho voi giày đạp
khiến quân giặc kinh hồn bạt vía, chết như ngả rạ. Giữa trưa hôm ấy, quân ta tới
thành Thăng Long. Tổng đốc Tôn Sĩ Nghị bấy giờ vẫn đang vui yến tiệc, nghe tin
cấp báo, sợ mất mật, không kịp mặc áo giáp bỏ chạy. Tướng sĩ chen chúc, giẫm đạp
lên nhau đến nỗi các cây cầu không chịu nổi đều bị đứt sập. Sông Nhị Hà vì thế
mà tắc nghẽn. Lê Chiêu Thống cũng hốt hoảng chạy trốn sang Trung Quốc.
Ta vô cùng sung sướng
vì đã trả được món nợ nước, rửa sạch vết nhơ nô lệ. Ta đường hoàng dẫn quân vào
kinh thành Thăng Long, mở tiệc khao quân mừng thắng lợi. Hôm ấy vẫn đang ngày mồng
5 Tết Kỉ Dậu.
Đề: Lão chợ Dầu – Chân dung nhân vật ông Hai (Làng – Kim
Lân) dưới con mắt bà chủ nhà.
BÀI LÀM
- Chết tiệt ! Lại
chuyện cái lão chợ Dầu, tớ là tớ xin các cậu. Lão nhặng xị lên mấy hôm nay rồi.
Hết hoa chân lại múa tay. Mệt phải biết ! Mà quả thật, lão chúa đời là khoẻ
nói.
- Chị cũng thông cảm
cái chứ ! Ngay đến em, em cũng còn mừng cho vợ chồng bác Hai nữa là đằng khác.
Thế mà em cứ tưởng cả làng ấy Việt gian.
- Tớ cũng cứ nói thế
thôi. Chứ bụng dạ tớ thế nào các cậu chả đi guốc ấy à ! Chả có người bảo tớ chỉ
được cái “khẩu xà tâm phật” là gì ? Mà đằng ấy có nghe không ? Tớ kể cho mà
nghe. Lão ấy mà hay ra trò đấy !
Nghe đâu, hồi ở làng
lão cùng là phụ lão cứu quốc, hèn chi học lõm được toàn những chuyện tản cư,
chuyện Tây khủng bố, chuyện Việt gian, thổ phỉ. Cả câu chuyện chính trị quân sự
nữa. Ta bố trí nó thế này, ta bố trí nó thế kia. Ta chính trị nó thế này, ta
chính trị nó thế khác. Lão nói gì nghe cũng có vẻ trơn tru, thành thạo mà thật
ra chẳng đâu vào với đâu cả. Tớ để ý đến có mấy bận mà lần nào cũng như lần
nào. Cứ vừa nhô đầu qua cái mái lá bên gian nhà bác Thứ là y như rằng lão hỏi
ngay : “Thế nào, hôm nay có gì không bác ?” Rồi chẳng đợi ai trả lời lão tuôn
ra một tràng toàn chuyện lượm lặt được ở đâu không rõ. Trông ra vẻ lắm. Tớ là tớ
chúa ghét. Nhưng dẫu sao tớ cũng theo cụ Hồ, theo kháng chiến, cũng thấy quí
đáo để cái tinh thần của lão. Mà các cậu phải thấy, trăm lần nghe không bằng một
lần thấy, khi lão kể chuyện cái làng của lão. Hai con mắt lão sáng lên, nét mặt
biến chuyển luôn. Lão say mê, háo hức lạ thường, trông đến là ngộ. Khỉ gió nhà
lão ! Lão cứ làm như làng lão là nhất ấy. Nào là phòng thông tin tuyên truyền
sáng sủa, rộng rãi nhất vùng. Nào là cái chòi phát thanh cao bằng ngọn tre. Nào
là nhà ngói san sát sầm uất như là ở tỉnh. Lại còn con đường toàn lát đá xanh từ
đầu làng đến cuối xóm nữa. Chuyện trên giời. Tớ có nghe nói lão là chúa khoe
làng từ xưa. Đi xây cái sinh phần ở làng của viên tổng đốc đến bị què cả chân
mà vẫn còn lên mặt với người bà con họ ngoại khi thấy cái bộ mặt lì sì giãn ra
vì kinh ngạc của người ta. Hô... hố... Nói ra thì lại sợ các cậu cười bảo tớ
hay để ý vặt. Lão vén quần lên đến tận bẹn, không ngoa.
