Thứ Năm, 25 tháng 1, 2024

PHẢI CHĂNG GIỚI TRẺ VIỆT ĐANG LẠM DỤNG CÔNG NGHỆ?

 

1. Mở bài.

- Trong thời đại công nghệ phát triển như vũ bão, các thiết bị công nghệ như điện thoại, máy tính,... đã trở nên phổ biến và không thể thiếu đối với tất cả mọi người, đặc biệt là giới trẻ.

- Nhưng hiện nay việc sử dụng không đúng cách, lạm dụng công nghệ đang là một vấn đề đáng báo động, đặc biệt là ở giới trẻ Việt Nam.

- Phải chăng giới trẻ Việt đang lạm dụng công nghệ?

2. Thân bài.

* Giải thích:

- Lạm dụng công nghệ là việc sử dụng công nghệ quá mức, không thể kiểm soát khiến cho người sử dụng bị phụ thuộc vào công nghệ.

=> Công nghệ là một công cụ hữu ích, nhưng nếu sử dụng không đúng cách, nó có thể trở thành con dao hai lưỡi.

* Biểu hiện:

- Hiện nay, giới trẻ Việt đang dành quá nhiều thời gian cho các thiết bị công nghệ: trung bình một người trẻ Việt Nam sử dụng điện thoại thông minh hơn 3 tiếng mỗi ngày chủ yếu lãng phí vào những việc vô bổ như lướt mạng xã hội, chơi game,...

- Nhiều bạn trẻ có thói quen sử dụng công nghệ trong mọi lúc, mọi nơi, kể cả khi đang học tập, làm việc, ăn uống,...

-  Nhiều bạn trẻ dễ bị ảnh hưởng bởi những thông tin tiêu cực này, dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực, thậm chí là hành vi lệch lạc.

* Nguyên nhân:

-  Bản thân giới trẻ:

+ Giới trẻ chưa ý thức được những tác hại của việc lạm dụng công nghệ, từ đó chưa có ý thức  thói quen sử dụng công nghệ một cách hợp lý, khoa học.

+ Áp lực học tập, công việc khiến giới trẻ dễ bị stress, mệt mỏi và tìm đến công nghệ như một cách để giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi.

-  Gia đình - Nhà trường::

+ Nhiều bậc phụ huynh hiện nay bận rộn với công việc, ít dành thời gian quan tâm, giáo dục con cái về tầm quan trọng của việc sử dụng công nghệ đúng cách, hiệu quả.

+ Nhà trường còn chú trọng kiến thức chưa chú trọng giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng sử dụng công nghệ cho học sinh

-  Xã hội:

+  Công nghệ ngày càng phát triển với tốc độ chóng mặt, mang đến cho con người nhiều tiện ích và lợi ích, mang đến cho giới trẻ nhiều trải nghiệm thú vị, hấp dẫn.

* Tác hại:

- Bản thân giới trẻ:

+ Lạm dụng công nghệ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về  mắt, tim mạch, tiểu đường,... có thể dẫn đến béo phì, các bệnh về xương khớp,... hay các vấn đề về tâm lý như trầm cảm, lo âu.

+ Dành quá nhiều thời gian cho các vô bổ như lướt mạng xã hội, chơi game,... mà quên đi việc học tập, làm việc, thiếu kỹ năng giao tiếp, mất kết nối với bạn bè, gia đình,… có thể dẫn đến tình trạng học tập, công việc sa sút, hiệu quả thấp.

+  Lạm dụng công nghệ có thể khiến giới trẻ bị ảnh hưởng bởi những thông tin tiêu cực trên mạng xã hội, tiếp xúc với những thông tin sai lệch, độc hại, gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý, nhận thức, phát triển nhân cách.

- Quan hệ gia đình – xã hội

+ Lạm dụng công nghệ có thể bị kích động, bạo lực khi tiếp xúc với các nội dung tiêu cực trên mạng xã hội... có thể dẫn đến các vấn đề xã hội như bạo lực, tội phạm,...

* Giải pháp:

- Bản thân giới trẻ:

+ Mỗi người trẻ cần nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng công nghệ một cách hợp lý, khoa học, cần sử dụng công nghệ một cách hiệu quả, tránh lãng phí thời gian.

+ Tạo môi trường sống lành mạnh, có nhiều hoạt động khác ngoài việc sử dụng công nghệ, ví dụ như tham gia các hoạt động thể thao, giải trí, giao lưu với bạn bè, người thân,...

- Gia đình - Nhà trường::

+  Cần giáo dục cho giới trẻ về tầm quan trọng của việc sử dụng công nghệ một cách hợp lý, khoa học.

+  Cần quy định thời gian sử dụng công nghệ cho giới trẻ, tránh để họ sử dụng quá nhiều.

- Nhà nước:

+ Cần tạo môi trường vui chơi, giải trí lành mạnh cho giới trẻ, giúp họ có nhiều lựa chọn hơn ngoài việc sử dụng công nghệ.

+  Cần có những biện pháp quản lý, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng công nghệ của người dân.

* Bài học hành động bản thân:

- Thiết lập giới hạn thời gian sử dụng công nghệ cho mình như không sử dụng điện thoại quá 2 tiếng ,máy tính quá 3 tiếng mỗi ngày,...

- Dành thời gian cho các hoạt động bên ngoài, kết nối với bạn bè, gia đình như tham gia các hoạt động thể thao, giải trí, giao lưu với bạn bè, người thân,... để phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần.

3. Kết bài.

- Việc sử dụng công nghệ một cách hợp lý, khoa học sẽ giúp chúng ta phát huy được những lợi ích của công nghệ, đồng thời hạn chế được những tác hại của việc lạm dụng công nghệ.

