Thứ Tư, 5 tháng 6, 2013

Hình ảnh thiên nhiên và con người lao động hiện lên trong bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá”của Huy Cận.


Nội dung cần phân tích :

*ý 1 Hình ảnh thiên nhiên
-Thiên nhiên ở đây là những sự vật cụ thể , là mặt trời , là sóng biển , là màn đêm
- Thiên nhiên biển khơi là những đêm trăng đẹp rực rỡ sắc màu như một bức tranh
- Thiên nhiên trong mắt nhìn của tác giả là hình ảnh từng đàn cá  quý tung tăng bơi lội
- Thiên nhiên là niềm tự hào , yêu mến của nhà thơ về sự giầu đẹp của thiên nhiên .
-  Thiên nhiên qua cách nhìn của nhà thơ lại càng trở lên đẹp hơn khi ánh bình minh lên trên biển cả .

*ý 2 :Hình ảnh con người lao động
- Hình ảnh những người lao động hiện lên trong bài thơ là hình ảnh những người dân  chài đang ra khơi đánh cá
- Hình ảnh người lao động hiện lên với vẻ đẹp quả cảm  .Mặc cho đêm tối , mặc cho gió khơi , đoàn thuyền của họ vẫn ra tận ngoài khơi xa để dò  lòng cá  trong lòng biển .
- cuộc sống đánh bắt cá của ngư dân giống như một trận chiến đấu với vũ khí là những tấm lới
- Tiếng hát của người lao động có khả năng kì diệu gọi cá vào lươí
- Miêu tả cụ thể việc kéo mẻ lưới của người lao động
- Vào lúc sao mờ , tức là lúc trời sắp sáng . Cuộc sống của họ càng trở lên khẩn trương . Họ như cùng chạy đua với thời gian