Thao thao bất tuyệt một
mình trông đến ra đại ngố. Tớ cười đến phát đau ruột. Lão kể mình lão nghe. Được
cái bác Thứ thì vẫn vô tư lự ngủ tì tì. Người thì yếu như sên mà ngày nào cũng
ba bốn bận khoe những ngày khởi nghĩa dồn dầp ở làng, lão ra nhập phong trào từ
thời kì còn bóng tối. Tham gia tập quân sự,đắp những hố, những ụ, những giao
thông hào của làng. Huếnh hoáng chết đi được. Lão làm như trên đời chỉ có mình
lão là tinh thần kháng chiến ấy không bằng. Tớ đây xin nói thật lòng, tớ còn
tinh thần gấp vạn. Các cậu xem nhà tớ thì cũng có rộng là mấy vậy mà cũng đã cắt
ngang, xẻ dọc cho mấy nhà tản cư đấy chứ. Thôi nói cho sướng cái miệng vậy chứ
! Cái bụng tớ nó tốt. Dẫu sao thì tớ vẫn quí cái đằng nhà lão ấy. Cũng làm ăn tử
tế, cũng lương thiện, tinh thần kháng chiến cao, yêu làng, yêu nước đứng về
phía cụ Hồ, cứ thế là tớ quí. à, lão cũng tham gia lớp bình dân học vụ đấy. Nói
đố có ngoa, còn lâu mới bằng được tớ. Hình như lão chưa nhận được mặt chữ in
thì phải.
Lại nói về cái vụ
toàn là “sai sự mục đích” của lão. May mà không có thật. Không phải là tớ sợ
mang tiếng vì chứa chấp dân làng Việt gian. Vợ chồng lão cũng thật thà, lương
thiện cả thôi. Làng Việt gian là chuyện của làng Việt gian. Tớ cóc cần biết. Chỉ
hay người ta đi tản cư cũng là đang tham gia kháng chiến, là người mình cả.
Nhưng nói là nói vậy. Cũng biết là thế, nhưng tớ vẫn cứ thấy ưng ức. Cha mẹ
tiên sư nhà chúng nó. Đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương. Cái
giống Việt gian, bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát. Tớ tức lây sang lão. Sao
mà tớ ghét cái giống nhà chúng nó thế nhỉ ? Tớ chẳng biết cái bụng tớ có nghĩ
thế không, nhưng tớ thấy làm hả hê lắm khi mấy ngày liền lão chẳng dám vác mặt
ra ngoài đường. Hết cha con, vợ chồng lụng bụng những gì rồi lại đến ngồi trong
xó nhà, nghe ngóng. Tớ thấy thế là tớ ghét. Cái tính tớ nó thẳng. Sáng chiều bốn
buổi đi làm đồng về, kéo lê cái nạo cứ quèn quẹt dưới đất, nói bóng gió xa xôi
không được, tớ phải chơi thẳng nói ngọt cho vợ chồng lão dọn đi.
Nghĩ cũng tiêng tiếc
mà nhớ đáo để. Đằng nào thì cũng sống chung với nhau một thời gian mà. Tớ vừa
nói buổi sáng thì đến 3 giờ chiều, có một người đàn ông đến chơi nhà lão. Hình
như cũng ở làng chợ Dầu. Tớ nghe ngóng mãi không hiểu họ thì thầm cái cóc khô
gì mà lão khăn áo chỉnh tề ra đi đến sẩm tối mới về. Trông lão vui vẻ lạ. Kệ !
