(Trích Đời thay đổi khi chúng ta
thay đổi, Andrew Matthews, NXB Văn hóa Thông tin, 2018)
Nếu
có ai hỏi rằng khi tôi thành công hoặc đạt được điều gì đó tốt đẹp thứ tôi mong
chờ ở mọi người là gì thì tôi sẽ trả lời đó chính là lời khen ngợi. Mặc dù vậy,
lời khen cũng ẩn chứa nhiều ý nghĩa sâu xa mà chúng ta phải suy ngẫm và trăn trở.
- Lời khen là lời ca ngợi, biểu dương từ
người khác khi bản thân mình đạt được điều gì đó tốt đẹp hoặc cao cả. Là lời ngợi
ca, tán thưởng, khâm phục của mọi người dành cho một cá nhân nào đó. Nếu lời
khen xuất phát tự sự chân thành, nể phục của người khen và lời khen đó có ý
nghĩa tích cực, động viên và khẳng định việc tốt ta đã đạt được. Vì thế khen ngợi
không chỉ là nghệ thuật giao tiếp mà còn đem lại niềm vui cho người khác và làm
cho cuộc sống của chúng ta trở nên hạnh phúc hơn.
Thầy cô khen ngợi học sinh vì hoàn thành
nhiệm vụ được giao. Cha mẹ khen bạn khi bạn có nhiều tiến bộ trong học tập. Ta
nhận được một lời cảm ơn khi giúp một ai đó. Bạn nhớ cảm giác khi đọc một nhận
xét của giáo viên khen bài kiểm tra của mình không? Hay cảm giác khi nghe mẹ nói: "Con rất ngoan vì chiều nay đã chơi
cùng em để mẹ nấu cơm".Đó là cảm giấc lâng lâng thật khó tả. Ai
cũng mong muốn được khen ngợi và cảm thấy được đánh giá cao. Đó là một nhu cầu
rất thật của mỗi người.
“Hãy
bắt đầu bằng lời khen” – Câu nói nổi tiếng của ông vua thép Dale Carnegie
trong cuốn best seller đã được 15 triệu độc giả khắc cốt ghi tâm. Đó là một bí
quyết vô cùng đơn giản trong giao tiếp nhưng đem lại hiệu quả cao. Khen ngợi
không chỉ là nghệ thuật giao tiếp mà còn đem lại niềm vui cho người khác và làm
cho cuộc sống của chúng ta trở nên hạnh phúc hơn.
Sự khen ngợi đem đến cho con người động lực
không có gì có thể so sánh được. Chỉ cần một sự thừa nhận đơn giản về những cố
gắng mà ta đã bỏ ra cũng đem đến những cảm giác thỏa mãn lẫn tự hào. Một học
sinh sẽ cảm thấy phấn khởi nếu được bạn bè và thầy cô khen thưởng về những tiến
bộ trong học tập. Học sinh đã giỏi sẽ chăm chỉ để giỏi hơn, học sinh chưa giỏi
sẽ cố gắng hơn nữa để hoàn thiện bản thân nếu được khen ngợi và động viên đúng
cách. Đôi khi lời khen chân thành và đúng lúc còn là động lực để thay đổi cả một
cuộc đời.
Khen ngợi không phải sự tâng bốc, xu nịnh. Lời khen giả tạo sẽ gây ra chứng
"ảo tưởng"cho người được khen khiến họ không tiến bộ được, thậm chí
còn chủ quan, tự mãn dễ vấp ngã, thất bại. Lời khen phải xuất phát từ sự chân
thành, đúng lúc và đúng cách. Khen người khác có nghĩa là ta nhìn thấy những điểm
tốt, giúp họ tự tin vào bản thân. Và người được khen cũng sẽ tìm thấy những cái
hay của ta, nó làm con người xích lại gần nhau hơn, khiến cho những lời nói xấu,
chê bai không còn cơ hội tồn tại, giá trị tốt đẹp sẽ được nảy sinh, lan toả.
Trong cuộc sống, lời trách móc, chê bai,
nói xấu hay chỉ trích thì lại thốt ra rất dễ dàng, phát tán nhanh và rất dễ lây
lan. Người có hàng chục ưu điểm ít khi được nhắc đến, nhưng hễ người đó phạm phải
một sai lầm nào đó thì sẽ bị đem ra mổ xẻ, bới móc, chỉ trích và kết tội. Điều
này không chỉ làm mất đoàn kết trong tập thể mà còn làm mối quan hệ giữa người
và người ngày càng trở nên xấu đi. Điều này hoaafn toàn nên tránh.
Tâm lí con người rất thích được khen bởi vậy
mỗi người trong chúng ta không nên tiết kiệm lời khen nhưng cũng không nên lạm
dụng nó. Hãy học cách khen chân thành, đúng lúc, đúng chỗ và lắng nghe lời khen
có chọn lọc. Đó mới là cách sống của một người hiểu biết và thông minh.
Là một học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường,
mỗi chúng ta hãy biết tỉnh táo trước mọi lời khen. Chúng ta không nên quá khiêm
tốn cũng không nên tự kiêu trước lời khen mà mình nhận được mà hãy luôn trau dồi
bản thân để trở thành một công dân có ích cho xã hội.
Lời khen là
một phần không thể thiếu trong cuộc sống, là động lực để chúng ta đi tới những
thành công, là bài học để mỗi người trở nên trưởng thành, cứng cáp. Chúng ta
hãy sử dụng lời khen đúng lúc, đúng chỗ như một món quà mà cuộc sống ban tặng
cho con người.