Bài làm
                    Huy Cận là nhà thơ nổi tiếng của phong trào thơ mới .Cảm hứng sáng tác của ông lúc đó thường viết về thiên nhiên và vũ trụ nhưng có nét phảng phất buồn .Sau cách mạng tháng tám , hồn thơ của Huy Cận rộng mở hoà nhịp với cuộc sống của nhân dân . Bằng những vần thơ rạo rực, tơi vui , “đoàn thuyền đánh cá ”là một trong những bài thơ tiêu biểu .Bài thơ được sáng tác năm 1958 là món quà của vùng mỏ Hòn Gai cho vào túi thơ của Huy cận . Bài thơ đã khắc hoạ thành công hình ảnh thiên nhiên và con người lao động với một cách nhìn mới .
           Quả thật khi đọc bài thơ , ngời đọc đều cảm nhận đợc nhà thơ đã khắc hoạ thành công hình ảnh thiên nhiên . Có thể nói , bài thơ là một bức tranh đẹp , rộng lớn , lộng lẫy kế tiếp nhau về thiên nhiên , biển khơi .
         Trước hết là hình ảnh thiên nhiên biển khơi lúc hoàng hôn .
                                  “Mặt trời xuống biển như hòn lửa
                                    Sóng đã cài then đêm sập cửa .”
       Thiên nhiên ở đây là những sự vật cụ thể , là mặt trời , là sóng biển , là màn đêm .Nhà thơ đã dùng biện pháp nghệ thuật so sánh “Mặt trời xuống biển ”được ví với “hòn lửa ”.Người đọc qua phép so sánh này mà hình dung thấy hình dạng tròn đầy và màu sắc rực đỏ của mặt trời .Màu  sắc rực đỏ ấy lấp lánh trong sắc xanh của biển biếc . Cả mặt biển lúc này ngời lên một vẻ đẹp tráng lệ kì vĩ .Tâm hồn trong thơ Huy Cận vẫn ấm nóng, tơi vui, chứ không hề buồn , hoang vắng như thơ của bà Huyện Thanh Quan , của Nguyễn Du . Không những vậy , nhà thơ còn liên tưởng vũ trụ lúc này là một ngôi nhà lớn có màn đêm là cánh cửa đang sập xuống còn sóng biển là then cài ngang .Phép nhân hoá trong câu thơ không chỉ làm cho lời thơ sinh động mà còn biểu đạt được thiên nhiên lúc này rất gần gũi với con người . Nó chẳng khác gì một ngôi nhà của những ngư dân vùng biển đang bước vào trạng thái nghỉ ngơi . Đây chính là cách nhìn mới của Huy Cận về thiên nhiên .
          Đọc tiếp bài thơ , ta còn thấy thiên nhiên biển khơi là những đêm trăng đẹp .
                           “Thuyền ta lái gió với buồm trăng
                            Lớt giữa mây cao với biển bằng .”
           Câu thơ đầy ắp những hình ảnh của thiên nhiên , đó là một không gian biển khơi mêng mông thoáng đạt , có  gío  lồng lộng thổi. có ánh sáng vằng vặc của vầng trăng . Từng đám mây trôi nhè nhẹ trên tầng không , có mặt biển biếc . Nhà thơ miêu tả bằng những hình ảnh thơ kì thú “Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long .” Qua ngòi bút của nhà thơ , màn đêm đưuợc nhân hoá trở thành một sinh thể sống . Nhưng thực chất đó là cảnh sáng trên mặt biển dập dềnh lúc lên cao , lúc xuống thấp rất sinh động .In xuống mặt biển lúc này là cả một bầu trời sao .Phép ẩn dụ khi miêu tả giúp cho người đọc hình dung , thấy mặt biển lúc này ngời sáng lấp lánh ánh vàng, ánh bạc của trăng , của sao. Mặt nước như hoà quyện trong nhau . Mặt biển trở lên lung linh , huyền ảo , dạt dào , sống động hẳn lên . Quả thật , cảnh thiên nhiên biển đêm rực rỡ sắc màu như một bức tranh .
          Thiên nhiên trong mắt nhìn của tác giả là hình ảnh từng đàn cá tung tăng bơi lội .
                                    “Cá nhụ cá chim cùng cá đé
                                     Cá song lấp lánh đuốc đen hồng
                                    Cài đuôi em quẫy trăng vàng choé ”.
         Với phép liệt kê , nhà thơ đã kể ra tên từng loại cá quý của biển Đông .Phải chăng thiên nhiên giầu có phong phú đang ban tặng những tài sản vô giá cho cuộc sống của con người . Ngòi bút của nhà thơ đã dừng lại để  miêu tả vẻ đẹp  loài cá song , những chấm đen hồng của loài cá lấp lánh trong làn nước biển khiến cho cử động của cá càng trở lên mềm mại  uyển chuyển giống như múa . Đuôi cá quẫy lên làm tung những giọt nớc lấp lánh ánh vàng của trăng , của sao . Nhà thơ đã cất lên tiếng gọi “em ”trìu mến dành cho  cá song  .ẩn sau những lời thơ ấy là niềm tự hào , yêu mến của nhà thơ về sự giầu đẹp của thiên nhiên .
                                        “Biển cho ta cá như lòng mẹ
                                          Nuôi lớn đời ta tự buổi nào ”.
         Bởi thế thiên nhiên qua cách nhìn của nhà thơ lại càng trở lên đẹp hơn khi ánh bình minh lên trên biển cả .
                                   “Mặt trời đội biển nhô màu mới
                                    Mắt cá huy hoàng muôn dặm khơi .”
        Thiên nhiên “đội biển” chính  xác , nhà thơ cho nguời đọc thấy rõ mặt trời đang từ từ nhô lên ở phía biển khơi . ánh hồng của nó lấp lánh  trong sắc xanh biển biếc . Cả mặt biển ngời lên ánh hồng tơi mới .ánh hồng ấy còn tràn xuống khoang thuyền , lấp lánh trong mắt cá .