Chuyện của vợ chồng nhà lão tớ chẳng thèm quan tâm. Lão hoa chân múa tay lên,
lão đi hết chỗ này đến chỗ khác. Lão khoe cái gì ... hình như “toàn là sai sự mục
đích” cả. Làng chợ Dầu của lão không phải theo Việt gian. Ông chủ tịch làng lão
vừa lên cải chính. Cái mặt lão cứ hơn hớn. Lão đem chuyện kể với tớ ra chiều phởn
chí lắm. Cũng mừng cho lão !
Ấy ! Quả tình được sống
với những người như lão cũng vui đáo để đấy chứ ! Lão, thế mà yêu cách mạng,
yêu kháng chiến, trung thành với cụ Hồ, tinh thần chẳng kém tớ đâu. Nói lại bảo
tớ thế này thế nọ, chứ sau kháng chiến thành công, vợ chồng lão về làng cũ lại
chả nhớ phát khóc lên được ấy chứ. Khì ... khì ... ( Bùi Hồng Phượng )
Đề:Đóng vai bé Thu trong truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn
Quang Sáng và kể lại câu chuyện.
BÀI LÀM
- Bà ơi, đây là.... ?
Đứa cháu nhỏ nhắn của
tôi trong một lần về thăm quê với bố mẹ nó đã hỏi tôi như vậy.
- Đó là cái lược,
cháu ạ, một cái lược ngà.
Tôi âu yếm trả lời.
Nó ngước mắt nhìn tôi :
- Sao nó cũ vậy bà ?
- Trông nó cũ nhưng
nó là một kỉ vật vô giá, bởi nó là do cụ nội của cháu, là bố của bà, tặng cho
bà đấy.
Con bé nhìn tôi với vẻ
tò mò như đang chờ đón một câu chuyện cổ tích vậy.
... Cũng đã mấy chục
năm trôi qua rồi nhưng quá khứ vẫn in đậm trong lòng tôi như mới chỉ hôm qua mà
thôi.
Hồi tôi chưa đầy một
tuổi, ba tôi phải thoát li đi kháng chiến. Má tôi cũng đã mấy lần đi thăm ba
nhưng không mang tôi theo được. Vậy là ba chỉ thấy tôi qua tấm ảnh nhỏ và tôi
cũng chỉ thấy ba qua một tấm ảnh ba chụp với má. Ba trông thật đẹp và hiền. Năm
tám tuổi, một hôm tôi đang chơi ở chòi dưới bóng cây xoài trước nhà thì bỗng
nghe có tiếng gọi. Tôi quay lại. Đó là một người đàn ông với một vết thẹo dài
trên má. Đã thế, vết thẹo lại còn đỏ ửng lên, dần giật, trông thật đáng sợ. Người
đàn ông cứ đưa tay ra, chầm chậm bước về phía tôi, giọng lặp bặp run run :
- Ba đây con !
- Ba đây con !
Tôi ngỡ ngàng, tôi chẳng
hiểu gì cả, tôi nhìn người đi cạnh người đàn ông ấy dò hỏi ? ... Đây là ba tôi
sao. Không, không phải ! Ba tôi là người trong tấm ảnh kia cơ, ba tôi đẹp và hiền
chứ không như người đàn ông đáng sợ này. Ba tôi không có vết thẹo dài như vậy.
Bỗng chốc người đàn ông lạ mặt đó làm tôi liên tưởng đến những con ma, con quỷ
... tới tất cả những gì đáng sợ nhất. Tôi phải tìm má, má sẽ cứu tôi và đuổi
ông ta đi. Vậy là tôi chạy vụt vào nhà, la to : “ Má ! Má !” Còn ông ta đứng sững
lại, mằt tối sầm, ông ta không còn dám đưa tay về phía tôi nữa.
Má ra, tôi tưởng má sẽ
đuổi ông ta đi, thế mà má còn chạy lại ôm chầm người đàn ông đó, lại còn khóc,
lại còn bảo tôi “gọi ba đi con”. Không, đó không phải là ba tôi, ba tôi không hề
như thế. Ông ta dám mạo nhận là ba tôi, tôi ghét ông ta. Tôi nhất quyết không
và sẽ không bao giờ gọi ông ta là ba. Tôi tự hứa với lòng mình như thế.
