Thứ Tư, 5 tháng 6, 2013

Đề :Với “Ánh trăng ”nhà thơ nguyễn Duy muốn gửi gắm vào tác phẩm một lời nhắn nhủ .Hãy phân tích nội dung mà Nguyễn Duy muốn nhắn gửi


            Mỗi tác phẩm văn học là là chiếc cầu nối của nhà văn với bạn đọc .Thông qua tác phẩm văn học nhà văn muốn bày tỏ những suy nghĩ , cảm xúc , lời nhận xét đánh giá của mình với cuộc đời .Đồng thời cũng gửi gắm một điều gì đó đến với bạn đọc với mong muốn cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn .ở Nguyễn Duy cũng như vậy , với bài thơ “Ánh trăng”nhà thơ muốn gửi vào tác phẩm một lời nhắn nhủ
          Lời nhắn gửi của nhà thơ ở  trong tác phẩm mà người đọc cảm nhận được là về cách sống .Đó là hãy sống thuỷ chung , tình nghĩa với con người , quê hương và đất nước .
         Bởi lẽ bài thơ được viết năm 1978 lúc này đất nước ta đã hoàn toàn thống nhất được ba năm .Cuộc sống đã lùi vào dĩ vãng .Cuộc sống của mỗi người cũng như của toàn thể đất nước có nhiều đổi thay .Đời sống vật chất đầy đủ , tinh thần phong phú trong hoàn cảnh sống như vậy lòng người cungc dễ đổi khác .Từng là người lính tham gia chiến tranh chụi đựng những ngày gian khổ nay được sống trong hoà bình .Từ thực tế trải nghiệm của chính cuộc đời mình nhà thơ mới có dịp bày tỏ tình cảm  cuả mình .
         Lời nhắn nhủ của nhà thơ giống như một cây chuyện nhỏ với giọng điệu tâm tình .Đây là câu chuyện của chính nhà thơ .
           Lời thơ mở đầu như đưa người đọc trở về với quá khứ tuổi thơ của mình với một giọng kể nhỏ nhẹ
 “Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể ”.
Hai câu thơ mười tiếng gieo vần lưng “Đồng – sông ”kết hợp với từ “với ”được nhắc lại ba lần nhằm diễn tả tuổi thơ của mình được cảm nhận những điều kì  thú  của thiên nhiên .Từng được ngắm trăng trên  đông quê , trên dòng sông, trên bãi bể .Đó là một tuổi thơ gắn bó thân thiết với thiên  nhiên .
              Đến khi trở thành người lính , sống ở trong rừng vầng trăng lại thành  tri kỉ .Nhà thơ dùnng từ “tri kỉ” để nói tình cảm của mình với trăng.Điều đó có nghĩa là biết người như biết mình ..Bạn tri kỷ kà người bạn rất thân , rất hiểu mình .Như vậy trăng và người lính , với nhà thơ trong những năm tháng ở rừng thgời chiến tranh đã trở thành đôi bạn tri kỷ không thể rời xa nhau .Người chiến sĩ có thể nằm ngủ dưới trăng , đứng gác dưới trăng , trăng cùng chia sẻ những gian lao của cuộc đời người lính .Điều này đã được nhà thơ Chính Hữu thể hiện “đầu súng trăng treo ”Trăng đã cùng vui niềm vui thắng trận của người chiến sĩ .Rõ ràng tình cảm của người chiến sĩ và trăng là tình cảm keo sơn gắn bó ,tưởng như tình cảm đó gắn bó mãi mãi
“Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa ”
Nhà thơ đã dùng biện pháp nghệ thuật so sánh để làm nổi bật chất trần trụi hồn nhiên , mộc mạc, chan hoà với cỏ cây , sông nước của núi rừng người lính trong những năm tháng chiến tranh.Phải chăng đó là biểu hiện của tình yêu thiên nhiên trong tâm hồn người chiến sĩ .
            Đến khổ thơ thứ ba ta thấy giọng thơ như trầm lắng lại với nét trầm ngâm , suy tư khi kể tới
“Từ hồi về thành phố
quen ánh điện của gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường”
        Câu thơ mở đầu khắc hoạ cái thời điểm thay đổi của đời người .Đó là lúc về thành phố không còn những năm tháng gian nan của ngững ngày ở rừng .Câu thơ gợi ra cảnh phồn hoa nơi đô thị tập nập , đời sống của con người cũng bắt đầu thay đổi .Nhà thơ đã lấy 2 hình ảnh tiêu biểu nhất “ánh điện của gương”làm biểu tượng cho đời sống vật chất đầy đủ .ánh sáng của điện đã thay cho ánh sáng của trăng .Bởi thể mà lòng người lúc này cũng thay đổi .
“Vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường”
          Vẫn là vầng trăng xưa , bây giờ vầng trăng ấy lại đi qua ngõ .Phép nhân hoá trong câu thơ không chie làm cho lời thơ thên sinh động mà còn biến vầng trăng ấy giống như một con người vời hoàn cảnh rất gần gũi “qua ngõ” Thế nhưng người bạn ấy bây giờ đã thành người dưng tức là không hề quen biết .Hiện thực xa lạ không ai nhớ , cũng chẳng ai hay .Sự đổi thay này diễn ra trong lòng người lính .Anh đã quên đi người bạn năm xưa , người bạn đã từng chịu  chung gian khổ ở rừng, cùng gắn bó với anh tuổi ấu thơ. Giọng thơ thầm thì như lời trò chuyện .Anh đang trò chuyện với chính mình , suy nghĩ về việc mình đã thay đổi tình cảm quên đi vẻ đẹp của thiên nhiên,bình dị. Phải chăng , sự suy ngẫm này như một sự sám hối , tự trách mình .Sống trong hiện tại mà quên đi quá khứ , sống trong hoà bình có đầy đủ vật chất mà quên đi những ngày gian khổ .
           Nhưng nhà thơ không dừng lại ở đó mà còn sáng tạo ra một cuộc sống chân thật mà cũng rất quen thuộc xảy  ra ở đô thị đó là hệ thống đèn điện tắt cả một không gian phòng buyn-đinh tối om .Người chiến sĩ cũng giống như bao người khác vội bật tung cửa sổ , đột ngột thấy vầng trăng .Như vậy trăng xưa lại đến với người vẫn tròn vẫn đẹp và thuỷ  chung với mọi người .Người ngắm trăng và suy ngẫm bâng khuâng “Ngửa mặt lên nhìn mặt ”. Hai chữ “mặt ”trong một vần thơ , mặt trăng và mặt người đối diện nhau .Trăng chẳng nói chẳng trách nhưng tâm trạng của người lính có gì đó rưng rưng .Phải chăng đó là tâm trạng xúc động nghẹn ngào .Nước mắt như trực ứa ra .Bao kỉ niệm đẹp của một đời người đã ùa về trong tâm trí người chiến sĩ .
“như là đồng là bể
 như là sông là rừng ”
         Câu trúc của câu thơ sóng đôi kết hợp với phép tu từ so sánh , từ “là ”được nhắc lại bốn lần cho ta thấy ngòi bút của Nguyễn Duy thật tài hoa.Ông đã gợi ta được sự gắn bó chan hoà với thiên nhiên của người chiến sĩ trong quá khứ. Bởi lẽ nhớ tới đồng, tới sông , tới bể là nói tới thời ấu thơ , nói tới rừng là nói tới thời chiến tranh. Hai hình ảnh thơ này được lặp lại ở khổ thơ đầu .Như vậy vầng trăng trong đoạn thơ không chỉ là vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn là biểu tượng của quá khứ tình nghĩa .Vầng trăng ấy cứ tròn vành vạnh hay chính là quá khứ không thể đổi thay , vẫn thuỷ chung trọn vẹn , tỏa sáng không hề đòi hỏi một sự đền đáp nào .Chính sự bao dung độ lượng đã đủ làm cho ta “giật mình ”.Cái giật mình của người chiến sĩ ở đây phải chăng là sự bừng tỉnh của lương tri , tự nhận thấy mình đã thay đổi trong cách sống quên đi quá khứ , có điện thì quên trăng .Sống trong thời bình có cuộc sống vật chất đầy đủ thì quên đi những ngày tháng chiến tranh gian nan mà hào hùng .Quên đi những người đã từng gắn bó với mình , quên đi những người đã bỏ công sức , máu xương để tạo dựng lên cuộc sống hôm nay .Đằng sau cái giật mình ấy người đọc cảm nhận  được niềm ân hận day dứt của một con người đã nghiêm khắc nhìn thẳng vào mình để  nhận ra cái sai của mình
         Đọc bài thơ người đọc  đều cảm nhận thấy đây không chỉ là câu chuyện riêng của nhà thơ mà cũng là chuyện của mình .Từ câu chuyện ấy gợi ra cho người đọc sự suy ngẫm và liên tưởng tới cách sống của chính mình .Đừng vong ân bội ngghĩa mà phải sống ân tình thuỷ chung , phải tình ngghĩa sắc son với bạn bè , đồng chí và nhân dân .Không những vậy mỗi bản thân con người cũng đều tự rút ra cho mình một bài học :được hưởng cuộc sống hoà bình hôm nay phải nhớ tới công sức của biết bao thế hệ cha anh tạo dựng lên giang sơn gấm vóc này .Ta khôn lớn trưởng thành như ngày hôm nay phải biết nhớ tới công ơn của ông bà , cha mẹ , thày cô. Lịch sử đất nước ta được xây dựng suốt 4 nghìn năm .Có được ngày hôm nay phải nhớ về cội nguồn .
             Như vậy bài thơ đặt ra một vấn đề về cách sống ân tình, thuỷ chung , một đạo lý “uống nước nhớ nguồn ”.Bởi thế “Ánh trăng ” là một bài thơ hay .Nhà thơ tâm sự với bạn đọc những điều sâu kín nơi lòng mình nhưng cũng  là để gửi tới người đọc một bức thông điệp về cách sống đẹp trong hoàn cảnh đất nước hoà bình .