Thiên nhiên không chỉ đẹp một vẻ đẹp rực rỡ mà còn biểu tượng cho cuộc sống ấm no , đủ đầy. Như vậy , bằng bút pháp lãng mạn đan xen với hiện thực , nhà thơ đã khắc hoạ thành công bức tranh về thiên nhiên nơi biển cả .Những hình ảnh thiên nhiên hiện ra vừa bình dị vừa đẹp tươi thơ mộng , giầu có ,với màu sắc rực rỡ .Qua đó ta thấy được sự quan  sát tinh tế , sự liên tưởng phong phú và tình yêu thiên nhiên tha thiết của tâm hồn thơ Huy Cận .
  Hình ảnh những người lao động hiện lên trong bài thơ là hình ảnh những người dân trài đang ra khơi đánh cá .Nhà thơ miêu tả họ với một niềm say mê khi bước vào công cuộc lao động ra khơi đánh cá . Dù là lúc mặt trời xuống biển , vũ trụ bước vào trạng thái nghỉ ngơi , đoàn thuyền của họ vẫn ra khơi đáng cá .
                         “Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
                          Câu hát căng buồm cùng gió khơi .”
          Từ “lại ”trong câu thơ cho ta biết rằng việc đánh cá của họ ở thời điểm này đã trở thành nếp lao động , là việc làm thường ngày .Cứ hoàng hôn buông xuống là họ lại ra khơi . Những  ngư dân này đã bất chấp thời gian lao động không ngưng nghỉ . Không những vậy , việc ra khơi của họ lại giống như một cuộc  xuất quân với tiếng hát cất cao .Phải chăng ,tiếng hát ấy là biểu hiện sự phấn khởi , hào hứng của người lao động khi được làm chủ biển khơi .Nhà thơ đã có cách viết rất độc đáo qua hình ảnh “câu hát căng buồm ”.Thực chất là gió biển khơi làm căng buồm nhưng cách miêu tả của nhà thơ đã làm cho tiếng hát của người lao động trở lên kì vĩ có sức mạnh làm căng buồm đẩy thuyền ra khơi .
     Đọc tiếp bài thơ , qua ngòi bút miêu tả của tác giả , hình ảnh người lao động hiện lên với vẻ đẹp quả cảm  .Mặc cho đêm tối , mặc cho gió khơi , đoàn thuyền của họ vẫn ra tận ngoài khơi xa để dò  lồng cá   trong lòng biển .
                                    “Ra tận rặm xa dò bụng biển
                                      Dàn đan thế trận lới vây răng ”.
         Với cách miêu tả chân thực , lấy những hình ảnh có thực trong cuộc sống đánh bắt cá , nhà thơ đã đã thể hiện cuộc sống đánh bắt cá của  ngư dân giống như một trận chiến đấu với vũ khí là những tấm lới . Đoàn thuyền toả ra tạo thành một thế trận để lùa vây đàn cá . Với sức khoẻ của cơ bắp và trí thông minh nhất định những người dân trài đã thu được mẻ cá bội thu .Bởi thế trong suốt buổi lao động tiếng hát của họ vẫn cất cao
                             “Ta hát bài ca gọi cá vào
                             Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao ”.
           Ta lại thấy tiếng hát của người lao động có khả năng kì diệu gọi cá vào lới . Tiếng hát ấy còn có trăng gõ nhịp , trăng còn vỗ vào mạn thuyền để cùng với con người xua cá vào lưới . Đó chính là bút pháp lãng mạn của nhà thơ khi miêu tả làm nổi bật vẻ thơ mộng của việc đánh cá đêm .
          Nhà thơ còn dừng lại để miêu tả cụ thể việc kéo mẻ lưới của người lao động
                                “Sao mờ kéo lới kịp trời sáng
                                 Ta kéo xoắn tay chùm cá nặng
                                 Vẩy bạc đuôi vàng loé rạng đông
                                  Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng ”.
           Câu thơ gợi cho ta  thấy mẻ lới của ngư dân vào lúc sao mờ , tức là lúc trời sắp sáng . Cuộc sống của họ càng trở lên khẩn trương . Họ như cùng chạy đua với thời gian .Có thể nói, những câu thơ trong những khổ thơ này là những câu thơ hay nhất để khắc hoạ hình ảnh người lao động . Người đọc có thể hình dung thấy cánh tay của người dân chài cứ rắn cuồn cuộn , tư thế choãi chân , vững chắc để kéo lên mẻ lưới nặng cá . “ta kéo xoắn tay chùm cá nặng ”khẳng định công việc kéo lưới là chùm cá nặng .Người đọc cũng cảm nhận được vẻ đẹp khoẻ khoắn , rắn rỏi , từng trải , nhuộm  nắng , nhuộm gió , nhuộm cả vị mặn của biển khơi được thể hiện qua những cánh tay kéo lới . Lúc lưới được kéo lên , khoang thuyền đầy ắp cá , lưới được xếp lại gọn gàng thì cũng là lúc bình minh lên , thuyền đánh cá đêm kết thúc . Đó chính là bút pháp lãng mạn của nhà thơ khi miêu tả làm nổi bật vẻ thơ mộng của việc đánh cá đêm

           Tóm lại, bài thơ có hai nguồn cảm hứng chính viết về thiên nhiên và con người lao động . Thiên nhiên hiện lên trong bài thơ vừa tơi đẹp ,rực rỡ sắc màu , vừa hoà với cuộc sống lao động của con người .Con người lao động hiện lên với sự say mê , náo nức , niềm vui, niềm phấn khởi khi được lao động làm giầu cho mình , cho quê hương . Qua đó ngưuời đọc cảm nhận được tình yêu thiên nhiên , niềm rung cảm trước cái đẹp của thiên nhiên và tình yêu cuộc sống , yêu con người của hồn thơ Huy Cận sau cách mạng