Người đàn ông ấy ở
nhà tôi những ba ngày. Tôi càng tìm cách lẩn tránh thì ông ta lại càng vỗ về
tôi. Tôi ghét những hành động đó từ ông ta. Hẳn ông ta đang mong đợi tôi gọi
ông ta là “ba” đây mà. Không bao giờ, tôi chỉ gọi “ba” với ba của tôi thôi. Tới
giờ, má bảo tôi gọi “ba” vào ăn cơm, tôi không chịu.
- Thì má cứ kêu đi.
Má tôi nổi giận quơ
đũa bếp định đánh, tôi phải gọi nhưng chỉ nói trổng :
- Vô ăn cơm !
Ông ta vẫn ngồi im,
tôi lại nói vọng ra :
- Cơm chín rồi !
Thế mà ông ta cũng
không quay lại. Đã thế thì thôi. Tôi bực bội.
- Con kêu rồi mà người
ta không nghe.
Lúc ấy, ông ta quay lại
nhìn tôi vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. Ông ta cười thật hiền. Mặc kệ ông ta,
tôi vẫn thực hiện lời hứa của lòng mình.
Hôm sau, đang nấu cơm
thì má tôi chạy đi mua thức ăn. Má dặn có gì cần thì gọi “ba” giúp cho. Không,
không bao giờ. Có chết tôi cũng không thèm nhờ ông ta. Thế mà lại có chuyện. Nồi
cơm to quá, tôi không thể bắc xuống chắt nước được. Làm sao bây giờ. Tôi chợt
nghĩ tới người đàn ông đó. Nghĩ rằng ông ta thật ra thì cũng tốt đấy chứ, nhiều
lúc ông ta thật hiền. Tôi nhìn ông ta, tôi cũng muốn nhờ ông ta. Nhưng tôi
không thể gọi ông ta là ba được. Ông ta là người tốt nhưng vẫn không phải là ba
tôi. Tôi lại nói trổng :
- Cơm sôi rồi, chắt
nước giùm cái !
Bác Ba - người ta gọi
người đi cùng ông ta như vậy - bảo tôi :
- Cháu phải gọi “Ba
chắt nước giùm con”, phải nói như vậy.
Nhưng tôi không quan
tâm, lại kêu lên :
- Cơm sôi rồi, nhão
bây giờ
Ông ta cứ ngồi im.
Bác Ba doạ tôi :
- Cơm mà nhão, má
cháu về thế nào cũng bị đòn, sao cháu không gọi ba cháu. Cháu nói một tiếng
“ba” không được sao ?
Đúng vậy, tôi không
thể gọi người đàn ông ấy là “ba” được, bởi ông ấy không phải là ba tôi. Tiếng
“ba” ấy tôi chỉ giành cho ba tôi mà thôi. Cơm trong nồi cứ sôi lục bục. Làm thế
nào bây giờ ? Cả ông ta và bác Ba đều không muốn giúp tôi. ánh mắt tôi bắt gặp
chiếc vá. Đúng rồi. Tôi nhón gót lấy cái vá múc ra từng vá nước. Thật may quá.
Ông ta tưởng tôi phải chịu thua, tưởng tôi phải gọi ông ta là “ba” rồi sao,
không bao giờ đâu nhé.
Bữa cơm, ông ta gắp
cái trứng cá to vàng để vào chén tôi. Bình thường tôi rất thích ăn trứng cá.
Tôi soi vào chén. Giá như đây là của ba gắp cho mình thì hay quá. Tôi thầm nghĩ
vậy, nhưng tôi kịp nhận ra ông ta không phải là ba tôi. Tôi hất vội cái trứng
ra, cơm văng tung toé khắp mâm. Ông ta vung tay đánh tôi và hét lên :
- Sao mày cứng đầu vậy
hả ?