-  Giới trẻ cần học cách sử dụng công nghệ một cách hợp lý, khoa học để phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần.

 

 

 

PHẢI CHĂNG TRI THỨC LÀM NÊN GIÁ TRỊ CON NGƯỜI?

 

1. Mở bài.

- Trong cuộc sống, mỗi người đều có những giá trị riêng của mình.

- Để có thể vững bước trên con đường đời, khẳng định được giá trị bản thân, hành trang thiết yếu nhất mà mỗi người chúng ta đều phải có đó là tri thức.

- Phải chăng tri thức làm nên giá trị con người?

2. Thân bài.

* Giải thích:

- Tri thức là những hiểu biết của con người về mọi lĩnh vực trong đời sống được tích lũy qua quá trình học hỏi, rèn luyện, lao động.

- Giá trị con người là những phẩm chất, năng lực, đóng góp của mỗi cá nhân đối với xã hội.

- Một con người được coi là có giá trị khi chúng ta có sự cống hiến làm nên sự tốt đẹp, văn minh, phát triển cho cộng đồng.

- Những hiểu biết của con người ở mọi lĩnh vực trong cuộc sống sẽ giúp con người khẳng định được vị trí của mình trong cuộc đời.

=> Có thể nói tri thức là một yếu tố quan trọng, không thể thiếu trong việc định hình giá trị của con người.

* Biểu hiện:

- Tri thức bao gồm những kiến thức về khoa học, xã hội, văn hóa, nghệ thuật,...

- Người có tri thức có thể tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội,... đóng góp trí tuệ, sức lực của mình cho sự phát triển của đất nước, của cộng đồng.

- Trên thế giới, có rất nhiều tấm gương sáng về những người có tri thức và đạo đức cao đẹp. Ví dụ như Albert Einstein, Bác Hồ…

* Phân tích:

-  Vì sao nói tri thức làm nên giá trị con người?

+ Tri thức đóng vai trò vô cùng quan trọng và có tính quyết định đến việc thành công hay thất bại của con người.

+ Tri thức là một tài sản vô giá của con người. Có tri thức, con người mới có thể sống một cuộc đời ý nghĩa, có ích cho bản thân và cho xã hội.

-  Tri thức giúp ta điều gì để tạo dựng giá trị con người?

+ Tri thức là một con đường dẫn đến sự thành công của mỗi con người. Có tri thức, ta bản lĩnh hơn trước những tính huống không mong muốn xảy ra, từ đó bản lĩnh, tự tin tìm cách giải quyết., giúp họ có địa vị cao trong xã hội.

+ Tri thức giúp con người có hiểu biết sâu rộng, phong phú, có thêm những kinh nghiệm trong cuộc sống, có thêm nhiều kiến thức về văn hóa, nghệ thuật, giúp con người tận hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn hơn,

+ Tri thức giúp con người có chỗ đứng trong xã hội. Có tri thức, ta sẽ biết làm thế nào cho hợp lí với mọi tình huống trong cuộc sống, tự nâng cao khả năng giao tiếp, cải thiện các mối quan hệ, giúp ta được nhiều người yêu mến và kính trọng.

+ Tri thức cũng giúp con người rèn luyện đạo đức, hoàn thiện bản thân, để có lối sống phù hợp trở thành một người có nhân cách cao đẹp, có ích cho xã hội.

- Tri thức có phải yếu tố duy nhất làm nên giá trị con người?

+  Có thể nói rằng tri thức là một yếu tố quan trọng, nhưng không phải là yếu tố duy nhất quyết định giá trị của con người.

+ Tri thức chỉ thực sự làm nên giá trị của con người khi song hành với một nhân cách đẹp.

+ Một người có tri thức cao nhưng thiếu đạo đức, nhân cách, trí tuệ cảm xúc và kỹ năng sống thì không thể được coi là một người có giá trị cao.

* Phê phán:

- Tri thức phải gắn liền với thực tiễn, không đồng nhất bằng cấp với việc có tri thức.

- Vẫn còn nhiều con người chỉ biết học trong sách vở mà không biết vận dụng vào đời sống thực tế.

- Nhiều bạn trẻ, học sinhnhởn nhơ, bỏ phí thời gian tích lũy tri thức vào những việc vô bổ, để cuộc đời trôi qua hoài phí.

* Bài học:

- Nhận thức:

+ Muốn có được sức mạnh của tri thức con người cần không ngừng học tập, tích lũy kiến thức và vận dụng những điều đã học vào thực tiễn cuộc sống.

+ Chúng ta cần biết vận dụng tri thức vào việc tốt, không nên lợi dụng để làm việc xấu, lấy lợi cho bản thân.

- Hành động:

+ Rèn luyện các kỹ năng mềm hay kiến thức chuyên sâu môn học là chặng đường giúp các bạn học sinh chúng em chuẩn bị tốt nhất để có hành trang tốt trên con đường đi tìm thành công.

+ Trang bị cho bản thân đầy đủ tri thức bàng việc chủ động hộc tập, nghiên cứu, đọc sách, báo, tạp chí,...Tráng xa những trò vô bổ tốn thời gian, trách nhiệm với tương lai của chính mình.

+ Rèn luyện kỹ năng sống, nhân cách… qua việc tham gia các hoạt động thực tế, trải nghiệm, làm theo gương người tốt, việc tốt, tích cực tham gia các hoạt động xã hội,...

3. Kết bài.

- Mỗi người cần ý thức được tầm quan trọng của tri thức và những yếu tố khác quyết định giá trị của con người.

- Hãy nỗ lực trau dồi tri thức, rèn luyện đạo đức, nhân cách, … để trở thành người có giá trị, có ích cho xã hội.