Tôi chợt nhận ra hành
động vừa rồi của mình thật vô lễ, tôi thật là hư đốn. Nhưng cũng vì tôi không
muốn nhận ông ta là ba. Nếu tôi nhận cái trứng đó có khác gì tôi nhận ông ta là
ba. Tôi không thể ngồi với ông ta nữa. Nếu còn ngồi có khi tôi còn có những
hành động vô lễ hơn cũng nên. Vả lại tôi không muốn ngồi cạnh ông ta. Tôi gắp lại
cái trứng cá vào chén, lặng lẽ đứng dậy, bước ra khỏi mâm. Xuống bến, tôi nhảy
xuống xuồng, mở lòi tói cố làm cho dây lòi tói khua rổn rảng, khua thật to, rồi
lấy dầm bơi qua sông. Tôi sang nhà ngoại. Tôi sẽ kể cho ngoại nghe về người đàn
ông đáng sợ ấy đáng ghét như thế nào. Tôi cảm thấy ức. Ông ta có quyền gì mà
đánh tôi cơ chứ. Nhưng tôi cố kìm nén để sang ngoại mới khóc. Tôi không muốn
khóc trước mặt ông ta, như vậy là tôi trở nên yếu đuối trước ông ta, tôi không
muốn điều đó. Má tôi có sang dỗ tôi về, nhưng tôi không về. Tôi không thích ở
bên cạnh ông ta thêm một chút nào nữa, tôi ghét ông ta. Có lẽ thấy tôi về cũng
sẽ làm cả nhà không vui nên má tôi cũng chẳng bắt. Đêm đó, ngoại hỏi tôi :
- Ba con, sao con
không nhận.
Tôi giẫy lên :
- Không phải
- Sao con biết là
không phải ? Ba con đi lâu, con quên rồi chứ gì !
Không, tôi chẳng bao
giờ quên ba cả, tôi luôn luôn nhớ đến ba. Những ngày ba đi, lúc nào tôi cũng
lôi ảnh ba ra xem. Làm sao tôi quên cơ chứ.
- Ba không giống cái hình
chụp với má.
Tôi bào chữa.
- Sao không giống, đi
lâu, ba con già hơn trước thôi.
Không, không phải vì
ba già mà tôi không nhận ra ba ...
- Cũng không phải
già, mặt ba con không có cái thẹo như vậy.
Tôi đành thú thật.
Ngoại cười lớn. Cái
cười làm tôi ngơ ngác và tò mò. Ngoại kể lại tội ác của mấy thằng Tây ở đồn.
Hoá ra vết thẹo ấy là ba tôi đi đánh Tây, Tây bắn bị thương. Bọn Tây độc ác.
Tôi chợt thấy thương ba thì cũng đến lúc ba đi rồi. Sáng hôm sau tôi bảo ngoại
đưa tôi về.
Mọi người đến đông
quá. Ba cũng đang phải tiếp khách. Má thì lo sửa soạn hành lí cho ba. Mọi người
ai cũng có việc của mình. Còn tôi, tôi cứ đứng lặng ở một góc. Tôi nhìn kĩ người
đàn ông tôi đã từng lạnh lùng, trốn tránh. Ngoài vết thẹo dài ra, tất thảy những
điểm trên gương mặt ông đều giống hình ba trong ảnh. Đó đúng là ba rồi. Vậy mà
mình lại làm ba buồn. Suốt bao nhiêu năm tôi chờ đợi ba, thế mà đến lúc ba đi
tôi mới nhận ra ba ... Ba ơi ... Trời, ba vác ba lô lên vai rồi ... Ba đã bắt
tay mọi người rồi ... Ba nhìn tôi ... Ba ơi ... Từ trong sâu thẳm, tiếng ba cứ
thúc dục tôi nhưng cứ đến miệng là nghẹn đắng. Ba sắp đi rồi. Không biết ba có
về không. Không, tôi phải giữ ba lại. Ba nhìn tôi bằng đôi mắt buồn rầu, khe khẽ
nói :
- Thôi ! Ba đi nghe
con !
Vậy là ba tha thứ cho
tôi. Ba vẫn nhận tôi là con. Ba thật hiền, tôi không thể mất ba thêm lần nữa :
- Ba ... a ... a ...
ba !
Tôi đã kêu thét lên
sau bao nhiêu sự đè nén. Tôi lao đến ôm chặt lấy ba. Tôi khóc :
- Ba ! Không cho ba
đi nữa ! Ba ở nhà với con !
Ba bế tôi lên. Vòng
tay ba thật ấm. Tôi hôn khắp mặt ba, hôn cả vết thẹo nữa. Cái gì của ba tôi
cũng quí. Tôi hôn tất cả như muốn xin lỗi tất cả, nhất là vết thẹo.
- Ba đi rồi ba về với
con.
- Không.
Tôi hét lên. Tôi sợ
ba khó giữ được lời hứa của mình. Tôi quắp chặt lấy người ba. Má tôi bảo :- Thu
! Để ba con đi. Thống nhất rồi ba con về.
Bà ngoại dỗ tôi :
- Cháu ngoại giỏi lắm
mà ! Cháu để ba cháu đi rồi ba sẽ mua về cho cháu một cây lược.
Tôi biết là tôi không
thể giữ ba lại được nữa, liền mếu máo :
- Ba về ! Ba mua cho
con một cây lược nghe ba. Nói vậy chứ tôi chẳng cần một cây lược làm gì. Tôi chỉ
cần ba mà thôi. Thế rồi ba đi.
Bao nhiêu năm qua đi,
một hôm, lúc ấy tôi khoảng mười tám, tôi nghe tin ba tôi tử trận. Tôi suy sụp,
tôi đã khóc rất nhiều. Nhưng tôi biết đó là điều khó có thể tránh khỏi. Tất cả
là vì chiến tranh, vì bọn giặc tàn bạo kia. Tôi nuôi chí căm thù và sau đó tôi
đi làm giao liên.
Một lần chặn địch tôi
đã gặp được bác Ba. Sau một vài lời làm quen, bác đã nhận ra tôi. Bác run run
đưa cho tôi cây lược ngà, bác đã thực hiện lời hứa với ba tôi. Lúc ấy tôi ngạc
nhiên và xúc động lắm. Tôi biết ba đã mất nhưng tôi không ngờ ba vẫn giữ lời hứa
với tôi - một cây lược. Tôi đón nhận cây lược ngà như đón nhận một kỉ vật. Đó
là tấm lòng của ba tôi, là tình phụ tử thiêng liêng. Bác Ba nói dối tôi rằng ba
tôi còn sống. Tôi biết bác sợ tôi buồn nên nói vậy. Lòng tôi đau thắt khi nhớ tới
ba.
Nhưng cuộc gặp gỡ chỉ
trong phút chốc rồi mỗi người lại đi mỗi ngả. Trước khi đi bác Ba chợt chào.
- Thôi, ba đi nghe
con.
Tôi giật mình, câu ấy
hơn mười năm về trước tôi đã được nghe. Giờ nó sống lại trong tôi. Một cảm giác
ấm áp lạ thường.
Sau ngày đất nước thống
nhất, tôi gặp lại bác Ba. Bác kể cho tôi về ba. Bác bảo ba từ khi làm được cây
lược cho tôi, lúc nào cũng lấy ra chải cho cây lược thêm bóng, và cho đỡ nhớ
tôi. Trước khi ra đi, ba không nói được gì. Nhưng ánh mắt của ba làm bác Ba hiểu
rằng cần phải mang cây lược cho tôi. Trước khi mất, ba vẫn nghĩ đến tôi. Mãi
mãi, tôi không bao giờ quên được ba.
... Bây giờ thì cháu
đã hiểu vì sao đó là một kỉ vật vô giá chưa. Tôi cười, cúi xuống hỏi đứa cháu
nhỏ.
- Dạ, cháu hiểu rồi ạ.
Giờ các cháu được sống
trong hoà bình, phải biết chăm lo học hành để làm cho ba mẹ vui lòng, nghe
chưa.
- Dạ !
Tôi nhìn xa xăm lên
bàn thờ, hình như ba đang nhìn tôi, cười mãn nguyện.
( Nguyễn Thanh Hà )